Một ngày với máy ảnh không gương lật Nikon V1
Tại thời điểm ra mắt dòng máy ảnh không gương lật với 2 đại diện đầu tiên là J1 và V1, Nikon đã gây sự thất vọng khá lớn cho đông đảo người tiêu dùng đang trông đợi họ bởi các thông số liên quan tới cảm biến của dòng máy này. Với kích thước cảm biến chỉ nhỉnh hơn dòng máy du lịch một chút (crop 2.7x, nhỏ hơn cả micro four-third), khả năng khử nhiễu và tính tương thích với các ống kính hiện có của Nikon (do bị nhân tiêu cự) là nghi ngờ lớn mà nhiều người đặt ra.
Giải đáp cho việc lựa chọn sử dụng cảm biến “khó hiểu” này, Nikon cho biết họ không định nhảy vào cuộc đua thị phần với các dòng máy ảnh không gương lật cảm biến lớn (của Sony) và micro four-third (mà tiêu biểu là Olympus) đã có mặt trước đó. Thay vào đó, Nikon hướng tới một bước tiến mới trong hoạt động xử lý hình ảnh, mà cụ thể là bộ vi xử lý ưu việt cho tốc độ lấy nét siêu nhanh – nhanh hơn cả các mẫu máy DSLR đắt tiền khác nhau Canon EOS 7D hay Nikon D3x, cùng khả năng chụp liên tiếp “kinh khủng” với màn chập điện tử, trong khi giá thành lại không quá cao.
Cảm biến crop 2.7x được coi như là “vừa đủ” với nhu cầu của người sử dụng ưa thích sự nhỏ gọn nhưng đòi hỏi một chiếc máy cho chất lượng ảnh tốt hơn dòng máy ảnh du lịch. Cũng có thể coi đây là một lựa chọn khôn ngoan của Nikon, bởi nếu sử dụng cảm biến micro four-third hay crop 1.5x, họ sẽ rơi vào cuộc chiến căng thẳng với những hãng đã đi tiên phong và rất thành công trước đó như Sony, Olympus, đồng thời “tự bắn vào chân mình” khi vẫn duy trì việc sản xuất những chiếc máy DSLR cảm biến crop khác như Nikon D5100, D7000, v..v.. và do đó lâm vào cảnh “gà nhà đá nhau”.
Nhắc lại một chút tất cả những điều này trước khi bắt đầu vào bài viết, là bởi vì khi cầm trên tay chiếc máy ảnh V1, người viết muốn chú trọng tới việc thẩm định những tính năng được Nikon quảng cáo là ưu việt nhất, hiện đại nhất, tốt nhất so với những chiếc máy ảnh có giá thành tương đương hoặc cùng nằm trong phân khúc máy ảnh không gương lật. Dĩ nhiên, việc test (thử nghiệm) khả năng chụp thiếu sáng với ISO cao cũng là một phần không thể thiếu của bất cứ bài viết thẩm định sản phẩm nào. Tuy nhiên người viết sẽ không đi sâu vào vấn đề này, bởi ai cũng biết rằng đó không phải là “vũ khí tối thượng” mà Nikon sử dụng để cạnh tranh với những đối thủ khác.
Ấn tượng đầu tiên
Ấn tượng đầu tiên khi tôi mở hộp đựng và lấy chiếc V1 ra khỏi lớp vỏ bọc là… hãnh diện. Hãnh diện bởi những tiếng ồ lên đầy thán phục từ bạn bè xung quanh. Thiết kế của V1 thật sự rất đẹp, và màu trắng mà nó khoác trên mình tạo nên một nét mới lạ hoàn toàn so với những chiếc máy DSLR vốn chuộng màu đen có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi. Lớp vỏ bằng Magnesium cứng cáp, nước sơn bóng mang lại cảm giác sang trọng nhưng không kém phần trẻ trung.
Đi kèm lens kit 10-30mm (tương đương 27-71mm trên chuẩn fullframe) có tính năng thu gọn lại bằng cách bấm nút lock và xoay vòng zoom trên thân lens, kích thước của chiếc máy khi chưa khởi động là khá nhỏ gọn, tuy vậy vẫn to hơn khá nhiều so với chiếc Sony NEX-5N mà tôi được dùng thử trước đó. Phần tay cầm bên phải không có đoạn gờ ra, thay vào đó chỉ là một đường dọc thẳng hơi nhô lên ở phần trước thân máy, có tác dụng để các ngón tay giữa và ngón áp út “tựa” vào nên cảm giác cầm máy không thật sự chắc chắn, và khi cầm máy lâu khá mỏi tay. Tuy nhiên, cảm giác mà nó mang lại khá giống với khi ta cầm trên tay chiếc M8 trứ danh của Leica.
