Một số cách giảm ngứa cho vùng da bị nấm da
Ngứa ngáy khiến người bị bệnh nấm da khó chịu. Có nhiều cách để giảm ngứa trong 15 phút để dễ ngủ và đỡ làm trầy, lở loét vùng nấm da hơn.
Giảm ngứa ngáy, khó chịu khi bị nấm da là điều mà ai cũng quan tâm. Bệnh nấm da gây ra những cơn ngứa lâm râm kéo dài làm mất ngủ, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
Nhưng dù ngứa ngáy thế nào, bạn chỉ nên dùng tay xoa xoa cho đỡ ngứa, bởi nếu dùng móng để gãi sẽ làm trầy vùng nấm da, gây nhiễm trùng và biến chứng rất khó trị, thậm chí tích mầm bệnh ẩn sâu hơn vào trong nữa. Có nhiều cách để giảm ngứa trong 15 phút để dễ ngủ và đỡ làm trầy, lở loét vùng nấm da hơn như:
1. Giảm ngứa cho vùng da bị nấm bằng kem đánh răng
Khi thoa một lớp kem đánh răng mỏng lên vùng nấm da đang bị ngứa, chỉ 10-15 phút sau là bạn sẽ thấy giảm ngứa một cách rõ rệt.
Tuy nhiên, kem đánh răng chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, chứ không dứt điểm hoàn toàn. Hàng ngày bạn có thể dùng 1-2 lần mà không gây tác dụng phụ, để qua đêm cũng không sao.
Giảm ngứa cho vùng da bị nấm bằng kem đánh răng – Ảnh Internet
2. Phèn chua và lá trầu giúp giảm ngứa do nấm da gây ra
Phèn chua làm bào mòn lớp da nhiễm nấm trên bề mặt, nhờ thế đỡ ngứa nhanh. Còn lá trầu giúp kích mẩn ngứa tiềm ẩn bên dưới da ra, nhờ thế điều trị triệt để cơn ngứa ngáy khó chịu.
Chuẩn bị:
- Sử dụng cục phèn chua nhỏ, tán nhuyễn ra.
- 3-10 lá trầu (số lượng tùy vào diện tích bị ngứa của bạn).
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và giã nát lá trầu ra, vắt lấy nước cốt.
- Trộn phèn chua đã tán nhuyễn với nước cốt lá trầu.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng nấm da bị ngứa, rồi lau cho khô.
- Sau đó thoa đều hỗn hợp lá trầu, phèn chua lên và mát xa 2-3 phút.
Hằng ngày chỉ cần thực hiện 2 lần, kiên trì 5 – 7 ngày là bạn hết hẳn cơn ngứa. Phụ nữ mang thai thì không bỏ phèn chua vào, mà thay vào đó là bỏ muối hột, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Video đang HOT
Giảm ngứa do bệnh nấm da bằng lá trầu không – Ảnh Internet
3. Giảm ngứa cho vùng da bị nấm bằng cách sử dụng lá trầu và bồ kết
Việc cần kích mẩn ngứa và tạo kháng thể điều trị nấm da là điều quan trọng hơn cả. Bệnh nấm da về cơ bản, gần như là có mầm bệnh ẩn, và những mẩn ngứa ẩn sâu bên dưới làn da. Phương pháp hiệu quả nhất là đun lá trầu với bồ kết pha với nước tắm. Bệnh nhân nên tắm đều đặn 2 lần/tuần để kích mầm bệnh ẩn ra, giảm ngứa.
Lá trầu và bồ kết có tác dụng giảm ngứa do nấm da gây ra – Ảnh Internet
Sau khi dứt cơn ngứa, và đã hoàn toàn khỏi bệnh, bạn vẫn nên tiếp tục sử dụng các biện pháp kể trên thêm 4 tuần. Đồng thời còn giúp bạn tránh bị viêm nhiễm, biến chứng và nhiễm trùng.
Ngoài việc sử dụng thuốc của bác sĩ, người bệnh cũng nên biết cách chăm sóc và vệ sinh da thật sạch trong suốt quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
- Sử dụng kem chống nấm, kem dưỡng da kết hợp với một vài loại thuốc corticosteroid để giảm ngứa.
Sử dụng kem chống nấm, kem dưỡng da kết hợp với một vài loại thuốc corticosteroid để giảm ngứa – Ảnh Internet
- Giữ cho da luôn khô và sạch sẽ bằng việc tắm hàng ngày và lau thật khô sau khi tắm.
- Sử dụng quần áo, tất vớ rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt.
- Thường xuyên vệ sinh khăn, tất, quần áo lót,… phơi thật khô dưới ánh nắng để diệt khuẩn.
- Không dùng chung khăn, quần áo, giày,… để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Người bệnh cũng nên chú ý chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình phục hồi da. Bạn nên kiêng đồ tanh, hải sản, tôm, cua, ốc, cá, bia, rượu, nước tăng lực, cà phê hoặc bất kỳ đồ uống nào gây ngứa.
Lưu ý, khi sử dụng bất cứ biện pháp nào giảm ngứa, bệnh nhân vẫn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc, bôi thuốc đầy đủ, đúng giờ, tránh tình trạng nhờn thuốc khiến thuốc không còn tác dụng và tình trạng bệnh càng lúc càng nghiêm trọng hơn.
Bỏ túi ngay 5 cách trị hôi chân vĩnh viễn chỉ bằng nguyên liệu tự nhiên
Mách bạn bỏ túi 5 cách trị hôi chân vĩnh viễn chỉ bằng nguyên liệu tự nhiên. Hãy thực hiện ngay để tự tin hơn nhé.
