Một người mất nửa triệu USD vì bị hack trên sàn NFT
Tuy đã đề nghị mua lại số tài sản bị đánh cắp, nhà sưu tập Trung Quốc vẫn chưa thể lấy lại vật phẩm NFT quý hiếm của mình.
Nick Chen, sinh viên năm cuối tại Đại học Tongji, Thượng Hải, vừa chia sẻ về “cú lừa” khiến anh mất trắng một vật phẩm NFT quý hiếm trị giá 200 đồng Ethereum, tương đương 548.000 USD trên nhóm Discord.
Chen từng tạo tiếng vang trong cộng đồng chơi NFT ở Trung Quốc vì câu nói “cược tất vào NFT” khi trả lời khảo sát việc làm tương lai của trường đại học.
Tấn công giả mạo ( phishing) là một hình thức lừa đảo phổ biến trong hệ sinh thái blockchain
Theo Chen, tác phẩm bị đánh cắp đến nằm trong dự án Doodle Collectibles nổi tiếng và chiếm đến một nửa tổng giá trị tài sản NFT của anh. Trước đó, vào tháng 1, Pranksy, “cá voi” NFT, đã mua một tác phẩm bộ sưu tập này với giá 296,69 Ethereum, tương đương 1,12 triệu USD.
Hiện nền tảng giao dịch NFT OpenSea đã khóa tính năng mua và bán số NFT bị trộm. Tuy nhiên, tên trộm đã bán cho một người dùng khác không hay biết về sự việc này.
Video đang HOT
Sau khi nói chuyện với chủ sở hữu mới, Chen cho biết bộ sưu tập này được buôn bán trái phép và đề nghị mua lại. Tuy nhiên, người chủ mới từ chối vì không muốn mất một khoản tài sản với giá mua “hời” như vậy.
Tuy nhiên, chàng sinh viên vẫn không bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục thương lượng để lấy lại số NFT đã bị mất. Dù sự kiện này đã để lại một cú sốc không nhỏ cho Chen, nhưng anh vẫn không hề lung lay quyết định theo đuổi “nghề” NFT của mình. “Sản phẩm nghệ thuật tiền kỹ thuật số vẫn là điều tôi luôn hướng tới”, Chen chia sẻ.
NFT là loại tài sản kỹ thuật số được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối và có chứa thông tin về chủ sở hữu và quyền sở hữu. Loại hình tài sản này đã trở thành một trào lưu được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Trong đó, người chơi chi hàng triệu USD để sưu tầm các hình họa hay tác phẩm nghệ thuật.
Vụ việc của Nick Chen cho thấy làn sóng tài sản NFT vẫn phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc bất chấp lệnh cấm tiền điện tử của chính quyền Bắc Kinh, SMCP đánh giá.
Mới đây, 1,7 triệu USD NFT cũng bị đánh cắp trên nền tảng OpenSea.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm các hoạt động khai thác và giao dịch tiền ảo trên toàn quốc, đồng thời người dùng ở quốc gia này cũng không thể truy cập OpenSea.
Mặc cho lệnh cấm, tại đây vẫn xuất hiện một cộng đồng các nhà đầu tư đổ tiền vào các nền tảng NFT của nước ngoài. Nhóm người này cũng tự rao bán tác phẩm NFT của mình trên OpenSea.
Sự bành trướng và thiếu kiểm soát đã khiến NFT trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho tội phạm lừa đảo. Tuần trước, 17 người dùng vướng phải một cuộc tấn công lừa đảo NFT, khiến họ mất quyền truy cập vào một số NFT có giá trị nhất. Hiện nền tảng OpenSea đang điều tra về nguồn gốc của vụ việc.
Tổng số tài sản NFT bị đánh cắp có thể trị giá lên đến 1,7 triệu USD, CEO Devin Finzer của OpenSea chia sẻ trên tài khoản Twitter của mình.
