Một ngôi trường đặc biệt
Khi quyết định vận động thành lập Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn với kinh phí hoàn toàn do xã hội đóng góp, gia đình nhà báo Võ Hồng Sơn (đã mất do bạo bệnh) và vợ anh, chị Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh – đã nghỉ hưu) trở thành đồng sáng lập.
Gia đình anh Võ Hồng Sơn ở Nghĩa Hành ( Quảng Ngãi) đã trao cho trung tâm 5.800m2 đất. Sau đó, trung tâm mua thêm 200m2 để khuôn viên rộng rãi, với 6.000m2. Trung tâm khang trang với cây xanh bóng mát đã được dựng lên từ lòng hảo tâm của những nhà tài trợ. Những thiết bị dạy học cho trung tâm đặc biệt này cũng dần dần được sắm đầy đủ.
Trung tâm nuôi dạy khuyết tật là một dạng trường đặc biệt, mục tiêu là nuôi và dạy trẻ em khuyết tật ở những mức độ khuyết tật khác nhau có vốn học vấn trung bình cỡ THCS, có thể học những nghề phù hợp tùy mức độ và định dạng khuyết tật của các em và cuối cùng, có thể hòa nhập với cộng đồng, có thể tự làm việc cũng ở mức độ khác nhau.
Tác giả và bà Nguyễn Thị Thu Hà thăm phòng sản xuất của các em khuyết tật. ẢNH: PV
Đó là mơ ước của trung tâm, dù quá trình dạy và học để thực hiện mơ ước đó là vô cùng khó khăn. Nhưng khi trung tâm được xây dựng lên khang trang, thì việc tuyển sinh, việc vận động tiền tài trợ để đi vào hoạt động, việc kêu gọi những giáo viên có lòng nhân ái và sự kiên nhẫn với những lớp đặc biệt này tham gia như những thành viên trong một gia đình giáo dục trẻ em khuyết tật, là những việc mà chị Thu Hà cùng các cộng sự của mình thực hiện thành công.
Video đang HOT
Ở một đất nước mà tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh không hề thấp như Việt Nam, thì một trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật hoàn toàn xã hội hóa, hoàn toàn phi lợi nhuận như Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn thật là đặc biệt và đáng ngưỡng mộ. Vì chỉ riêng việc xin tiền cho trung tâm hoạt động thông suốt hằng năm đã là việc hết sức khó khăn rồi.
Chị Thu Hà bày tỏ, tôi chân thành cảm ơn các nhà tài trợ, những người đã coi hoạt động của trung tâm như hoạt động của doanh nghiệp hay của gia đình mình. Sự chia sẻ từ các anh chị có tấm lòng nhân ái đã khiến chúng tôi được cổ vũ rất nhiều khi thực hiện một sứ mệnh không hề dễ dàng này.
Tôi hoàn toàn chia sẻ với chị về lời cảm ơn chân thành này, vì tôi biết, những người nhiệt thành giúp đỡ Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn biết rằng người chủ trương thành lập trung tâm này chỉ có một mục đích duy nhất là biến nơi đây thành tổ ấm của những trẻ em khuyết tật, giúp các em “dẫu tàn nhưng không phế”, nâng đỡ các em phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội khi các em rời mái trường bước ra đời sống.
Với các cô giáo, dạy chữ cho các em đã khó khăn và cần rất nhiều đức kiên nhẫn, còn dạy nghề cũng không hề dễ dàng. Tổ dạy nghề của trung tâm có nhiệm vụ dạy nghề và sản xuất, chủ yếu có hai ngành may và thêu vi tính. Mỗi ngành có các lớp căn bản cho các em mới được tuyển vào và có lớp nâng cao cho các em đã có tay nghề khá hơn, có thể sản xuất ra sản phẩm cho trung tâm. Hằng năm, trung tâm thực hiện đào tạo nghề trình độ sơ cấp 3 tháng cho các em khuyết tật. Khi tay nghề giỏi, các em sẽ được tính lương theo sản phẩm. Ngoài hai ngành may và thêu, các em còn được học thêm một số nghề thủ công như: thêu lắc tay, làm móc khóa, thêu tranh chữ thập, tranh thêu tay…
Từ 14/2/2022, khi trung tâm dạy và học tập trung trở lại, cho tới nay, lớp dạy và học nghề của các em đã sản xuất được 1578 bóp viết, 168 bộ đồ hè trẻ em, 250 cái quần, 36 mũ em bé, 1.053 cặp nhắc nồi, 129 móc khóa, 30 cái khẩu trang, 15 bức tranh thêu, 720 áo gối… Các em có tay nghề giỏi được trung tâm trả lương theo sản phẩm, thấp nhất từ 1,6 triệu đồng/tháng đến 2 triệu đồng/tháng. Việc được trả lương khiến các em vui vẻ, động viên các em phấn đấu hoàn thiện hơn trong công việc, tự tin khi sẽ hòa nhập với xã hội.