Do kích thước nhỏ, nên mặt sau của máy được giản lược đi chỉ còn một số phím chức năng bên cạnh vòng tròn xoay đa hướng. 2 điểm thú vị nhất trên mặt sau máy có lẽ là sự xuất hiện của phím F và một nút dẹt nằm ngang như cái lẫy (có thể dùng ngón tay gạt lên và khi buông ngón tay ra thì nó sẽ tự động trở về vị trí cũ).
Lẫy gạt lên – xuống là một thiết kế thông minh và đột phá của Nikon. Bởi ưu tiên tiết kiệm diện tích nhằm giảm kích thước máy, các phím bấm trên dòng máy không gương lật thường được giản lược tối đa. Cũng vì thế khi sử dụng các chế độ chụp nâng cao P, A, S, M, việc thiết lập giá trị tốc độ và độ mở ống kính phức tạp và chậm hơn rất nhiều so với khi sử dụng DSLR. Bằng việc thêm một gẫy gạt – lên xuống này, Nikon V1 đã giải quyết được hạn chế đó: Khi Playback, lẫy gạt được sử dụng để zoom in/zoom out vào hình ảnh đã chụp. Khi chụp ảnh ở các chế độ chụp nâng cao, lẫy gạt được sử dụng như một bánh xe quay điều chỉnh thông số tốc độ, độ mở ống kính trên các máy DSLR, kết hợp với bánh xe đa chiều bên dưới giúp thao tác này mau chóng và thuận tiện hơn.
Giá trị lớn nhất của chiếc V1 có lẽ là ở kính ngắm điện tử (EVF) có độph ân giải lên tới 1,44 mpx và bao phủ 100% khung hình. Dù màn hình LCD của máy hiển thị cũng rất tốt, nhưng trong quá trình test máy tôi hầu như chỉ sử dụng kính ngắm này (trừ trường hợp góc chụp khó và quay phim), bởi hình ảnh rất trong và sáng rõ.
Một ngày với Nikon V1
Bắt đầu test máy. Bộ sản phẩm thử nghiệm (cung cấp bởi cửa hàng Photoking – 249 Xã Đàn, Hà Nội) bao gồm: 1 body Nikon V1 với trọn bộ 4 ống kính 1-mount: NIKKOR VR 10-30mm f/3.5-5.6, NIKKOR VR 30-110mm f/3.8-5.6, NIKKOR 10mm f/2.8 và NIKKOR VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-ZOOM và đèn flash SB-N5. Quá trình thử nghiệm máy diễn ra trong một ngày tại khu vực xung quanh hồ Gươm và trong quán cà phê, thời gian là buổi chiều và tối.
Thử dynamic range của máy và chất lượng hình ảnh của ống kit 10-30mm với mấy tấm hình close-up:
Ảnh chụp hoàn toàn ở chế độ Auto SCN, hình ảnh sắc nét, độ bão hòa màu tốt và màu sắc rất tươi tắn dù thời tiết không thật sự lý tưởng.
Dạo một vòng quanh Hồ Gươm với những tấm hình street-life. Bộ vi xử lý được quảng cáo là “siêu nhanh” với 73 điểm lấy nét của V1 thực sự phát huy hiệu quả với thể loại ảnh này. Hầu hết mọi khoảnh khắc tôi mong muốn đều được ghi lại kịp thời, với độ trễ khi canh nét gần như bằng 0.
Video đang HOT
Ở tấm hình này có thể thấy khi chụp ở góc rộng nhất, lens kit có gây hiện tượng méo hình rất nhẹ.
Tính năng Smart Photo Selector (SPS) thực sự đáng giá với nhóm đối tượng “muốn một chiếc máy nhỏ gọn, dễ sử dụng nhưng cho chất lượng ảnh vượt trội so với máy du lịch” mà Nikon hướng tới khi ra mắt V1. Khi sử dụng chế độ này, máy tự động chụp 5 kiểu ảnh liên tiếp chỉ với một lần bấm máy. Sau đó bạn có thể tự chọn, hoặc để máy chọn giúp kiểu ảnh tối ưu nhất căn cứ trên các tiêu chí như độ phơi sáng, lấy nét và khả năng nhận diện khuôn mặt.
