Một nhà máy Volkswagen dừng sản xuất xe động cơ đốt trong
Nhà máy thuộc sở hữu của Volkswagen tại thành phố Zwickau đã xuất xưởng chiếc xe động cơ đốt trong cuối cùng để chuyển hẳn sang xe điện.
Ngày 26/6, nhà máy Zwickau-Mosel hoàn toàn dừng sản xuất ôtô động cơ đốt trong sau lịch sử 116 năm hoạt động. Xe cuối cùng của dòng sản phẩm này lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất là một chiếc Golf R Estate thế hệ thứ bảy, trang bị động cơ xăng 2 lít và sơn màu trắng ngọc trai.
“Từ hôm nay, chỉ các mẫu xe điện của Volkswagen và trong tương lai, sẽ là các thương hiệu con Audi và Seat được sản xuất ở Swickau”, thông báo cho biết.
Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng đối với nhà máy mở cửa hoạt động từ năm 1904 và là nơi hơn 6 triệu chiếc Volkswagen động cơ đốt trong đã xuất xưởng kể từ 1990. Nhà máy Zwickau cũng đánh dấu lần đầu tiên một hãng chuyển từ sản xuất dòng xe động cơ đốt trong sang xe điện hoàn toàn.
Xe điện Volkswagen ID.3 tại nhà máy Zwickau-Mosel. Ảnh: Volkswagen
Video đang HOT
Cũng vì lý do trên, sự dịch chuyển không thể tức thời, với một “giai đoạn chuyển đổi” mất nhiều tuần trong mùa hè này, đồng thời là một chương trình xác định năng lực và chuyên môn đối với tất cả 8.000 nhân viên của nhà máy với khoảng 20.500 ngày huấn luyện.
Khi hoàn thành, nhà máy dự kiến bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện đầu tiên vào cuối năm nay, gồm Volkswagen ID.4 và có thể là một chiếc SUV của thương hiệu con Audi. ID.4 sẽ là một đối thủ mới của Tesla Model Y.
Reinhard de Vries, giám đốc công nghệ và logistics tại Volkswagen Sachsen cho biết, sản lượng mục tiêu ở Zwickau là 330.000 xe trong năm tới.
Sự thay đổi ở Zwickau là một phần kế hoạch chi khoảng 67 tỷ USD trong vài năm tới của Volkswagen khi chuyển sang sản xuất xe điện số lượng lớn, với dự kiến xuất xưởng 75 mẫu xe điện bên cạnh khoảng 60 mẫu hybrid.
Các mẫu xe điện của Volkswagen phát triển dựa trên kết cấu MEB (Modular Electric Toolkit). Sản phẩm đầu tiên của MEB là Volkswagen ID.3 với bản tiêu chuẩn giá khoảng 33.000 USD dự kiến bán tại châu Âu tháng 9 tới.
Ngành ôtô châu Âu đối mặt khủng hoảng chưa từng có
Các hãng xe đang trải qua khủng hoảng tồi tệ khi phải giảm sản lượng, đóng cửa các hoạt động bán lẻ do ảnh hưởng của Covid-19.
Số xe mới đăng ký lao dốc trong ít tuần qua khi lệnh phong tỏa được ban hành. Pháp cho biết, mức giảm là 72% so với cùng kỳ tháng 3/2019. Tây Ban Nha công bố con số giảm 69%.
Tại Thụy Điển, lượng đăng ký xe con chỉ giảm 8,6% trong tháng 3, do số xe bán ra phần lớn đã được người dân đặt mua từ nhiều tháng trước. Tác động của dịch bệnh chỉ có thể được xác định rõ trong những tháng tiếp theo.
Công nhân làm việc tại dây chuyền sản xuất xe điện Volkswagen ID.3 ở Zwickau, Đức, hôm 25/2. Ảnh: Reuters
Nhiều con số được công bố tại các quốc gia, và dường như tất cả đều thấp như nhau. Trong tháng 4, tình hình chắc chắn còn tồi tệ hơn. Dự kiến mức hao hụt từ việc dừng sản xuất trên toàn EU đạt mức 1,23 triệu xe.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) kêu gọi "hành động đồng lòng và mạnh mẽ" nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất, đại lý cũng như chuỗi cung ứng rộng lớn được bảo vệ khi thu nhập giảm chưa từng có.
Tổng giám đốc ACEA cũng kêu gọi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) "thực hiện các biện pháp tăng cường để tránh thiệt hại về nền tảng và không thể phục hồi, với những tổn thất lâu dài về việc làm, năng suất, cải tiến cũng như khả năng ngiên cứu".
Khoảng 13,8 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp ôtô trên khắp EU, với 229 nhà máy sản xuất và lắp ráp sử dụng 2,6 triệu người trong số đó cho hoạt động sản xuất. ACEA thừa nhận đại dịch sẽ "gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều hơn những gì chúng ta có thể dự đoán", đối với các hãng cũng như nhân viên của họ.
Thị trường ôtô 'ngấm đòn' vì Covid-19
Các hãng xe đang phải chi các khoản tiền khổng lồ mặc dù không sản xuất bất cứ chiếc xe nào lúc này. Truyền thông Đức cho biết, Volkswagen, BMW và Daimler (hãng mẹ của Mercedes) đã gọi điện cho Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 2/4 để thảo luận các biện pháp cứu vãn tình hình. Giám đốc điều hành tập đoàn Volkswagen, Herbert Diess nói rằng, nhiều người sẽ mất việc làm nếu hoạt động sản xuất không được sớm khởi động trở lại, và bởi hãng đang "đốt" khoảng 2,17 tỷ USD mỗi tuần.
Mỹ Anh
Volkswagen Arteon 2020 sang trọng nhưng vẫn thể thao Volkswagen Arteon 2020 vừa trình làng thể hiện nỗ lực biến chiếc xe sedan thể thao này trở nên sang trọng và thể thao. Volkswagen Arteon 2020 được cải tiến thiết kế sang trọng hơn Volkswagen Arteon lần đầu ra mắt năm 2017 không thật sự thành công khi hãng xe Đức định giá quá cao, ngang tầm với các mẫu xe đối...