Tôi phải kể tỉ mỉ từng thành quả còn nhỏ bé của các em khuyết tật, vì nó không hề nhỏ bé với các em và nó là động lực để các em vươn lên chủ động trong cuộc sống sẽ còn nhiều khó khăn của mình. Với các em khuyết tật, những thành quả ấy là nhỏ bé với người thường, nhưng với các em là rất lớn lao. Tôi đã tới thăm những phòng sản xuất, nơi các em đang làm việc. Các em ngoan ngoãn đứng lên chào hỏi khách và tiếp tục làm công việc của mình. Đó là tác phong của những người lao động đang trưởng thành. Thành quả này thật sự lớn lao với ngôi trường đặc biệt này.
Xin các nhà hảo tâm tiếp tục nhiệt tình hỗ trợ để trung tâm hiện có 134 học sinh này tiếp tục phát triển và hằng năm sẽ làm lễ ra trường cho một số học sinh đã trưởng thành, đồng thời tiếp nhận những học sinh mới để dạy dỗ, chăm sóc, đào tạo.
Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn khai giảng năm học mới 2022-2023
Sáng 20-8, Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đã khai giảng năm học mới 2022-2023.
Đây là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập duy nhất tại tỉnh Quảng Ngãi, do bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM sáng lập và điều hành từ năm 2014 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, ông Đặng Ngọc Dũng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi cùng NSND Lệ Thủy tặng quà các em học viên
Năm học 2022 - 2023, trung tâm có 134 học viên là trẻ em khuyết tật từ 6 tuổi trở lên, được phân thành 11 lớp học văn hóa (2 lớp cấp II; 9 lớp cấp I) và 3 lớp nghề (thêu, may). Các em được chăm sóc, nuôi dưỡng, học văn hóa, học nghề hoàn toàn miễn phí. Học viên bán trú được ăn một bữa trưa và bữa xế, học viên nội trú được cung cấp ít nhất ba bữa ăn mỗi ngày, bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ; được cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày. Các em còn được kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/năm và tham gia công tác đội, tham gia phong trào văn nghệ - thể thao. Hàng năm, trung tâm đều tổ chức khen thưởng thành tích học tập và tặng quà, lì xì vào các dịp lễ, tết, do các nhà hảo tâm ủng hộ.
Là cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập nhưng trung tâm có Chi bộ, có tổ chức Công đoàn, có Chi đoàn TNCS, có Liên đội Thiếu niên tiền phong.
NSND Lệ Thủy dự và biểu diễn tại lễ khai giảng
Trung tâm 15 phòng học, 15 phòng làm việc, phòng y tế, khu nội trú, bếp ăn, nhà kho, phòng truyền thống, hội trường, thư viện, xưởng nghề may thêu, sân cầu lông, bóng chuyền, vườn rau, vườn hoa, khu vui chơi thể dục thể thao... thích ứng với yêu cầu nuôi dạy trẻ khuyết tật. Năm học mới này, trung tâm đưa vào hoạt động phòng vi tính, với kinh phí trang bị 340 triệu đồng để dạy môn Tin học cho các học viên do Tập đoàn Đèo Cả ủng hộ.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các em học viên trung tâm
Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, sắp tới, Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn sẽ khánh thành đưa vào hoạt động cơ sở 2 tại xã Trung An, huyện Củ Chi, TPHCM.
Được mai mối lúc giãn cách, cặp đôi 'gây sốt' với chuyện tình mật ngọt Được MC Quyền Linh se duyên trong giai đoạn giãn cách, cặp đôi U40 mãn nguyện vì gặp được nửa kia đời mình, họ quyết định về chung một nhà chỉ sau 4 tháng gặp mặt. Nguyễn Khánh Tùng và Nguyễn Thị Thu Hà "gây sốt" vì tình yêu đẹp như mơ ở tuổi U40. Tại chương trình "Bạn muốn hẹn hò" phiên...