Bỏ túi 5 cách trị hôi chân vĩnh viễn chỉ bằng nguyên liệu tự nhiên. Ảnh minh họa.
Hôi chân xảy ra khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, khiến lòng bàn chân luôn trong trạng thái ẩm ướt và có mùi khó chịu. Tình trạng này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây ngứa ngáy và tổn thương da. Hôi chân không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu và mất tự tin trong hoạt động giao tiếp, sinh hoạt và làm việc.
Hôi chân kéo dài làm tăng nguy cơ ngứa ngáy, nấm da và nhiễm trùng. Ngoài ra tình trạng này còn khiến bạn mất tự tin và gặp nhiều bất lợi trong hoạt động thường ngày. Để giảm tình trạng này, bạn hãy thử áp dụng một số nguyên liệu tự nhiên trị hôi chân ở bài viết dưới này nhé.
Lá chè xanh
Nếu có da chân mỏng, nhạy cảm và thường bị trầy xước do mang giày cao gót, bạn có thể khử mùi hôi chân bằng lá chè xanh. Lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn và làm dịu niêm mạc. Ngoài ra, các hợp chất thực vật trong thảo dược này còn giúp làm mềm da, giảm ngứa ngáy và phục hồi các vết thương ở biểu bì.
Thực hiện:
- Đun sôi 1 nắm lá chè xanh với khoảng 1.5 lít nước.
- Đổ nước vào thau và cho thêm nước lạnh để nước ấm khoảng 50 độ C.
- Vệ sinh chân và ngâm trong nước chè xanh đến khi nước nguội hoàn toàn.
- Sau có thể chà rửa chân với nước chè xanh để khử mùi hôi hiệu quả.
Bạn nên áp dụng mẹo chữa hôi chân bằng lá chè xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài khả năng khử mùi, biện pháp này còn thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh và giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Phèn chua
Theo dân gian, phèn chua có vị chát, chua, với đặc tính sát trùng mạnh. Vì vậy dược liệu này thường được tận dụng để trị các bệnh về da như nấm, mụn nhọt và tăng tiết mồ hôi. Sử dụng phèn chua lên vùng da chân có thể giảm mùi khó chịu, hạn chế tuyến mồ hôi tăng tiết và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn.
Thực hiện:
- Nghiền nát 50g phèn chua, sau đó chia thành 2 phần và dùng vải gói lại.
- Đặt túi vải ở dưới lòng bàn chân và mang vớ vào để cố định.
- Nên thực hiện vào buổi tối và lấy túi vải ra vào sáng hôm sau.
Chỉ sau khoảng 3 - 4 lần áp dụng, bạn sẽ nhận thấy vùng da chân khô thoáng, ít mùi hôi và không còn hiện tượng ngứa ngáy khi mang giày bít.
Ngải cứu
Không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm, ngải cứu còn được tận dụng để chữa trị một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như chứng hôi chân. Tinh chất trong lá ngải cứu có tác dụng khử mùi hôi và làm mềm vùng da ở dưới lòng bàn chân. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm, sát trùng và giảm ngứa. Vì vậy có thể áp dụng cho một số trường hợp bị hôi chân do nấm móng hoặc nấm kẽ chân.
Thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm ngải cứu
- Sau đó đun sôi với 2 lít nước
- Đổ vào thau và thêm một ít nước lạnh vào sao cho nước có độ ấm vừa phải
- Vệ sinh chân và ngâm với nước trong khoảng 15 phút
Lá trầu
Cách trị hôi chân bằng lá trầu không là biện pháp từ y học cổ truyền. Biện pháp này tận dụng đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, giảm viêm và ngứa của lá trầu để cải thiện tình trạng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn chân.
Thực hiện:
- Rửa sạch 5 lá trầu không và để ráo.
- Giã nát lá trầu không và trộn với 1 thìa muối.
- Sau đó chà xát nhẹ nhàng lên da chân để khử mùi hôi.
Nếu có làn da mỏng và nhạy cảm, bạn có thể đun nước với lá trầu, sau đó ngâm chân để giảm mùi hôi và tránh làm xây xước da.
Củ cải trắng
Củ cải là thực phẩm tốt trong các loại rau. Ăn củ cải sống bổ sung nước cho cơ thể và có ích cho sức khỏe. Trong loại củ này chứa chất khử độc tự nhiên có tác dụng ức chế và khử bớt mùi hôi trên toàn cơ thể, đặc biệt là vùng nách và vùng chân.
Thực hiện:
- Rửa sạch một hoặc nửa củ cải trắng rồi để ráo nước.
- Sau đó cắt củ cải thành từng lát mỏng cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ.
- Sau khi đun to lửa trong vòng 3 phút, bạn vặn nhỏ lửa rồi tiếp tục đun trong khoảng 5 phút.
- Đổ nước và củ cải ra chậu, đợi nước nguội rồi tiến hành ngâm chân. Ngâm trong khoảng 10-15 phút, bạn nên cho thêm một chút muối trắng để có được hiệu quả tốt nhất.
Thực hiện thường xuyên hàng ngày trong tuần bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Các bạn hãy thử tham khảo ngay những bí quyết trên để chấm dứt tình trạng hôi chân khó chịu này này nhé. Chúc các bạn sớm thành công!
Thanh Mai
Nấm da vào mùa mưa: Hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh Vào mùa mưa, thời tiết nóng, ẩm thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Nấm da vào mùa mưa là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Dưới đây là những thông tin chung về căn bệnh này! Hiện nay, nước ta đang trong mùa mưa bão. Môi trường bị ô...