Một nửa số dân Mỹ hiểu lầm về Ebola
Trong bối cảnh Ebola đang gây căng thẳng tại Mỹ, kết quả thăm dò cho thấy một nửa số công dân nước này có sự hiểu lầm tai hại về virus chết người này.
Khảo sát mới nhất do Kaiser Family Foundation thực hiện cho thấy 48% người dân Mỹ hiểu sai rằng virus Ebola có thể lây truyền ngay cả trước khi người bệnh có triệu chứng. Chỉ có 36% nói chính xác rằng Ebola chỉ có thể lan truyền bởi một người đã bị nhiễm và xuất hiện triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, 25% người Mỹ sai lầm khi nghĩ rằng Ebola có thể được truyền qua không khí. Có đến 37% nghĩ sai rằng Ebola có nguy cơ lây truyền qua việc bắt tay với một người chưa có triệu chứng.
Virus Ebola không truyền qua đường không khí. Ảnh: huffpost
Ebola lây nhiễm như thế nào?
“Ebola không lan truyền qua không khí như bệnh cúm. Bạn không thể lây nó thông qua tiếp xúc thông thường như đang ngồi cạnh ai đó trên xe buýt”, Tổng thống Obama cho biết cho biết.
Thực tế, Ebola chỉ lây lan qua tiếp xúc gần gũi với máu và các chất lỏng, dịch tiết của cơ thể người bệnh. Virus này không lây qua không khí, mặc dù nó có nguy cơ lan truyền khi tiếp xúc trực tiếp các giọt hắt hơi hoặc ho, khi dịch tiết dính vào miệng của người khác hoặc trên vết thương hở.
Hai y tá của Bệnh viện Presbyterian Dallas là Nina Phạm và Amber Vinson nhiễm virus Ebola vì họ đã tham gia chăm sóc bệnh nhân Ebola Thomas Eric Duncan khi ông ở giai đoạn đã nhiễm bệnh và có khả năng lây lan nhiều nhất.
Video đang HOT
Triệu chứng của Ebola là gì?
Ebola có triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu dữ dội, đau cơ và yếu, nôn mửa, chảy máu không rõ nguyên nhân hoặc bầm tím. Các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ khi nào từ 2 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc ban đầu với virus. Ngay sau khi một người nào đó hiển thị các triệu chứng, người đó được coi là nhiễm bệnh.
Bao nhiêu người đã chết vì Ebola?
Không có đủ thông tin chính xác để có thể thống kê được bao nhiêu người đã chết vì Ebola. Liên Hợp Quốc ước tính số người tử vong đến thời điểm này ở Tây Phi là hơn 4.500 trong tổng số hơn 8.900 người nhiễm bệnh.
Làm cách nào để bảo vệ mình an toàn trước Ebola?
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã có một số hướng dẫn cho những người phải đi du lịch đến các khu vực bị nhiễm Ebola:
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, thuốc rửa tay có chứa cồn.
- Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của những người có triệu chứng bệnh như sốt cao, nôn ói…
- Không tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể của người đã bị nhiễm bệnh.
- Không chạm vào cơ thể, vật dụng của một người đã chết vì Ebola.
- Tránh tiếp xúc với những con dơi và các loài linh trưởng, tránh ăn thịt rừng, thịt động vật sống.
- Không đến các bệnh viện ở Tây Phi, nơi bệnh nhân Ebola đang được điều trị.
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu sốt và có một trong các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, nôn mửa, đau dạ dày, hoặc bầm tím hoặc chảy máu không rõ nguyên nhân…
- Hạn chế tiếp xúc với người khác cho đến khi đi bác sĩ.
Lê Phương
Theo Silive
800 hành khách đi cùng máy bay với y tá nhiễm Ebola
Hãng hàng không Frontier Airlines, có các chuyến bay tiếp đón Amber Vinson, nữ y tá thứ hai vừa bị phát hiện nhiễm Ebola, cho biết có khoảng 800 hành khách đã sử dụng cùng máy bay với cô này.
Hãng hàng không Frontier Airlines đang nỗ lực xác minh các hành khách có nguy cơ nhiễm Ebola. Ảnh: AP
Frontier Airlines đang xác định danh tính của các hành khách cùng có mặt trên chiếc máy bay đưa Vinson đi hai chiều giữa Cleveland, Ohio và Dallas, Texas. Chiếc máy bay này được dùng trong 5 chặng bay khác sau đó, với tổng số khách lên đến gần 800 người, theo CNN.
Các quan chức ngành y tế cảnh báo Vinson có thể có triệu chứng của virus Ebola bốn ngày trước khi được phát hiện. Virus này có thể lây khi người bệnh bắt đầu có triệu chứng nhiễm.
Tiến sĩ Chris Braden làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn Dịch (CDC) hôm qua nói: "Chúng tôi xem xét khả năng Vinson có triệu chứng vào ngày 11/10. Nhưng chúng tôi cũng không loại trừ khả năng cô ấy bị sốt trước đó một ngày".
Ông Lawrence Vinson, chú của nữ y tá Amber, cho biết cô không bị sốt cho tới ngày 14/10, với thân nhiệt thấp hơn ngưỡng bị coi là nhiễm bệnh. Một quan chức liên bang nói với phóng viên CNN rằng Vinson có các triệu chứng đau mỏi khi cô ở Ohio. Tuy nhiên cô không bị tiêu chảy hay nôn khi ở bang này hay trên chuyến bay về Dallas.
Trung tâm CDC nhận định khả năng lây bệnh từ Vinson tới các hành khách khác, 132 người có mặt trên cùng chuyến bay từ Cleveland đến Dallas, là "rất thấp". Hiện hãng Frontier Airlines đang cách ly 6 thành viên phi hành đoàn có liên quan đến chuyến bay của Vinson.
Ngoài ra, 12 người khác ở Ohio, có tiếp xúc với Vinson, cũng được cách ly, theo quan chức ngành y tế địa phương Donna Skoda. 76 đồng nghiệp của Vinson, tham gia điều trị cho nạn nhân Ebola Duncan vừa qua đời, được yêu cầu thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể để kịp thời phát hiện các triệu chứng. Có 50 nhân viên tại Bệnh viện Texas Presbyterian, nơi điều trị cho Duncan, ký cam kết không đi lại cho tới khi được xác nhận là không nhiễm Ebola.
Amber Vinson hiện được chuyển đến điều trị tại bệnh viện Đại học Emory ở Atlanta. Vinson là người thứ hai bị nhiễm Ebola trên đất Mỹ, sau Nina Phạm, nữ y tá gốc Việt, khi họ cùng chăm sóc bệnh nhân Duncan. Y tá Phạm hiện đang trong "tình trạng tốt".
Khánh Lynh
Theo VNE
Sợ Ebola, hành khách Mỹ mặc áo mưa đợi máy bay Bức ảnh chụp một nữ hành khách mặc bộ quần áo đi mưa đợi chuyến tại sân bay Washington Dulles, Mỹ đang thu hút sự chú ý của dư luận, khi có tin y tá thứ hai người Mỹ nhiễm Ebola vẫn được lên máy bay khi đang bị sốt. Ông Thomas Duncan bay từ Liberia đến bang Texas vào tháng trước, sau...