Một phường ở TP.HCM với hơn 39.000 dân nhưng không có bất kỳ trường tiểu học nào
Phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú không có trường tiểu học cả công lập và ngoài công lập, là nỗi trăn trở của lãnh đạo ngành giáo dục quận.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với huyện Bình Chánh, quận Bình Tân và quận 12 thì quận Tân Phú cũng là một trong những địa phương hàng năm có tốc độ gia tăng dân số cơ học cao. Đây cũng là địa phương có nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất, khu công nghiệp lớn, thu hút đông đảo công nhân khắp nơi về đây làm việc.
Chính vì vậy, mỗi năm, trước thềm năm học mới, nỗi trăn trở thiếu trường, lớp và giáo viên luôn đau đáu trong tâm tư, suy nghĩ của lãnh đạo ngành giáo dục của quận.
Phường Phú Thọ Hòa không có bất cứ trường tiểu học nào
Với tổng số dân toàn quận Tân Phú là hơn 484.000 người, dự kiến số học sinh trong độ tuổi đi học (từ mầm non đến trung học cơ sở) toàn quận trong năm học 2022 – 2023 sẽ là gần 93.700 em, tăng hơn khoảng 1.600 em so với năm học trước.
Toàn quận có 211 trường học của tất cả các loại hình, trong đó có 60 trường ngoài công lập, 97 nhóm lớp mầm non ngoài công lập và 54 trường công lập của các bậc học.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phan Sĩ Đạt – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú cho hay, ngành giáo dục quận đã tham mưu Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo các phường, trường thực hiện đúng theo nguyên tắc là đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân trên địa bàn quận.
Đặc biệt là đối với con em gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở mức độ 3.
Thế nhưng, ông Phan Sĩ Đạt nhìn nhận, công tác xây dựng trường lớp trên địa bàn quận vẫn chưa thể theo kịp với tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn quận, nhất là đối với bậc học tiểu học.
Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày trên địa bàn quận vẫn còn thấp. Cụ thể: bậc tiểu học chỉ có khoảng hơn 26% học sinh được học 2 buổi, trung học cơ sở chỉ có khoảng hơn 36,3% học sinh được học 2 buổi/ngày.
Video đang HOT
Ông Phan Sĩ Đạt – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Việc này chưa đảm bảo được kế hoạch dạy và học theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
Ngoài ra, phường Phú Thọ Hòa (hơn 39.000 người dân, đứng thứ 7 toàn quận về dân số) nhưng lại không có bất cứ trường tiểu học công lập, ngoài công lập nào.
Phường Hiệp Tân thì không có trường trung học cơ sở công lập, còn phường Phú Thạnh thì lại chưa có trường mầm non công lập.
Những phường khác có dân số cao như Tân Quý (67.000 dân), Tây Thạnh (64.000 dân) hay Sơn Kỳ (46.000 dân) cũng rất áp lực về mặt trường lớp.
Nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc đủ chỗ học cho con em người dân sinh sống trên địa bàn quận, ông Phan Sĩ Đạt nói rằng, quận phải áp dụng phương án là những nơi chưa có đủ trường thì phải chuyển sang học tại những địa phương, phường lân cận.
Tất cả các trường trên địa bàn quận đều có lớp được học 2 buổi/ngày, với sĩ số bình quân ở bậc tiểu học là khoảng 45 học sinh/lớp, trung học cơ sở là 42 học sinh/lớp.
Quận Tân Phú không có trường học nào có lớp học với sĩ số 60 học sinh/lớp.
Năm học 2022 – 2023, quận Tân Phú không có trường học mới nào được đưa vào sử dụng.
Trong kế hoạch trung hạn (5 năm tới), quận Tân Phú đã có 7 dự án, công trình xây trường học đã được thành phố duyệt kinh phí, chủ yếu vẫn là bậc học mầm non và tiểu học.
Gần một năm, 50 giáo viên quận Tân Phú nghỉ việc
Ông Phan Sĩ Đạt – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú thông tin, tính từ tháng 9/2021 đến hết tháng 7/2022, có tổng cộng 50 giáo viên từ bậc mầm non đến trung học cơ sở xin nghỉ việc.
Về lý do xin nghỉ việc, ông Phan Sĩ Đạt nói rằng, theo trình bày của giáo viên thì chủ yếu vẫn là lý do gia đình, chuyển công việc khác, theo gia đình đi nước ngoài hay về nhà kinh doanh theo gia đình.
Trong năm học 2022 – 2023, toàn quận thiếu 190 giáo viên, trong đó nhiều nhất vẫn là tiểu học (86 giáo viên), trung học cơ sở (80 giáo viên), còn lại là mầm non và trường chuyên biệt.