Thử chuyển qua các chế độ chụp nâng cao (P, A, S, M), tôi bắt đầu khám phá các phím chức năng khác ở mặt sau của máy.
Phím F được nhắc tới ở trên dùng để chọn lựa các kiểu hoạt động của màn chập: Cơ khí, Điện tử hoặc Điện tử tốc độ cao. Với thiết lập hoạt động bằng màn chập điện tử tốc độ cao, V1 có khả năng chụp liên tiếp lên đến 60 hình/giây!
Việc tùy chỉnh ISO của máy phức tạp hơn khi phải vào trong Menu mới thay đổi được. Bù lại, V1 cho người dùng các lựa chọn linh hoạt hơn với 3 mức Auto ISO khác nhau (Auto 100-400, 100-800, 100-3200). Tiếp tục thử nghiệm hình ảnh với lens 30-110mm:
Các ống kính 1-mount của Nikon đều không có vòng focus, nên việc canh nét bằng tay (manual focus) đều phải thực hiện qua bánh xe đa chiều trên thân máy. Kiểu canh nét này giống của máy du lịch và thực sự khiến tôi cảm thấy không… tự tin cho lắm. Cũng may là tính năng hỗ trợ bằng cách phóng đại màn hình khá hữu ích:
Thời tiết không thật sự lý tưởng nên chúng tôi quyết định đến một quán cà phê gần đó để tiếp tục thử nghiệm thiết bị. Ảnh dưới đây được chụp với “bé hạt tiêu” 10mm/2.8 tại F2.8:
Quán không đủ độ sáng tốt nhất, vì thế việc lắp thêm đèn SB-N5 và đánh bounce lên trần nhà trong một vài tình huống chụp dưới đây là cần thiết.
Ảnh chụp khi có sử dụng đèn hỗ trợ.
Đánh bounce lên trần nhà.
Đánh bounce một bên tường:
SB-N5 “nhỏ mà có võ”, độ mạnh của đèn tương đối lớn (trần nhà cao 3m). Tuy nhiên có thể thấy khi để Auto màu ảnh ra hơi ấm (ngả vàng) hơi thực tế. Mặc dù chụp ở mức ISO 1600 nhưng ảnh không noise (nhiễu) mấy. Và thử nghiệm cuối cùng với ống kính “khủng” NIKKOR VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-ZOOM:
Khi tắt máy.
Khi bật máy lens tự động đẩy ra.
NIKKOR VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-ZOOM có giá 16 triệu đồng, là lens 1-mount đắt tiền nhất hiện nay. Vẫn “kiên quyết” không sử dụng vòng zoom lẫn vòng focus, trên thân ống kính là một nút gạt giúp điều chỉnh tiêu cự từ W (wide – 10mm) đến T (tele – 100mm) giống như nút thường gặp trên máy du lịch. Kiểu zoom này gây khó khăn cho tôi lúc ban đầu (tay mò mẫm mãi mới tìm thấy nút), nhưng khi đã quen rồi thì thấy cũng thú vị, zoom mượt mà, tốc độ nhanh và êm. Do tư thế cầm máy không thật sự chắc chắn, thân máy khá nhỏ và nhẹ, trọng lượng ống kính tương đối lớn, độ mở ống kính nhỏ nên khi chụp ở tiêu cự 100mm (tương đương 270mm trên cảm biến fullframe) ảnh bị rung khá nhiều.
Ảnh chụp khi đủ sáng cho chất lượng rất tốt. Trong trẻo, sắc nét, độ tương phản cao
Khi chụp đêm vẫn cho chất lượng tương đối tốt, dù noise xuất hiện khá nhiều.
Nikon V1 cung cấp 2 tính năng quay phim khác nhau, bao gồm quay video theo cách thức thông thường (chất lượng HD) và stop-motion (quay video kết hợp với ảnh tĩnh). Thử nghiệm khả năng quay video của Nikon V1 với ống kính Nikkor 10mm f/2.8 trong điều kiện ánh sáng yếu lúc chiều muộn, địa điểm là đoạn đường ngắn từ phố Đinh Tiên Hoàng đến Hàng Đào trên xe điện di chuyển liên tục. Nhờ tốc độ lấy nét cực nhanh, V1 cho hình ảnh sắc sảo, mượt mà, không hề bị giật cục dù có nhiều chủ thể chuyển động trong khung hình.
