Một nhóm kỹ sư Mỹ muốn cải tiến máy hút sữa bà bầu thành máy thở phục vụ bệnh nhân COVID-19
Máy hút sữa đã có sẵn một lợi thế. Nó có thể được vệ sinh vô trùng, và có giá khá rẻ so với các thiết bị y tế thông thường khác.
Máy thở là một thiết bị hỗ trợ sự sống cực kỳ quan trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay. Tuy nhiên, với hơn 1,6 triệu bệnh nhân nhiễm virus corona trên toàn thế giới ở thời điểm này, chúng ta đang bị thiếu máy thở.
Thực tế khiến chúng ta phải sáng tạo. Trong khi nhiều hãng sản xuất ô tô như Tesla và Ford tuyên bố sẽ tinh chỉnh dây chuyền của họ để có thể làm ra những cỗ máy y tế, Dyson, một hãng sản xuất đồ gia dụng như máy hút bụi và máy sấy nghĩ rằng công nghệ mô tơ độc quyền của họ cũng có thể giúp đỡ.
Bây giờ, dòng chảy sáng tạo tiếp tục chảy đến Đại học Maryland, ở đó có một nhóm kỹ sư nghĩ rằng họ có thể cải tiến những cỗ máy hút sữa của bà bầu thành máy thở. Bởi bản thân các máy hút sữa đã đảm bảo nguyên tắc vô trùng trong y sinh, nó rõ ràng là một ứng cử viên sáng giá.
Các kỹ sư tại Maryland nói rằng họ chỉ cần tìm cách đảo ngược luồng khí, thay vì tạo ra khoảng chân không để hút sữa ra, thì bây giờ sẽ đẩy khí ngược lại vào phổi cho bệnh nhân COVID-19.
Quá trình cải tiến một cỗ máy hút sữa thành máy thở chỉ mất 4 tiếng đồng hồ, và một cỗ máy thở đó chỉ có giá khoảng 300 USD, rẻ hơn rất nhiều so với những cỗ máy thở hiện đang có giá hàng ngàn thậm chí chục ngàn USD.
Video đang HOT
Ý tưởng cải tiến máy hút sữa thành máy thở được đưa ra bởi nhóm gồm 4 kỹ sư tại TechPort, một vườn ươm công nghệ được thành lập bởi Đại học Maryland. Brandi Gerstner, một trong bốn người nói rằng họ có ý tưởng này khi nghĩ về cơ chế hoạt động tương tự giữa máy thở và máy hút sữa, nó đều có các mô tơ để tạo luồng không khí.
Điều khác biệt chỉ là chiều không khí được tạo ra. Máy hút sữa sẽ hút không khí từ ống bơm ra ngoài để tạo khoảng chân không. Trong khi đó, máy thở sẽ bơm không khí ngược lại để tạo áp lực dương bên trong phổi.
Vào tháng 3, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã ban hành một văn bản cho phép tinh chỉnh các thiết bị y tế tạo áp lực dương thành máy thở trong trường hợp khẩn cấp của đại dịch COVID-19.
Điều này có nghĩa là các máy hút sữa sẽ được ưu tiên hơn máy hút bụi hoặc sấy tóc trong tình huống này. Các kỹ sư bây giờ phải làm việc với các chuyên gia về phổi để thiết kế bảng mạch gắn với các cảm biến để điều phối luồng không khí ra vào.
Không giống như bạn nghĩ, máy thở không phải là một cỗ máy bơm không khí đơn giản. Nó cần phải chạy tự động theo nhu cầu hô hấp của bệnh nhân. Các máy thở phải đảm bảo nồng độ oxy và áp lực không khí mà nó tạo ra bên trong phổi phù hợp với bệnh trạng của người bệnh. Và đó là những chức năng cải tiến cần thêm vào bên trong một cỗ máy hút sữa.
Mặc dù vậy, máy hút sữa đã có sẵn một lợi thế. Nó có thể được vệ sinh vô trùng, và có giá khá rẻ so với các thiết bị y tế thông thường khác. Các kỹ sư tại Maryland cho biết họ có thể tạo ra những cỗ máy thở có giá chỉ 300 USD từ máy hút sữa. Và quá trình sản xuất này chỉ mất 4 tiếng đồng hồ.
Để hiện thực hóa ý tưởng, họ đã lập một trang Facebook để quảng bá dự án, đồng thời nhận quyên góp máy hút sữa và bảng mạch Arduino. Nhưng lúc này, các kỹ sư cho biết họ chỉ nhận những máy hút sữa được sản xuất bởi hãng Spectra.
Dĩ nhiên, chiếc máy thở cải tiến từ máy hút sữa vẫn cần phải được thử nghiệm trong mô phỏng sinh học, rồi đến bệnh nhân thực, sau đó mới nộp lên FDA để xin cấp phép sử dụng trong bệnh viện. Nghĩa là sẽ phải mất một khoảng thời gian nữa trước khi bạn có thể nhìn thấy một thiết bị như vậy cứu sống bệnh nhân COVID-19.
Nhưng trong tình huống khẩn cấp của đại dịch, FDA cho biết họ sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính xuống mức nhanh nhất có thể, chỉ cần các cỗ máy thở đảm bảo được các nguyên tắc an toàn và hiệu quả của FDA, chúng sẽ được tận dụng.
ZKnight
Bkav sản xuất máy thở xâm nhập điều trị bệnh nhân COVID-19
Ông Nguyễn Tử Quảng - CEO Tập đoàn Công nghệ Bkav cho biết, đơn vị đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân Covid-19.
"Dịch bệnh Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, không ai có thể đứng yên. Ngay từ khi có tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, chúng tôi đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án này", ông Quảng chia sẻ trên trang cá nhân ngày 11/4.
Công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ) sau đó đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB 560 của họ cho các nhà sản xuất khác để cung cấp cho thế giới chung tay chống dịch. Và, Bkav bắt tay nghiên cứu sản xuất loại máy thở này.
Máy thở PB 560 của Medtronic. (Ảnh: New 8 Plus)
Máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở. "Là thiết bị sống còn giúp các bác sĩ và bệnh nhân nặng chống chọi với Covid-19. Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm phải dùng đến máy thở, do đó thế giới đang thiếu nặng nề các thiết bị này", ông Quảng chia sẻ.
Cũng theo người đứng đầu Bkav, vào giữa tháng 5 đơn vị sẽ sản xuất xong máy mẫu đầu tiên, để có thể xin cấp phép sản xuất hàng loạt từ Bộ Y tế.
"Bkav cũng đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone. Hơn 9.000 công nhân và bốn nhà máy trong hệ thống của chúng tôi đã sẵn sàng", ông Quảng nói.
Trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, cùng với các nhà sản xuất nội địa khác, CEO Bkav bày tỏ lòng tin Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở, thậm chí còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác.
Máy thở PB 560 được giới thiệu vào năm 2010, bán tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chiếc máy được đánh giá nhỏ, gọn, nhẹ và là thiết bị y tế cực kỳ quan trọng, dễ dàng di chuyển, lắp đặt tại nhiều điều kiện khác nhau.
Đặc biệt, nó thể được sử dụng trong môi trường lâm sàng và tại nhà; hỗ trợ đường thở cho cả người lớn và trẻ em.
Anh Thư
Phát triển bộ chia máy thở bằng công nghệ in 3D Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học John Hopkins, Mỹ đã nghiên cứu phát triển bộ chia máy thở bằng công nghệ in 3D. Việc chia máy thở không phải là vấn đề mới nhưng thách thức là thao tác này phải đảm bảo ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chéo và đáp ứng đúng nhu cầu của từng bệnh nhân....