Một nữ sinh xuất hiện trên sóng nhà đài bất ngờ gây “sốt”, nhan sắc được ví như “chị em thất lạc” với hot girl nổi tiếng
Nữ sinh Bách Khoa được dân tình sôi nổi tìm kiếm.
“Vẻ đẹp của tri thức là đây”;
“Vừa giỏi, vừa xinh”;
“Có ai thấy giống hot girl Sam không”…
Chỉ vừa xuất hiện trên sóng VTV trong chương trình Ánh sáng tri thức, nữ sinh có tên Hoàng Thu Trang, hiện đang học khoa Ngoại Ngữ, Đại học Bách khoa Hà Nội đã khiến nhiều diễn đàn mạng xã hội sôi nổi hẳn lên. Không ít anh chàng mạnh dạn đòi làm rể Bách Khoa bởi quá u mê nhan sắc cô nàng xinh đẹp này.
Theo đó, chẳng diện đồ cầu kỳ hay đầu tư trang điểm, nữ sinh Thu Trang gây ấn tượng với gương mặt sáng, mắt to, mũi cao, toát lên vẻ hiền lành, trong sáng, đầy thiện cảm. Cô thậm chí còn được ví có nhiều nét tương đồng với Sam – hot girl nổi tiếng một thời. Việc bất ngờ được nhiều người tìm kiếm, “soi info” chắc chắn là điều cô nàng chưa từng nghĩ tới. Trên trang cá nhân của mình, những bình luận xin được kết bạn làm quen tăng lên đột biến. Gái xinh quê ở Nghệ An tạm thời chưa có thêm bất kì tín hiệu nào.
Video đang HOT
Ở một diễn biến khác, vốn là một trường “thừa nam, thiếu nữ” do tính chất các ngành học thiên về kỹ thuật, các chàng trai sinh viên Đại học Bách khoa càng được dịp hãnh diện, nâng niu bóng hồng xinh đẹp này. Đó cũng là lý do khiến nhiều tài khoản đã mạnh dạn tuyên bố “bảo vệ gái làng”.
Cùng ngắm thêm loạt ảnh của gái xinh khiến nhiều anh em nhớ nhung nhé:
Tranh luận về luận án tiến sĩ nghiên cứu áo ngực ở Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận án tiến sĩ ngành Công nghệ dệt, may có tiêu đề "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của một nghiên cứu sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang khiến nhiều người tranh luận.
Luận án tiến sĩ ở Trường Đại học Bách Khoa về áo ngực. Ảnh: CMH
Theo thông tin đăng tải trên website của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, luận án trên là của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung. Hai người hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Nhật Trinh và PGS.TS Nguyễn Thị Lệ.
Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung hiện công tác tại Khoa Công nghệ may và thời trang, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
Theo đó, 8h30 ngày 12.10.2022 sẽ bảo vệ luận án tiến sĩ cấp trường cho nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung.
Bản đầy đủ của luận án dài 142 trang, trong luận án, tác giả nêu mục đích nghiên cứu là xác định các đặc trưng nhân trắc ngực ứng dụng phương pháp đo 3D không tiếp xúc, trích chọn các kích thước đặc trưng và phân nhóm ngực nữ làm tiền đề cho việc xác định ảnh hưởng của kích thước ngực tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực. Đồng thời góp phần xây dựng cơ sở thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất và lựa chọn áo ngực nữ phù hợp.
Xác định áp lực của áo ngực nữ lên cơ thể người mặc và độ tiện nghi áp lực của áo ngực.
Xác định ảnh hưởng của các kích thước ngực đặc trưng tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ, nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ.
Tác giả cũng nêu, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở khoa học trong việc thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế, sản xuất, đánh giá; nâng cao chất lượng áo ngực cho phụ nữ Việt nam nói chung và áo ngực cho nữ thanh niên, nữ sinh Bắc Việt Nam nói riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu của người mặc.
Hiện trên mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về đề tài nghiên cứu này. Ý kiến cho rằng, đề tài này chưa xứng tầm luận án tiến sĩ. Người khác lại cho rằng mỗi lĩnh vực nghiên cứu có đặc thù riêng, ngành dệt may thì nghiên cứu sinh nghiên cứu về áp ngực là chuyện bình thường.
Bản tóm tắt kết luận của luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" cụ thể như sau:
"Thiết lập được hệ thống đo đồng thời áp lực áo ngực lên cơ thể người mặc bằng cảm biến áp khí tại 8 vị trí đo, và đo áp lực áo ngực ở 3 trạng thái: tĩnh, động, tĩnh kết hợp động.
Xác định được các kích thước ngực nữ sinh Bắc Việt Nam đa dạng bằng phương pháp đo 3D không tiếp xúc trên hệ thống quét 3D đã thiết lập và phần mềm Geomagic Design X. Phân tích được mối quan hệ giữa các kích thước ngực. Xác định được các kích thước ngực đặc trưng và phân nhóm ngực nữ sinh ứng dụng các giải thuật PCA (Principal Component Analysis), RF (Random Forest) và LVQ (Learning Vector Quantization), góp phần xây dựng cơ sở lựa chọn các kích thước ngực cho các nghiên cứu về nhân trắc ngực và áp lực của áo ngực nữ.
Phân nhóm được ngực nữ sinh Bắc Việt Nam thành 3 nhóm: ngực nhỏ, ngực trung bình, ngực lớn, tương ứng với các hình dạng ngực phẳng, ngực hình nón và ngực tròn bằng cách ứng dụng giải thuật K-means clustering.
Xác định được ảnh hưởng của các kích thước đặc trưng của ngực nữ sinh tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ, mối quan hệ giữa các kích thước ngực đặc trưng với áp lực của áo ngực, với độ tiện nghi áp lực, giữa áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến với kỹ thuật BMA (Bayesian Model Averaging) trên phần mềm R".
Mỗi môn 9,5 điểm vẫn rớt đại học, vì sao? Năm nay, nhiều ngành đại học gần như thí sinh phải đạt điểm tuyệt đối cả 3 môn mới trúng tuyển, nhất là các ngành tuyển tổ hợp văn - sử - địa. Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2022 tại Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: B.K. 29,95 là mức điểm chuẩn cao...