Xem tốt video tốt nhất tại độ phân giải HD. Chỉnh bằng cách ấn vào biểu tượng bánh xe
trên trình chơi video của Youtube, chọn 720p.
Thiết lập máy ở chế độ Auto cho hình ảnh rực rỡ, độ tương phản tương đối mạnh, chi tiết tại các vùng tối ít nhiều bị mất. Khả năng khử nhiễu cũng không phải là điểm xuất sắc do cảm biến crop 2.7x khá nhỏ. Nhìn chung, những người yêu thích quay phim bằng máy ảnh ống kính rời sẽ khó tìm thấy sự hài lòng ở khả năng quay video của V1, ngoại trừ tính năng stop-motion khá mới mẻ và sáng tạo.
Kết luận
Nikon V1 là lựa chọn không tồi cho những ai mong muốn một tấm hình chất lượng trong thân máy nhỏ, nhẹ và đẹp mắt. Chất lượng ảnh khi chụp trong điều kiện đủ sáng là rất tốt. Khi chụp tối ảnh có noise nhưng các chi tiết vật thể và độ tương phản màu vẫn được giữ lại. Các chế độ hỗ trợ người chụp như SPS hoạt động hiệu quả. Hệ thống lấy nét, tốc độ chụp liên tiếp thật sự ấn tượng và là điểm mạnh nhất của dòng máy này.
Dưới đây là giá tham khảo sản phẩm thử nghiệm trong bài hiện (tham khảo tại cửa hàng máy ảnh số Photoking (249 Xã Đàn, Hà Nội):
- Nikon V1 bán kèm ống kính 1-mount Nikkor VR 10-30mm f/3.5-5.6 (hàng chính hãng) giá 16,1 triệu đồng.
- Nikkor 10mm f/2.8 (hàng chính hãng) có giá 3,9 triệu đồng.
- Nikkor VR 10-100mm f/4.5-5.6 PD-Zoom (hàng chính hãng) có giá 17,5 triệu đồng.
- Nikkor VR 30-110mm f/3.8-5.6 (hàng chính hãng) có giá 4,9 triệu đồng.
- Đèn SB-N5 có giá 3,55 triệu đồng.
Theo ICTnew
5 máy ảnh mirrorless 'hot' tại VN
Nikon độ bộ hai mẫu máy ảnh V1 và J1 tuần này trong khi Sony NEX-C3 đang bán tốt nhờ giá rất hấp dẫn.
Không quá ồn ào nhưng máy ảnh không gương lật đang dần được nhiều người biết đến hơn ở thị trường Việt Nam. Sau NEX-3 và NEX-5 tạo được những dấu ấn riêng năm trước, số lượng các mẫu máy ảnh mirrorless đã đa dạng hơn khá nhiều năm nay. Nổi bật nhất là "ông lớn" Nikon cũng đã gia nhập thị trường với J1 và V1.
Theo một số chủ cửa hàng xách tay, NEX-C3 hiện đang bán rất chạy nhờ mức giá rẻ chỉ khoảng 11,9 triệu đồng bao gồm ống kính. Trong khi đó Panasonic cũng bán tốt nhờ được nhiều người đánh giá cao về chất lượng hình ảnh dù giá cao hơn.
Đáng tiếc là bộ ba mẫu máy mirrorless của Olympus là E-PL3, E-P3 và E-PM1 chưa thấy bán ở trong nước.
Dưới đây là 5 mẫu máy ảnh ống kính rời không gương lật hấp dẫn nhất ở thị trường Việt Nam.
Nikon V1
Nikon V1.
Nikon V1 là mẫu máy ảnh ống kính rời không gương lật cao cấp nhất của Nikon mới ra mắt. Sản phẩm này cùng với J1 bắt đầu bán chính hãng tại Việt Nam trong tuần này. Nikon V1 trang bị cảm biến CMOS độ phân giải 10 Megapixel kích thước 13,2 x 8,8 mm.
Nikon V1 cao cấp hơn người anh em với bộ vỏ hợp kim ma-giê, kính ngắm điện tử độ phân giải 1,4 triệu điểm ảnh. V1 có kích thước lớn hơn một chút so với người anh em của mình với 113 x 76 x 44 mm và cân nặng 294 gram. Màn hình phía sau model cũng có kích thước 4 inch nhưng độ phân giải 960.000 điểm ảnh.
Nikon V1 có giá bán chính hãng tại Việt Nam là 18,3 triệu đồng đã bao gồm ống kính kit 10-30mm (tương đương 27 - 81 mm trên định dạng máy phim 35mm).
