Một phần năm giáo viên Mỹ phải làm nghề tay trái để kiếm sống
Mức lương nghề giáo thấp buộc nhiều người xin làm thêm ở cửa hàng quần áo, đồ ăn nhanh ngoài giờ giảng.
Education Week thông tin, khoảng một phần năm (18%) giáo viên công lập ở Mỹ làm nghề tay trái, theo phân tích mới từ dữ liệu liên bang. Một nửa số này có công việc thứ hai ngoài lĩnh vực giáo dục, chỉ 5% chọn dạy thêm hoặc gia sư bên ngoài khu học chánh, 4% có nghề tay trái không phải là giảng dạy nhưng vẫn liên quan lĩnh vực giáo dục.
Trên toàn quốc, giáo viên làm nghề tay trái kiếm trung bình 5.100 USD mỗi tháng để bổ sung vào thu nhập. Trong đó, những người làm thêm ở lĩnh vực phi giáo dục kiếm nhiều hơn khoảng 1.000 USD so với đồng nghiệp làm thêm ở lĩnh vực giáo dục, tức lần lượt trung bình tháng 5.500 USD và 4.500 USD.
Những con số này được lấy từ Khảo sát Giáo viên và Lãnh đạo trường học Toàn quốc (NTPS) năm 2015-2016, thực hiện bởi Bộ Giáo dục Mỹ. Từ bộ dữ liệu NTPS, Trung tâm Quốc gia về Thống kê Giáo dục (NCES) đã công bố định kỳ những phân tích mới có ý nghĩa quan trọng. Phân tích trước đây chỉ ra giáo viên dành trung bình 479 USD để mua đồ dùng trong lớp học và 55% cho biết không hài lòng với mức lương. Phân tích mới nhất về nghề tay trái như một bước làm sáng tỏ về cảm giác bất mãn của đội ngũ giảng dạy trên toàn quốc.
Giáo viên bang Oklahoma trong cuộc biểu tình tháng 4 cầm tấm biển đề dòng chữ “Nghề tay trái của tôi trả tiền cho tấm biển này”. Ảnh: Getty Images
Mùa xuân năm nay, hàng loạt nhà giáo dục ở sáu tiểu bang đã tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn, đình công và diễu hành trên khắp tuyến phố, tụ tập trước các tòa thị chính để phản đối mức lương thấp và việc cắt giảm ngân sách giáo dục.
“Làm một lúc hai việc và cố gắng duy trì sự cân bằng trong việc giảng dạy là rất khó, đặc biệt là khi bạn có gia đình”, Joe Reid, cựu giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở ở Hebron, bang Indiana cho biết.
Trong suốt 12 năm làm giáo viên, Reid dành phần lớn thời gian rảnh để làm thêm, từ trực tổng đài Best Buy, nấu ăn tại nhà hàng thức ăn nhanh Popeyes Louisiana Kitchen đến dạy kèm ở công ty tư nhân. Nhờ đó, anh kiếm thêm được đồng ra đồng vào để nuôi con, như trả phí tại trung tâm trông trẻ.
Ở bang Oklahoma, nơi các trường học buộc phải đóng cửa 9 ngày do biểu tình trong tháng 4 vừa qua, khá đông giáo viên có chung trải nghiệm làm nhiều việc cùng lúc. Kara Stoltenberg, giáo viên tiếng Anh trung học phổ thông ở thành phố Norman là nhân viên bán quần áo ở một cửa hàng ngoài giờ dạy. Theo cô, công việc thứ hai mà giáo viên đang phải làm chính là lý do họ cần được tăng lương. Bang Oklahoma nằm ở top cuối cả nước về mức lương giáo viên.
“Tôi nghĩ hầu hết chúng ta có thể sống ngày qua ngày, tháng qua tháng. Nhưng xét về khả năng tiết kiệm, hay khi chiếc xe của bạn gặp trục trặc, những chi phí phát sinh bắt đầu khiến bạn cảm thấy khổ sở”, Stoltenberg trả lời phỏng vấn báo chí hồi tháng 3.