Thêm một vụ gian lận tài chính bằng blockchain bị phanh phui
Cơ quan giám sát thuế Vương quốc Anh vừa thu giữ ba mã thông báo không thể thay thế (NFT) liên quan vụ gian lận thuế trị giá 1,4 triệu Bảng (tương đương 1,9 triệu USD).
Ba nghi phạm đã bị bắt giữ vì âm mưu lừa đảo thuế. Các đối tượng bị cáo buộc đã tìm cách yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) nhiều hơn giá trị sở hữu, trong đó sử dụng nhiều danh tính ăn cắp, các điện thoại không đăng ký và hoá đơn khống để che giấu thân phận.
Cơ quan Thuế và Hải quan (HMRC) Vương quốc Anh cho biết vụ việc liên quan tới 250 công ty ma.
Ngày 14/2, Nick Sharp, Phó giám đốc tội phạm kinh tế của HMRC cho biết: "Việc thu giữ các NFT lần đầu tiên là lời cảnh báo cho bất kỳ đối tượng nào nghĩ rằng có thể sử dụng các tài sản mã hoá để cất giấu tài sản phạm tội khỏi cơ quan chức năng".
"Chúng tôi liên tục thích ứng với công nghệ mới để đảm bảo nắm chắc phương thức thủ đoạn che giấu tài sản phạm pháp của tội phạm", ông Sharp nói thêm.
NFT là một dạng tài sản kỹ thuật số độc nhất được thiết kế trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), để ghi lại quyền sở hữu đối với các vật phẩm ảo như tác phẩm nghệ thuật hoặc nhân vật trò chơi điện tử.
Blockchain là hệ thống sổ cái kỹ thuật số đang là nền tảng của hầu hết các loại tiền điện tử hiện nay.
Gần đây, nhu cầu về NFT tăng vọt với doanh số các mã thông báo (token) lên tới 40 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường thường xuyên xảy ra trộm cắp và lừa đảo. Nhiều lo ngại cho rằng các hoạt động giao dịch NFT có thể được thúc đẩy bởi các chiến thuật thao túng thị trường như giao dịch rửa (Wash trading - hình thức thao túng thị trường khi nhà đầu tư đồng thời mua và bán chính tài sản của mình để tạo ra hành động giả và dễ gây hiểu lầm).
HMRC cho biết, đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng của Vương quốc Anh tiến hành thu giữ NFT, gồm các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số cùng số tài sản tiền ảo trị giá 5.000 Bảng. Cơ quan này cho biết, các NFT trên vẫn chưa được thẩm định và cuộc điều tra đang được tiếp tục.
Vụ việc lần này diễn ra chỉ một tuần sau khi các quan chức Mỹ thông báo đã thu giữ số Bitcoin trị giá 3,6 tỷ USD, được cho là liên quan tới vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex hồi năm 2016.
David Carlisle, người đứng đầu bộ phận chính sách và tuân thủ của công ty Elliptic (hoạt động trong lĩnh vực tiền ảo), khẳng định vụ thu giữ cho thấy những tên tội phạm "không thể lẩn trốn trong thế giới tiền kỹ thuật số".
"Cơ quan hành pháp có thể phát hiện và lần theo dấu vết các giao dịch của bọn tội phạm, tiến hành thu giữ NFT cũng như các tài sản mã hoá khác liên quan hoạt động bất hợp pháp, từ đó ngăn chặn chúng thu lời bất chính", Carlisle cho biết.
Kiếm 2,7 tỷ trong chưa đầy 6 giờ, cặp đôi thoát cảnh bị siết nợ nhà ngoạn mục nhờ bán tranh ảo Đối với cặp đôi này, cuộc sống của họ thay đổi chỉ sau một đêm nhờ bán bộ sưu tập NFT. Chuyện thật mà như một cơn mơ Sau khi Thorne Melcher mất việc hồi tháng 2, các hóa đơn bắt đầu chồng chất. Bạn của cô, Mandy Musselwhite, trang trải bằng việc bán một số tác phẩm của mình. Nhưng cặp đôi...