Một người rửa bát, cả nhà bệnh tật nếu không sửa 6 thói quen xấu này
Rửa bát tưởng như là việc đơn giản nhưng bạn cũng nên để ý nhiều cái để tránh gây hại cho sức khỏe.
Rửa bát là công việc thường ngày của mọi gia đình. Tuy nhiên, bệnh tật xâm nhập qua đường miệng, vậy nên nếu bát đĩa ở nhà không được rửa sạch hoặc không đúng cách thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào bát đũa hay đồ ăn và gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là 6 thói quen rửa bát tưởng chừng vô hại thực chất lại có thể trở thành “kẻ hại người vô hình”, nếu bạn gặp phải thì nên thay đổi sớm để tránh bệnh tật cho bản thân và gia đình.
1. Dùng chung bát đũa với người có bệnh
Nếu trong gia đình có người bị bệnh, nhất là bệnh truyền nhiễm thì nên dùng một bộ riêng, không chung đụng với mọi người.
Và sau bữa ăn, hãy nhớ rửa riêng bộ bát đũa này. Dù hơi mất công nhưng lại tránh được trường hợp lây nhiễm chéo.
2. Ngâm quá lâu
Sau mỗi bữa ăn, nhiều gia đình có thói quen để bát đĩa trong bồn chứ không rửa ngay. Có người còn ngâm trong nước nửa ngày, thậm chí đến ngày hôm sau mới xử lý.
Khi bát đĩa, đũa thìa bị ngâm trong bồn, 1-4 giờ đầu là thời gian vi khuẩn thích nghi, sinh sản chậm và sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn sinh sản nhanh. Thời gian ngâm càng lâu thì số lượng càng lớn. Nước đọng lại trong bồn rửa có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển khiến bát đĩa bị nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Ngay cả khi bạn rửa cẩn thận thì trên những chiếc bát đĩa này vẫn sẽ sót lại một lượng vi khuẩn nhất định. Chưa kể, nếu là đồ bằng kim loại hoặc có các chi tiết kim loại, việc ngâm trong nước quá lâu sẽ gây gỉ sét hoặc hư hỏng. Đối với bát đũa gỗ, ngâm lâu làm cho gỗ bị nứt hoặc mốc. Nước bẩn và thức ăn thừa cũng thu hút côn trùng như ruồi, gián, gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh trong nhà bếp.
Vì vậy, tốt nhất là rửa bát ngay sau khi sử dụng hoặc ngâm chúng trong thời gian ngắn và sau đó rửa sạch để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe.
3. Dùng nước rửa bát sai cách
Nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước rửa bát lên đĩa hoặc bọt biển vì nghĩ rằng sẽ tiện lợi và nhanh hơn. Tuy nhiên, cách làm này cần sử dụng quá nhiều nước rửa, không chỉ lãng phí mà còn có thể để lại cặn trên bát đĩa, khó làm sạch triệt để.
Video đang HOT
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, một số người chọn các loại nước rửa rẻ tiền, kém chất lượng. Những sản phẩm này thường có tác dụng làm sạch kém và có thành phần không tốt, tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe.
Cách để sử dụng nước rửa bát hiệu quả hơn là pha nước rửa với nước ấm cho loãng rồi mới dùng bọt biển để làm sạch đồ dùng. Muốn yên tâm hơn, bạn có thể tráng lại bằng nước nóng để loại bỏ cặn tẩy rửa kỹ hơn cũng như khử trùng tốt hơn.
4. Dùng miếng rửa bát đến nhàu nát
Những miếng rửa bát, khăn lau cũng là một trong những nơi trú ngụ hoàn hảo của vi khuẩn. Khi dùng để rửa bát, vô tình vi khuẩn trên đó lây sang bát đĩa và có khả năng xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Càng để miếng rửa bát lâu và cũ kỹ, vi khuẩn càng nhiều và có hại.
Để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, nên cố gắng khử trùng khăn lau, miếng rửa bát bằng nước sôi mỗi ngày, ngâm trong 10 phút để diệt vi khuẩn. Mặt khác, nên thay chúng định kỳ 2-3 tháng, đừng dùng đến khi cũ nát mới bỏ.
5. Làm khô sai cách
Nhiều người có thói quen lau khô bát đĩa bằng khăn sau khi rửa nhưng thực tế, làm như vậy dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi hơn, gây ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe.
Cách làm đúng là đặt bát đĩa đã rửa ở nơi thông thoáng để khô tự nhiên. Bạn có thể dùng giá thoát nước, úp bát xuống hoặc đặt đĩa thẳng đứng, giúp nước bay hơi nhanh hơn.
Ngoài ra, đừng quên vệ sinh bồn rửa và mặt bàn xung quanh sau khi rửa bát. Bởi vì nếu vết nước vẫn còn trên bồn rửa và mặt bàn sẽ dễ dàng trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.
6. Không khử trùng bát đũa trong thời gian dài
Sau khi rửa bát, nhiều người cất trực tiếp đồ lên giàn hoặc tủ. Thực tế, để bảo vệ sức khỏe thì công đoạn khử trùng cũng là một phần rất quan trọng.
Nhà bạn có máy tiệt trùng thì cách tiện nhất là cho bát đĩa đã rửa sạch vào để khử trùng. Nếu nhà không có thì bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp đơn giản khác, phổ biến nhất là đun sôi nước rồi ngâm bát đũa khoảng 10 phút. Hoặc, sử dụng tia cực tím từ ánh sáng mặt trời để khử trùng tự nhiên cũng tốt.