Chật vật hơn nhiều ngành nghề khác
Phân tích dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, Dick Start, giáo sư kinh tế tại Đại học California, Santa Barbara phát hiện rằng giáo viên có khả năng làm thêm nghề tay trái cao hơn 30% so với người lao động ở ngành nghề khác.
“Có lẽ vấn đề lớn ở đây là tiền. Những gì chúng ta biết là giáo viên phải làm thêm nhiều hơn so với những người lao động cùng trình độ đại học, cùng bận rộn với công việc chính toàn thời gian”, ông nói.
Video đang HOT
Startz cũng nhận thấy giáo viên trung học có nhiều khả năng làm nghề tay trái hơn giáo viên tiểu học, và số giáo viên nam bươn chải bên ngoài trường học nhiều hơn giáo viên nữ.
Khác biệt còn được chỉ ra theo từng khu vực. Chẳng hạn, nhiều giáo viên ở vùng Đông Bắc và Trung Tây phải làm thêm nhiều hơn ở miền Nam và miền Tây. 11% giáo viên ở miền Trung Tây làm thêm trong lĩnh vực phi giáo dục, trong khi con số này ở miền Tây là 8%.
Ảnh hưởng tiêu cực từ nghề tay trái
Trong hơn ba thập niên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sam Houston (Texas) đã tiến hành cuộc khảo sát hai năm một lần trên các thành viên Hiệp hội Giáo viên bang Texas về công việc ngoài ngành.
Cuộc khảo sát này dựa trên cơ sở tự nguyện và không phải lúc nào cũng có kích thước mẫu lớn nên kết quả không đại diện cho toàn bộ giáo viên của bang. Tuy nhiên, Startz cho biết vẫn có những bài học rút ra được từ đó. Hai phát hiện chính của khảo sát là đa số giáo viên làm nghề tay trái đang cân nhắc bỏ nghề giáo, và giáo viên cảm nhận được việc làm thêm ảnh hưởng tiêu cực đến việc giảng dạy. “Tôi nghĩ đây là một mối lo ngại thực sự”, Startz nói.
Làm việc ngoài giờ dạy khiến bạn bị cắt giảm thời gian soạn giáo án, chấm điểm hay xao nhãng nhiều trách nhiệm khác, Joe Reid, cựu giáo viên ở bang Indiana nói.
Reid nghỉ việc ở trường vào cuối năm học vừa rồi. Hiện tại, dù không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục làm một công việc giảng dạy ở nơi khác, anh đang tập trung tìm kiếm những vị trí trả lương cao hơn. Anh muốn bỏ hẳn việc làm nghề tay trái để dành thời gian cho ba con.
“Tôi nhớ khi xin nghỉ ở cửa hàng gà rán Popeyes, tôi đã nghĩ, mình sẽ không bao giờ làm hai công việc cùng lúc nữa. Nhưng tôi đã sai”, anh kể lại trải nghiệm trong những năm làm nghề giáo.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Nữ cử nhân Kinh tế mê dạy tiếng Anh
Sau nhiều năm dạy học tại các trung tâm, Nguyễn Thanh Hương trở thành giáo viên tiếng Anh trực tuyến với hơn 55.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội.
Tốt nghiệp ngành Du lịch của ĐH Kinh tế quốc dân, song sau khi ra trường, Nguyễn Thanh Hương (Sơn Tây, Hà Nội) lại đi theo con đường sư phạm. Vốn là người yêu thích kinh tế nhưng những tháng ngày làm gia sư và dạy học tại các trung tâm đã khiến Hương gắn bó với nghề dạy học từ lúc nào không hay.
Đến nay, cô giáo sinh năm 1990 đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và ôn luyện tiếng Anh cho nhiều lứa tuổi. Nhìn lại quãng đường từ sinh viên ngành kinh tế đến giáo viên dạy tiếng Anh, Hương gọi đó là cái duyên, sự sắp đặt có ý nghĩa.
Một tuần "chiến tranh lạnh" để chọn trường thi Đại học
Bước vào giai đoạn cuối cấp 3, Thanh Hương được bố mẹ định hướng thi sư phạm để ra làm giáo viên với quan niệm: con gái học sư phạm vừa nhàn, vừa ổn định. Dù đây là một nghề cao quý nhưng trong suy nghĩ của cô bé 17 tuổi khi ấy, ước mơ trở thành một "business women" (nữ doanh nhân) hơn gấp bội.
