Một quốc gia Đông Nam Á đã áp thuế VAT 10% với Amazon, Google, Netflix và Spotify
Netflix cho biết sẽ tuân thủ quy định mới này.
Văn phòng thuế Indonesia vừa đưa ra tuyên bố cho biết họ đã gán mã số thuế cho Amazon Web Services, Netflix, Spotify và các công ty con của Alphabet Google như Google Châu Á Thái Bình Dương, Google Ireland và Google LLC.
Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư thế giới với dân số gần 270 triệu người, đang trải qua sự bùng nổ trong nền kinh tế kỹ thuật số, dự kiến sẽ đạt 130 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng năm nay, dự kiến doanh thu nhà nước sẽ giảm 13% bởi ảnh hưởng đại dịch tới các hoạt động kinh doanh, cũng như việc chi gần 50 tyrUSSD cho cuộc chiến chống lại coronavirus. Theo dự báo thâm hụt ngân sách sẽ tăng gấp ba lần trong năm 2020. Đây được xem là lý do chính khiến quốc gia Đông Nam Á đưa ra quyết định kể trên.
Theo quy định mới, các công ty nước ngoài không thường trú bán các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số ở Indonesia có doanh thu ít nhất 600 triệu rupiah (khoảng 41,667 USD) mỗi năm hoặc tạo ra lưu lượng truy cập hàng năm ít nhất 12.000 người dùng sẽ phải trả 10% VAT trên doanh thu.
“Cơ quan thuế sẽ tiếp tục liên lạc với các doanh nghiệp có liên quan ở nước ngoài… số lượng công ty được áp dụng thuế VAT cho các sản phẩm kỹ thuật số có thể sẽ tăng lên”, Hestu Yoga Saksama, người phát ngôn của cơ quan này cho biết.
Video đang HOT
Một phát ngôn viên của Netflix nói với Reuters rằng công ty này sẽ tuân thủ quy định.
“Các chính phủ quyết định các quy tắc về thuế VAT và ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động, Netflix tôn trọng các quy tắc đó”, phát ngôn viên này cho biết.
Amazon Web Services, Google và Spotify chưa có phản hồi bình luận nào.
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra về Indonesia và các quốc gia khác để áp dụng hoặc xem xét Thuế dịch vụ kỹ thuật số, nhưng Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Muyani Indrawati cho biết động thái áp thuế VAT không phải là một phần của việc này.
Nếu cảm thấy đường truyền mạng chậm một cách bất thường, đây có thể là nguyên nhân
Kết nối mạng Internet và mạng di động toàn cầu bỗng chậm một cách bất thường thời gian gần đây có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Trong nhiều ngày vừa qua, cộng đồng mạng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng liên tục lên tiếng phàn nàn về chất lượng đường truyền Internet.
Nhiều người cho biết, kết nối mạng thường xuyên bị rớt, hoặc gặp phải tình trạng tín hiệu chập chờn dù sử dụng Wi-Fi tốc độ cao và cả mạng di động 3G/4G. Vậy nhưng, nguyên nhân do đâu mà tốc độ mạng lại chậm một cách bất thường?
Theo lý giải của Mashable, kết nối mạng Internet toàn cầu bỗng chậm một cách bất thường thời gian gần đây có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Kết nối mạng Internet toàn cầu bỗng chậm một cách bất thường thời gian gần đây có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, do lệnh phong toả hoặc hạn chế đi lại, người dân ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới phải ở nhà. Để tìm cách mau qua thời gian, hầu hết mọi người thường chọn cách xem phim, livestream, nghe nhạc trực tuyến,... từ đó dẫn đến việc băng thông bị quá tải.
Theo ghi nhận của Ookla, công ty chuyên về lĩnh vực mạng và cũng là chủ nhân của trang web kiểm tra tốc độ đường truyền Speedtest, kết nối mạng toàn cầu đã chậm đi đáng kể từ khi Covid-19 bùng phát. Trong đó, các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Malaysia, còn ở châu Âu là Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Đức.
Tốc độ kết nối 3G/4G tại nhiều nơi trên thế giới cũng đang giảm mạnh vì Covid-19.
Dựa theo bảng xếp hạng tháng 2 của Speedtest, tốc độ download qua kết nối Internet ở Việt Nam xếp thứ 65 với mức 42.8 Mb/giây. Với tốc độ thấp hơn mức trung bình của thế giới là 75.41 Mb/giây, tình trạng mạng chậm, thiếu ổn định diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với mạng 3G/4G dành cho thiết bị di động tại nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đức, Áo và Ý. Trong khi đó, tốc độ tải về qua kết nối mạng di động ở Việt Nam xếp thứ 56 với mức 33.23 Mb/giây.
Lưu lượng sử dụng Internet trên toàn cầu tăng mạnh kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Nhằm góp phần hạn chế hệ thống Internet bị quá tải, các công ty công nghệ như Google, Netflix, Amazon và Apple đã ra quyết định giảm chất lượng các dịch vụ phát video trực tuyến.
Sony cũng tuyên bố rằng họ sẽ giảm tốc độ tải xuống PlayStation ở khu vực Châu Âu. Và có vẻ như nhiều công ty, dịch vụ khác cũng sẽ có các hành động tương tự trên khắp thế giới.
Duy Huỳnh
Forbes: Đây là những ngành mà người lao động có thể được hưởng lợi từ khủng hoảng Covid-19 Trái ngược với tình hình đình đốn ở hầu hết các doanh nghiệp, vẫn có nhiều công ty đang "sốt sắng" tuyển dụng nhân sự. Đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và số lượng việc làm. Tuy nhiên, không phải tất cả đều mang ý nghĩa tiêu cực. Vẫn sẽ có các ngành, công ty và...