Người dùng hướng dẫn mẹo làm sạch hộp nhựa không cần miếng rửa bát: Hiệu quả thật sự thế nào?
Sau khi đăng tải, video chia sẻ mẹo này của người dùng đã thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Khi nhắc đến những công việc nhà bắt buộc phải thực hiện trong ngày của các gia đình, chắc chắn không thể bỏ qua công việc rửa bát. Bên cạnh các loại bát đĩa sứ, thuỷ tinh hay các loại xoong nồi, hiện nay các loại hộp nhựa cũng rất được ưa chuộng. Công dụng chính của chúng là bảo quản các loại thực phẩm từ sống cho đến chín được đảm bảo hơn khi ở môi trường ngoài nhiệt độ thường, hay bên trong tủ lạnh.
Tuy nhiên việc rửa các loại hộp nhựa lại được đánh giá là khó hơn các vật dụng khác, đặc biệt khi hộp nhựa dính nhiều dầu mỡ. Giải quyết cho vấn đề này, mới đây một người dùng đã đăng tải video chia sẻ mẹo giúp rửa hộp nhựa nhanh chóng, đơn giản, lại không cần tới miếng rửa bát.
Hộp nhựa bẩn, đầy vết dầu mỡ là nỗi sợ của nhiều người (Ảnh minh hoạ)
Cụ thể, cách làm được hướng dẫn trong video của người dùng này như sau:
- Đầu tiên, chuẩn bị 1-2 tờ giấy ăn loại thấm hút tốt.
- Cho giấy ăn vào hộp nhựa rồi thêm nước rửa bát lượng vừa đủ vào.
- Đóng nắp hộp nhựa và lắc đều liên tục cho đến khi hỗn hợp bên trong hộp nhựa tạo thành nhiều bọt.
- Cuối cùng mở nắp hộp nhựa ra và xả lại với nước.
Theo như hướng dẫn từ người dùng này, chỉ với các bước trên, việc rửa hộp nhựa đã được xử lý mà không cần tới bất kỳ miếng rửa bát nào. Tuy nhiên, cách làm này lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh các ý kiến khen ngợi sáng kiến, đa phần người dùng khác lại tỏ ra lo ngại bởi các bước thực hiện trên chưa đảm bảo làm sạch dầu mỡ, chất bẩn ở hộp nhựa cũng như xà phòng còn đọng lại trong hộp một cách tối ưu.
Cách dùng giấy ăn cho vào hộp nhựa và lắc cùng nước rửa bát đúng là sẽ giúp dầu mỡ thấm bớt phần nào vào tờ giấy, song khi thao tác xong bước này, người dùng vẫn cần sử dụng miếng rửa bát để cọ thủ công lại hộp nhựa 1 lần nữa với nước sạch. Có như vậy mới đảm bảo hộp được sạch hoàn toàn, an toàn cho những lần sử dụng tiếp theo.
Các cách làm sạch hộp nhựa hiệu quả, an toàn
Bên cạnh phương pháp dùng giấy ăn như người dùng trên đã nêu ra, người dùng có thể tham thêm một vài phương pháp khác giúp làm sạch hộp nhựa hiệu quả, an toàn.
1. Dùng chanh
Trong chanh chứa lượng axit có khả năng tẩy rửa tốt. Bởi vậy người dùng hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu sẵn có trong tủ lạnh này để làm sạch hộp nhựa. Ngoài ra, việc dùng chanh còn giúp hộp nhựa có hương thơm nhẹ nhàng, an toàn.
Cách làm đó là người dùng vắt nước cốt chanh vào hộp nhựa, sau đó tiếp tục tận dụng miếng chanh đó để chà sát lên thành hộp. Thực hiện nhiều lần rồi tráng lại lần cuối hộp nhựa với nước sôi. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với các loại hộp nhựa không có quá nhiều dầu mỡ cứng đầu.
2. Dùng giấm
Tương tự như chanh, trong giấm cũng có lượng axit nhất định. Người dùng hãy đổ một lượng giấm sao cho ngập toàn bộ phần chất bẩn bên trong hộp nhựa. Sau đó ngấm khoảng 3-5 phút.
Hết thời gian đợi, người dùng đổ giấm trong hộp đi và rửa lại hộp với nước sạch và miếng rửa bát. Cũng có thể ngâm hộp cùng chút giấm và nước rửa bát, hiệu quả của phương pháp sẽ được tăng lên.
3. Dùng baking soda
Phương pháp thứ 3 để làm sạch hộp nhựa đó chính là sử dụng baking soda. Người dùng không cần lo lắng bởi baking soda hoàn toàn là một chất làm sạch vừa hiệu quả lại vừa an toàn.
Chỉ cần cho một ít thứ bột màu trắng này vào hộp nhựa, hoà với một ít nước ấm và dùng miếng rửa chà sát quanh hộp. Cuối cùng đừng quên tráng lại với nước sạch. Ngoài hộp nhựa, baking soda còn có thể sử dụng để cọ rửa nhiều vật dụng khác trong căn bếp.
Muối dùng trong máy rửa bát có công dụng gì? Mua máy rửa bát không dùng muối rửa được không? Trên thị trường hiện có loại sản phẩm là muối rửa bát nhưng nhiều người chưa biết dùng. Khi mua máy rửa bát, bạn sẽ thường được nghe thêm về muối rửa bát. Tại sao lại không phải là nước rửa chén như thông thường mà lai là muối rửa? Muối rửa bát thực chất là gì? Khi rửa bát bằng tay chúng...