Không ngần ngại, Hương đấu tranh với bố mẹ, đặt bút đăng ký ngành Du lịch - Đại học Kinh tế Quốc dân. Bố mẹ biết chuyện, không hài lòng, ra sức thuyết phục nhưng cô con gái không có ý định lay chuyển, mà thuyết phục ngược lại bố mẹ. Kết quả là hai bên "chiến tranh lạnh" suốt một tuần liền, cho đến khi, mẹ phải mở lời trước vì độ ngang bướng của cô.
Cuối cùng, Hương cũng thi đỗ đại học đúng nguyện vọng bản thân.
Hương cho biết, được làm việc mình yêu thích thì dù vất vả, bận rộn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi.
Cô sinh viên ham học và cái duyên với nghề sư phạm
Không giống như nhiều người còn mải ngủ quên trong chiến thắng đỗ đại học, Thanh Hương xác định ngay việc học là trên hết. Cô sinh viên năm nhất luôn sợ bị tụt lại phía sau nên lao vào học với suy nghĩ: các bạn đều rất giỏi. Tổng kết kỳ một năm nhất, Hương đứng thứ hai của lớp. Suốt những năm đại học, cô liên tục lọt top nhất nhì lớp, đạt học bổng mỗi kỳ.
Song song với việc học, ngay từ năm nhất, cô sinh viên nhận làm gia sư cho một số bạn nhỏ. Sang năm thứ hai, Hương và một vài bạn khác trong lớp được cô giáo giới thiệu tới trung tâm tiếng Anh để làm thêm. Đó cũng là bước đầu đến với nghề sư phạm của cô giáo trẻ.
Hương cho biết, khó khăn lớn khi dạy ở trung tâm là làm sao xây dựng hình ảnh của một giáo viên chỉn chu khi bản thân mới là sinh viên 19 tuổi. Học viên chủ yếu là những người đã đi làm, sinh viên năm 3, 4 nhưng may mắn, họ đều hợp tác và tạo điều kiện cho cô giáo trẻ. Hương gọi đó là cái duyên.
"Cảm giác mọi người cất tiếng đọc theo từng từ tiếng Anh khiến tôi rất hạnh phúc. Đó là sự tự hào, hãnh diện", cô bộc bạch.
4 năm đại học của Hương xoay quanh việc học trên trường và dạy ở trung tâm. Tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, Hương có cơ hội ở lại trường làm giảng viên nhưng cô từ chối.
Con đường trở thành giáo viên tiếng Anh trực tuyến
Ra trường, trong khi đang tìm kiếm một công việc đúng ngành đào tạo, Hương lại nhận được lời đề nghị ôn thi tiếng Anh cuối cấp cho con của người thân. Là người cả nể lại đang khá rảnh rỗi nên cô đồng ý. "Tôi luôn tâm niệm, bản thân đã chọn ngành Du lịch, được đào tạo bài bản như thế thì phải làm công việc theo đúng ngành. Nhưng sau thời gian dài thực tập tại các khách sạn, tôi lại thấy môi trường này không phù hợp với tính cách của mình. Ý định làm đúng nghề cũng dần mờ nhạt hơn", Hương chia sẻ.
Đúng lúc ấy, nhóm học sinh do cô nhận lời kèm cặp tại nhà đều đạt kết quả cao trong kỳ thi đại học năm đó. Các bạn tiếp tục đề nghị Hương bổ trợ kiến thức thêm, thậm chí còn gửi gắm cả em, bạn bè mình. Cứ như vậy, cô giáo trẻ cuốn vào vòng xoáy bên các học trò nhỏ. Cô cử nhân trường kinh tế ngày nào giờ đã quen với công việc của một giáo viên.
Đầu năm 2015, Thanh Hương tình cờ nhận được lời mời làm giáo viên từ hệ thống giáo dục trực tuyến Hocmai.vn. "Khi đó, tôi chỉ biết Hocmai là công ty cung cấp các dịch vụ về dạy online. Phần vì tò mò, phần vì muốn thử thách bản thân với môi trường mới nên tôi nhận lời", Hương cho biết.
