Một số bệnh lý tim mạch mà phụ nữ nếu mắc phải thì không nên mang thai
Mang thai và sinh con, đối với phụ nữ là 1 quá trình tự nhiên và bình thường. Tuy nhiên, với những phụ nữ có bệnh thì đó có thể là một bước cản lớn trong hành trình làm mẹ.
Trong số đó, tim mạch là bệnh lý không chỉ khiến thai phụ lo lắng mà cả chuyên gia y tế cũng hết sức thận trọng nếu gặp phải trong thai kì.
Quan điểm trước đây cho rằng, khi bạn bị bệnh tim thì không nên lấy chồng; nếu có lấy chồng, không nên mang thai; nếu có thai, không nên đẻ; nếu đẻ, không nên cho con bú… quan điểm này hoàn toàn không đúng. Vì đa số các bệnh tim hiện nay có thể được chữa một cách hiệu quả để trả người phụ nữ trở về cuộc sống bình thường. Với nhiều bệnh tim thể nhẹ (chiếm đa số), việc mang thai hầu như không ảnh hưởng nhiều đến người mẹ.
Một số trường hợp bệnh tim không nên mang thai
- Các bệnh tim mạch nói chung gây suy tim nặng mà chưa được chữa tốt hoặc không chữa được.
- Các bệnh tim bẩm sinh có tím chưa được chữa hoặc bệnh tim bẩm sinh đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng.
- Các bệnh van tim (hẹp hoặc hở van nặng) mà chưa được điều trị triệt để (nong van, phẫu thuật…).
- Các bệnh động mạch chủ (phình, giãn…) chưa được sửa chữa.
- Các rối loạn nhịp trầm trọng hoặc tăng huyết áp nặng chưa được khống chế tốt…
Tất cả những bệnh lý tim mạch nói trên khi người phụ nữ mắc phải nhưng chưa được khống chế tốt mà đã mang thai thì sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong cho cả người mẹ và thai nhi. Điều này có thể xẩy ra ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Hơn nữa khi người phụ nữ mắc những bệnh lý tim mạch nặng nề mà mang thai thì việc giữ thai để sinh cũng nguy hiểm mà việc đình chỉ thai nghén cũng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của việc mang thai đối với bệnh lý tim mạch
Khi mang thai cơ thể có hiện tượng tăng vọt và sớm về cung lượng tim trong 3 tháng đầu và một sự tăng lên chậm hơn về sau tới mức cực đại là 40% trên mức thường vào giữa thời kỳ có thai. Trong lúc chuyển dạ, cung lượng lại còn tăng lên cao hơn trong lúc có các cơn co tử cung, nhưng lại tụt xuống vào giữa các cơn co. Sau đẻ lại có hiện tượng tăng cung lượng khi máu trở về hệ tuần hoàn từ giường mao mạch ở bánh rau, từ chậu hông, và các chi dưới do hiện tượng chèn ép được giải phóng, vì tử cung đã trống.
Suy tim có thể xuất hiện từ từ trong khi có thai, vì nhu cầu tăng cung lượng tim đi kèm thể tích máu gia tăng. Suy tim cấp dưới hình thái phù phổi cấp có thể xẩy ra sớm trong khi có thai, khi thể tích máu bắt đầu tăng lên hoặcn khi thể tích này tăng lên dưới mức cực đại. Tuy nhiên suy tim cấp thường gặp phổ biến hơn do một sự thay đổi ngẫu nhiên nào đó. Thông thường có một hoàn cảnh nào đó gây ra nhịp tim nha quá mức 110lần/ phút và như vậy làm giảm thời kỳ tâm trương , tình trạng đầy máu thất trái và cung lượng tim. Hiện tượng này đến lượt nó lại dẫn đến tình trạng cản trở dòng máu trong phổi và phù phổi.
Ảnh hưởng của bệnh tim đối với thai nghén:
Người phụ nữ mắc bệnh lý tim mạch khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ đẻ non do việc giữ thai trong tử cung sẽ khiến sức khỏe người mẹ suy giảm nghiêm trọng, càng về cuối thai kỳ gánh nặng cho tim càng tăng lên. Chính vì thế có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sinh non hoặc các bác sĩ tiên lượng sức khỏe người mẹ và cần phải đưa ra quyết định phải đưa thai ra sớm hơn so với dự kiến sinh để bảo toàn tính mạng của người mẹ.
Bệnh tim mạch có thể làm thai kém phát triển trong tử cung do thai nhi lấy dinh dưỡng từ máu mẹ, do tim bị tổn thương, chức năng tim bị giảm và phải gắng sức khi mang thai làm cho lưu lượng máu đên thai nhi hạn chế. khiến lượng máu đến và đi kém hơn, việc mang dinh dưỡng và trao đổi chất cho thai nhi cũng bị suy giảm hơn so với những thai phụ khỏe mạnh.
Như vậy, không nhất thiết là những người phụ nữ bệnh tim tuyệt đối không được mang thai, chỉ những trường hợp bị bệnh nặng, hoặc những bệnh lý tim mạch đang tiến triển thì nhất định không được mang thai vì có thể khiến tính mạng của người phụ nữ gặp nguy hiểm. Những người phụ nữ mắc bệnh lý tim mạch nếu muốn mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, hoặc phải điều trị cho đến khi bệnh ổn định.