Nikon J1
Nikon J1. Ảnh: Tuấn Hưng.
Nikon J1 cũng sở hữu cảm biến CMOS kích thước 13,2 x 8,8 mm độ phân giải 10 Megapixel như V1 nhưng không có kính ngắm điện tử và lớp vỏ bằng nhựa. Mẫu máy này sở hữu khả năng lấy nét và tốc độ chụp liên tục lên tới 10 khung hình mỗi giây với khả năng lấy nét tự động.
Nikon J1 cũng trang bị khả năng quay video chuẩn Full HD 60i với tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Tốc độ màn trập tối đa 1/6000 giây và tối thiểu 30 giây. ISO được máy hỗ trợ từ mức 100 đến 3.200.
Nikon J1 có giá bán tại Việt Nam là 15 triệu đồng đã bao gồm ống kính kit 10-30mm (tương đương 27 - 81 mm trên định dạng máy phim 35mm).
Panasonic Lumix GF3
Panasonic Lumix GF3. Ảnh: Tuấn Hưng.
Lumix DMC-GF3 sở hữu cảm biến Live MOS sensor độ phân giải 12 Megapixel giống như GF2 nhưng có bộ xử lý nhanh hơn giúp lấy nét tự động 120Hz. Model này cũng có thể quay video chuẩn Full HD 1080i AVCHD, độ nhạy sáng ISO từ 160 đến 6.400, tính năng bắt nét đối tượng và chọn điểm lấy nét theo 23 vùng. Người dùng có thể tinh chỉnh các thông số hoặc chọn điểm bắt nét ngay trên màn hình cảm ứng phía sau với kích thước 3 inch độ phân giải 460.000 pixel.
Panasonic Lumix GF3 được bán tại Việt Nam với giá 7,2 triệu đồng. Mức giá này đã bao gồm thân máy và bộ hai ống kính 14mm, f/2.5 và 14 - 42mm, f/3.5-5.6.
Sony NEX-C3
Sony NEX-C3. Ảnh: Tuấn Hưng.
Sony NEX-C3 có thể coi là mẫu máy ảnh ống kính rời không gương lật có mức giá tốt nhất trên thị trường hiện tại. Model này có giá khoảng 11,9 triệu đồng bao gồm cả ống kính 18-55mm F3.5-F5.6. Máy có ba màu sắc để lựa chọn là đỏ, bạc và đen.
Mẫu máy ảnh ống kính rời nhỏ gọn của Sony trang bị cảm biến ảnh Exmor APS HD CMOS kích thước 23,4 x 15,6 mm độ phân giải 16,2 Megapixel, quay video chuẩn HD tốc độ 29,97 khung hình mỗi giây. NEX-C3 sở hữu hệ thống lấy nét tự động 25 điểm, đo sáng 49 vùng theo dạng lưới tổ ong, ISO từ 100 đến 12.800. Màn hình phía sau có cơ chế lật như phiên bản NEX-3 trước đây với kích thước 3 inch độ phân giải 921.600 pixel.
Sony NEX-5N
Sony NEX-5N.
NEX-5N là một sự lựa chọn đáng giá với nhiều nâng cấp đáng kể so với NEX-5. Dù trông gần giống người tiền nhiệm nhưng NEX-5N có thêm màn hình cảm ứng, cảm biến ảnh APS-C CMOS độ phân giải 16 Megapixel, khả năng quay video Full HD 1080p tốc độ 60 khung hình mỗi giây.
NEX-5N được trang bị màn trập điện tử cho độ trễ thấp hơn nhiều so với trước đây. Máy hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 25.600, ISO tự động giới hạn đến mức 3.200, tốc độ chụp liên tiếp 19 khung hình mỗi giây.
Sony NEX-5N có giá bán khoảng 15 triệu đồng bao gồm cả ống kính kit 18-55mm F3.5-5.6 OSS.
Theo Số Hóa
5 máy ảnh DSLR bán chạy nhất hiện nay Nếu như Canon có 60D và 600D bán tốt, thì Nikon cũng sở hữu mẫu D90 hay D7000 vừa phát hành được nhiều người dùng chọn. Camera ống kính rời bán tốt nằm trong tầm 30 triệu đồng trở xuống. Đây cũng là phân khúc có số model phong phú, đến từ các thương hiệu như Sony, Pentax, Olympus... Tuy nhiên, Canon và...