Sau gần 3 năm dạy offline tại nhà, Nguyễn Thanh Hương quyết định đầu quân cho hệ thống giáo dục trực tuyến này vào tháng 3/2015. Hiện, cô có hơn 200 bài giảng trực tuyến mỗi năm.
Nói về lý do chọn Hocmai.vn, cô giáo 9x cho biết, đây là hệ thống giáo dục online đã có nền tảng trước đó. Sau tìm hiểu, cô nhận thấy chương trình học online tại đây khá logic, bám sát nhu cầu của học sinh. Mặt khác, các thầy cô giáo đều là những người có trình độ chuyên môn và cái tâm làm nghề, thậm chí là những người học vị học hàm tiến sĩ, giáo sư.
Cô Hương cũng đánh giá cao lợi ích mà phương pháp học trực tuyến đem lại như linh hoạt về thời gian, bài giảng, cách học. Học viên có thể xem đi xem lại nhiều lần bài giảng hay chọn lọc những tiết học cần thiết cho bản thân.
Hạnh phúc khi được nhiều học viên đón nhận
"Cái được lớn nhất tôi nhận lại từ khi làm ở môi trường này là tình cảm cô trò. Và tôi may mắn hơn nhiều thầy cô khác ở chỗ học sinh của tôi có ở nhiều nơi trên đất nước", Thanh Hương nói. Cô kể lại kỷ niệm đáng nhớ với cô học trò lớp 12 trong một lần vào Phú Yên du lịch cùng đồng nghiệp. Khi đang nghỉ tại khách sạn, cô nhận được cuộc gọi của lễ tân rằng có một bạn học sinh tới gặp. Điều này khiến cô rất bất ngờ vì thông tin của kỳ nghỉ vốn không hề công khai.
"Ngay khi vừa gặp, bạn học sinh đã xúc động trào nước mắt khiến tôi vừa cảm kích, vừa hoang mang. Bạn có tâm sự là học viên lớp tiếng Anh trên mạng của tôi. Muốn gặp tôi để cảm ơn vì đã truyền động lực khiến bạn yêu thêm môn tiếng Anh và cải thiện kết quả học tập những năm cấp 3. Với người giáo viên, đó là hạnh phúc lớn nhất", Hương nhấn mạnh.
Gắn bó với công việc dạy trực tuyến, nhiều khi bận rộn với lịch quay, soạn chương trình nhưng 9x chưa bao giờ nản lỏng. Cô cũng có những cách kết nối với học viên của mình qua mạng xã hội để tạo sự gần gũi với các em. Hiện trang cá nhân của Hương thu hút 56.451 người theo dõi cùng những status có cả nghìn lượt yêu thích.
Nguyễn Thanh Hương đang là giáo viên tiếng Anh trực tuyến của Hệ thống giáo dục Hocmai.vn.
Với những trải nghiệm của bản thân, Hương khuyến khích các bạn trẻ hãy thử thách chính mình, tìm ra điều phù hợp, công việc yêu thích, để có động lực sống và làm việc mỗi ngày. Cô cũng không quên nhắn nhủ các bạn học sinh cuối cấp 3 mạnh dạn lựa chọn con đường mình mong muốn, sẵn sàng đứng lên sau những vấp ngã để trưởng thành hơn.
Tới đây, cô sẽ tham gia chương trình chào đón tân sinh viên do Hocmai.vn tổ chức tại Văn miếu Quốc tử giám. "Đây là cơ hội để tôi gần gũi, thấu hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm với học trò của mình", Hương cho biết.
Huyền Anh
Theo Vnexpress
Lớp học không giảng đường, học phí Thay vì đi làm thêm hay tụ tập bạn bè ngày hè, nhiều bạn sinh viên tại Hà Nội đã chọn tham gia câu lạc bộ (CLB) Ngày mai tươi sáng. Đó là những gia sư miễn phí cho các em nhỏ ở Làng trẻ em SOS và những em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn quanh khu vực mình sinh sống....