Theo CSTY
Khí hư màu xanh có mùi tanh là bệnh gì, chữa ra sao?
Tình trạng ra khí hư màu xanh có mùi tanh khiến chị em lúng túng, không biết cách xử lý. Vậy đây là dấu hiệu bệnh phụ khoa gì, đâu là cách điều trị hiệu quả nhất?
Khí hư màu xanh có mùi tanh - dấu hiệu bệnh phụ khoa
Hiện tượng ra khí hư màu xanh bốc mùi hôi là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nào?
Tình trạng huyết trắng bất thường, có mùi báo hiệu bệnh gì? Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng bất thường, khó chịu này.
Lê T.T (Hà Nội) có hỏi: "Em đang là sinh viên đại học, chưa từng quan hệ tình dục, từ sau khi đi học quân sự về không biết do nguồn nước thay đổi hay lý do gì mà em bị huyết trắng ra nhiều, khí hư bất thường. Lo nhất là thấy khí hư có màu xanh, kèm theo mùi tanh, khiến em phải dùng băng vệ sinh hàng ngày. Không biết em mắc phải bệnh gì và làm sao để hết. Em xin cảm ơn!"
Tương tự, độc giả Nguyễn Phương Loan (33 tuổi) hỏi : "Nửa tháng nay, vùng kín của tôi bỗng tiết ra dịch có màu xanh nhầy thành cục, ngửi qua thấy có mùi hôi. Do lúc nào cũng cảm giác ẩm ướt khó chịu nên tôi mệt mỏi vô cùng. Hiện tôi đang dùng dung dịch vệ sinh để rửa nhưng không thấy cải thiện. Liệu tôi có bị bệnh phụ khoa hay không và cách trị bệnh hiệu quả là gì? Rất mong được chuyên mục tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!"
Theo các chuyên gia, hiện tượng ra khí hư như vậy không phải là dấu hiệu sinh lý bình thường, nó cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
Viêm âm đạo: Khi trùng roi xâm nhập vào vùng kín, chúng sẽ khiến cơ thể tiết nhiều khí hư có màu xanh mùi tanh, vón cục kèm theo những cơn ngứa, sưng đau âm hộ, tiểu buốt, rát...
Viêm cổ tử cung: Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể gặp hiện tượng ra khí hư màu xanh mùi tanh khó chịu, cùng biểu hiện đau lưng, đau bụng dưới, tiểu khó thậm chí là chảy máu khi quan hệ.
Viêm vùng chậu: Gây ra hiện tượng ra khí hư màu xanh, màu vàng, trắng đục hay nâu tùy vào mức độ bệnh ở mỗi người. Nguyên nhân do buồng trứng, cổ bị cung bị tổn thương dẫn đến kích thích ra khí hư, khi bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây chảy máu tử cung
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục: Biểu hiện ra khí hư màu xanh mùi hôi tanh, kèm mủ hay lẫn máu gây đau vùng kín, đau bụng dưới, chảy máu khi quan hệ, mệt mỏi... có thể là dấu hiệu của bệnh lậu, Chlamydia, sùi mào gà...
Ra nhiều khí hư xanh bất thường, mùi hôi do bệnh về đường tình dụcKhí hư có màu kèm mùi hôi nguy hiểm như thế nào?
Các bệnh viêm nấm phụ khoa một khi tiến triển nặng mà không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Điển hình như:
Khiến chu kỳ kinh nguyệt không đềuViêm nấm lây lan sâu vào trong dẫn đến viêm cổ tử cung, buồng trứng.Tắc đường sinh sản, cản trở tinh trùng gặp trứng, tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn.Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể gây sảy thai, sinh non...Nguy cơ biến chứng thành ung thư đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra bệnh còn gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, suy giảm ham muốn tình dục, khiến hạnh phúc gia đình gặp vấn đề. Vì vậy, lời khuyên từ các bác sĩ phụ khoa đó là cần đến ngay cơ sở uy tín để chẩn đoán và điều trị.
Cách chữa khí hư có màu xanh kèm mùi tanh
Sử dụng thuốc đặt kiểm soát khí hư
Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho chị em theo từng giai đoạn.
Trường hợp khí hư có màu và mùi nhẹ:
Sử dụng kháng sinh là chủ yếu. Mục đích diệt nấm, viêm, trừ vi khuẩn qua các loại thuốc uống, thuốc đặt hay thuốc bôi.
Trường hợp bị viêm nhiễm nặng: Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các biện pháp ngoại khoa nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh.
* Lưu ý: Đối với bất cứ cách điều trị nào mọi người cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đủ liều lượng và không quên vệ sinh, thay đổi môi trường sống, làm việc khoa học nhằm hỗ trợ điều trị.
Như vậy, sau khi biết rõ khí hư màu xanh có mùi tanh là bệnh gì, chị em nên sớm thăm khám tại các cơ sở uy tín để có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.
Theo Soytebackan
Khí hư màu trắng sữa và những sự thật không phải ai cũng biết Khí hư màu trắng sữa là một trong những dấu hiệu bệnh phụ khoa (khoảng 90% nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh này). Nhưng cụ thể hơn, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư bất thường đó, báo hiệu bệnh gì, xử lý ra sao? Mời các bạn cùng tìm thông tin trong bài viết sau. Khổ...