Hiện quận vẫn đang tiến hành thực hiện việc tuyển dụng viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục quận trong năm học sắp tới. Việc tuyển dụng phải đến cuối tháng 9 mới xong.
Theo ông Phan Sĩ Đạt, những bộ môn khó tuyển giáo viên vẫn là Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, cả ở bậc tiểu học lẫn trung học cơ sở.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú nhấn mạnh, chế độ lương, chính sách ưu đãi cho các thầy cô ở bộ môn này còn hạn chế, nên cũng khó thu hút các giáo viên theo dạy ở những bộ môn này.
Ngành giáo dục quận Tân Phú đều xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên hàng năm. Nếu không tuyển dụng đủ, hoặc chưa kịp khi năm học mới bắt đầu, các trường có thể lên kế hoạch mời giáo viên hợp đồng, hoặc thỉnh giảng từ các trường bạn.
Trước thềm năm học mới, năm học 2022 – 2023 sắp bắt đầu trong ít ngày nữa, ông Phan Sĩ Đạt chia sẻ, khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục quận là số trường tiểu học đáp ứng cho nhu cầu học sinh trên địa bàn quận Tân Phú còn nhiều khó khăn. T
Tỷ lệ học sinh ở bậc học này được học 2 buổi/ngày còn rất thấp, vẫn chưa được như mong muốn.
Trước tình hình này, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận sẽ tiếp tục tham mưu Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Quản lý dự án của quận cố gắng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trường học mới, sẽ chú ý và ưu tiên cho trường học của bậc tiểu học.
Đồng thời, sẽ tiến hành rà soát lại các trường học đã xây lâu năm, tiến hành đề xuất sửa chữa, mở rộng quy mô lớp học ở các trường
Quảng Trị: 30% trường tiểu học không có giáo viên môn Tin
Quảng Trị dự kiến điều động luân phiên giáo viên tiếng Anh và Tin học để tạm đáp ứng điều kiện dạy học theo chương trình phổ thông 2018.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, đến nay, toàn tỉnh hiện có 115/149 cơ sở giáo dục Tiểu học triển khai dạy môn Tin học với 112 giáo viên.
TS Lê Thị Hương - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị
Trên thực tế, vẫn còn tới 44 trường chưa có giáo viên bộ môn này. Trong khi đó, chỉ có 1739/2511 lớp đang dạy môn tiếng Anh theo Chương trình GDPT 2018.
Để đáp ứng yêu cầu dạy Ngoại ngữ và Tin học theo Chương trình GDPT 2018, Quảng Trị cần bổ sung thêm khoảng 347 giáo viên.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Lê Thị Hương - GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, bên cạnh khó khăn về giáo viên dạy học, điều kiện cơ sở vật chất để dạy học môn Tin học cũng khó khăn khi hiện chỉ có 170 phòng máy tính và vẫn còn 31 trường chưa có phòng máy tính hoặc có nhưng không đáp ứng đủ số lượng và điều kiện để dạy học.
"Để gỡ khó, đơn vị sẽ phối hợp cùng Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh, chỉ đạo các địa phương trên cơ sở biên chế được giao xây dựng kế hoạch tuyển dụng đủ giáo viên theo chỉ tiêu.
Trong đó, chú trọng tuyển đủ giáo viên tiếng Anh, Tin học cho cấp Tiểu học với mục tiêu không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên 2 môn này khi thực hiện Chương trình GDPT 2018", TS Lê Thị Hương chia sẻ.
Ngoài việc thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị đang gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ môn Tin học, đặc biệt là tại các trường miền núi
Cũng theo GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, trước mắt để "giải bài toán" thiếu hụt giáo viên, ngành giáo dục sẽ tham mưu, phối hợp với các cấp có thẩm quyền điều động luân phiên giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhất là giáo viên tiếng Anh và Tin học.
Đồng thời, điều động một số giáo viên tiếng Anh, Tin học ở cấp THCS dôi dư xuống dạy ở cấp Tiểu học, bố trí giáo viên dạy liên trường và hợp đồng giáo viên với một số trường còn thiếu nhưng chưa tuyển dụng được.
TPHCM: Trao tặng hơn 52.000 đầu sách cho 5 huyện ngoại thành Thực hiện chương trình trao tặng sách cho thư viện các trường tiểu học ngoại thành năm 2022, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Xuất bản Việt Nam sẽ trao tặng 52.560 đầu sách. Quang cảnh họp báo. (Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) Chiều 18/8, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất...