Một phụ nữ bị lừa 300 triệu đồng khi làm cộng tác viên thanh toán đơn hàng
Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ lừa đảo chiếm đoạt gần 300 triệu đồng từ hình thức tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng.
Theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cảnh báo của cơ quan công an, nhưng vẫn có người do thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng lừa đảo , chiếm đoạt tài sản từ hình thức tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng ảo. “Mồi nhử” mà bọn chúng đưa ra rất hấp dẫn như với mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10 đến 20%.
Ảnh: Công an TP. Hà Nội
Khi thanh toán các đơn hàng đầu có giá trị nhỏ, nạn nhân sẽ được hưởng hoa hồng, đến đơn hàng có giá trị cao, các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền. Nhiều người, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, sinh viên có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập đã sập bẫy của các đối tượng.
Video đang HOT
Một trường hợp cụ thể mới đây, vào ngày 23/8, Công an phường Thượng Thanh (Long Biên, Hà Nội) tiếp nhận đơn trình báo của chị Y. (SN 1989; trú tại: Long Biên, Hà Nội) về việc chị có lên mạng xã hội tìm việc làm online.
Sau đó chị nhận được lời mời làm cộng tác viên thanh toán các đơn hàng sẽ được hưởng tiền hoa hồng. Khi đến nhiệm vụ cuối, chị Y có nạp 300 triệu đồng thì không rút được tiền. Lúc này, chị Y mời biết mình bị lừa nên đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.
Để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.
Nếu phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
66% người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng
Hiện đã có 66% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng tương ứng khoảng 3,4 triệu tài khoản, cho thấy dư địa phát triển thanh toán không dùng tiền mặt rất lớn.
Bà Phạm Thị Hương Giang, Phụ trách Phát triển kinh doanh của Napas cho hay, dư địa phát triển thanh toán không dùng tiền mặt rất lớn.
Phát biểu tại sự kiện Không dùng tiền mặt năm 2022 và "Tọa đàm mở về chính sách, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt" ngày 21/7/2022, bà Phạm Thị Hương Giang, Phụ trách Phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho hay, dư địa phát triển thanh toán không dùng tiền mặt rất lớn.
Đại diện Napas đã nêu ra dư địa và các tiềm năng sẵn có về chính sách, hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để Việt Nam triển khai tốt các giải pháp thanh toán không tiền mặt. Đồng thời, đưa ra các dịch vụ thanh toán hiện đại và tối ưu nhất cho người dân như thẻ chip NAPAS, thanh toán bằng mã VietQR, thanh toán di động (mobile Payment), thanh toán bằng phụ kiện đeo tay...
Theo ghi nhận từ hệ thống của Napas, trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 94% về số lượng và 114,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó các hình thức thanh toán qua hệ thống điện tử liên ngân hàng, thanh toán thẻ chip, thanh toán trên internet; thanh toán qua di động, thanh toán qua mã QR và số lượng ví điện tử được kích hoạt... đều có sự tăng trưởng đáng kể.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước chỉ ra rằng, có 66% tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng (tương ứng khoảng 3,4 triệu tài khoản). Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã có 120 triệu thẻ ngân hàng và có 3 tổ chức được cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money.
Mobile Money cũng đạt hơn 1 triệu tài khoản, trong đó 60% tài khoản được mở tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
"Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thanh toán không tiền mặt cho doanh nghiệp và người dân, Napas đã phối hợp các ngân hàng phát hành thẻ chip nội địa theo tiêu chuẩn mới do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Đến nay, thị trường đã có bộ sản phẩm thẻ chip nội địa đầy đủ nhất gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ đa ứng dụng.
Thời gian qua, Napas đã nỗ lực hỗ trợ các ngân hàng thúc đẩy chuyển đổi thẻ chip cho người dân, đồng thời, mở rộng các tính năng, tiện ích giúp tăng trải nghiệm thanh toán nhanh, an toàn chỉ bằng 1 thao tác chạm thẻ của người dùng. Cụ thể, người dùng chỉ cần 1 chạm là có thể thanh toán khi tiêu dùng tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, du lịch hay thanh toán trong giao thông khi đi xe buýt điện Vinbus tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh...
Bên cạnh các giải pháp công nghệ, Napas đã phối hợp với các ngân hàng, đối tác liên tục triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến khích thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân", bà Phạm Thị Hương Giang nói.
Sự kiện Không dùng tiền mặt năm 2022 là năm thứ 3 được tổ chức với kỳ vọng sẽ thu được nhiều kết quả ấn tượng thông qua các chuỗi hoạt động để tuyên truyền, quảng bá về thanh toán không tiền mặt tại các điểm bán hàng, thanh toán điện tử, dịch vụ trung gian thanh toán.
Napas đang kỳ vọng sẽ góp phần tích cực cho hoạt động thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp; kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng GRDP của thành phố Hà Nội, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt, chống thất thu thuế.
Những điều cần biết khi mua trước trả sau tại CellphoneS Dịch vụ mua trước trả sau tại CellphoneS thông qua Kredivo đang được ngày càng nhiều khách hàng quan tâm. Chính nhờ ưu điểm chia nhỏ chi phí và rút ngắn được bước thanh toán mà phương thức này đang dần trở thành một trào lưu mới trong cộng đồng mua sắm trực tuyến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn...