Một ngày trên đảo Nam Du: Một bên là vách đá, một bên là biển mênh mông
Nếu quỹ thời gian quá hạn hẹp, du khách vẫn có thể đến đảo Nam Du để khám phá vẻ đẹp nơi đây bằng tàu cao tốc.
Thuê một chiếc xe máy, tôi bắt đầu hành trình đi phượt vỏn vẹn trong ngày nhưng đầy thú vị.
Hay tin công ty tàu cao tốc khai thác tuyến Phú Quốc – Nam Du vào thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật và đi về trong ngày, tôi quyết định phượt một chuyến đến đảo Nam Du.
Sau khi thủ sẵn 2 chiếc vé cả chặng đi và chặng về, tôi đến cảng Vịnh Đầm (ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ) bước lên chiếc tàu Super Dong V. Đúng 7 giờ 50 sáng, tàu xuất phát thẳng hướng Đông Nam về quần đảo Nam Du. Cứ tưởng chuyến đi chẳng mấy ai đồng hành, nhưng thật bất ngờ, trên tàu có hơn 100 hành khách và đều là khách du lịch.
Tàu cao tốc từ Phú Quốc ra Nam du xuất phát từ cảng Vịnh Đầm. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Có khá đông du khách từ Phú Quốc ra Nam Du tham quan. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Tàu chạy được khoảng 10 phút, thủy thủ mở cửa khoang sau cho hành khách ra ngắm biển. Ai nấy đều thích thú chụp ảnh với view là biển cả mênh mông, xa xa là những hòn đảo nhỏ.
Du khách chụp ảnh trên hành trình Phú Quốc đi Nam Du. ẢNH: HOÀNG TRUNG Video đang HOT |
Sau hơn 1 giờ lướt trên biển, quần đảo Nam Du hiện gần trước mặt. Được biết, quần đảo Nam Du có hơn 20 đảo lớn nhỏ. Một người từng đến Nam Du cho biết người dân sống chủ yếu tập trung ở hòn Nam Du (người dân quen gọi là hòn Củ Tron hoặc hòn Lớn) và hòn Ngang.
Sau hơn 1 giờ lướt sóng, quần đảo Nam Du hiện dần ra trước mặt. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Tàu cập cảng ở hòn Củ Tron, hành khách háo hức nhanh chóng rời tàu bắt đầu tham quan nơi này. Vừa rời tàu, hàng chục người dân địa phương đã đến gặp du khách mời chào dịch vụ thuê xe máy để tiện tham quan đảo, giá thuê xe tầm 150.000 đồng/ngày.
Kiểm soát trước khi đặt chân lên hòn Củ Tron. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Trước khi đặt chân lên đất hòn Củ Tron, toàn bộ du khách được lực lượng biên phòng Nam Du kiểm tra thông tin, hướng dẫn đến khu vực khai báo y tế phòng chống dịch Covid-19.
Khai báo y tế. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Sau khi mượn được chiếc xe máy và đổ đầy xăng, tôi bắt đầu hành trình khám phá hòn Củ Tron, một hòn thuộc quần đảo Nam Du, xã An Sơn, H.Kiên Hải, Kiên Giang. Tôi đi trên con đường bê tông vòng quanh đảo mà cứ liên tưởng như đi trên những đoạn đường đèo ở miền Trung mà tôi đã từng đi qua, một bên là vách đá, phía còn lại là biển cả mênh mông.
Con đường vòng quanh đảo Nam Du. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Dù trời khá nắng và nóng nhưng trước những khung cảnh đẹp tuyệt vời giữa chốn trần gian này, buộc tôi phải dừng xe xuống chụp ảnh để về ngắm dần vì biết bao giờ mình mới trở lại chốn này.
Con đường như ôm trọn Nam Du vào lòng, phía bên kia là hòn Ngang. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ, tôi đã chinh phục hết con đường quanh đảo. Trở lại chỗ cũ trả xe máy, tiếp tục cuốc bộ lang thang trong khu dân cư, uống nước đá me… Đến 15 giờ 30, còi tàu hú vang, tôi trở lại tàu để về Phú Quốc, kết thúc hành trình chinh phục Củ Tron.
Còn đường nhỏ trong khu dân cư. ẢNH: HOÀNG TRUNG |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Vũ Khắc Huy, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Kiên Giang, cho biết hiện tại có nhiều công ty du lịch lữ hành tại Phú Quốc có tổ chức tour du lịch cho khách từ Rạch Gía và Phú Quốc ra quần đảo Nam Du.
“Trước đây, du khách từ miền Bắc muốn tham quan đảo Nam Du đều phải đến TP.Rạch Giá (Kiên Giang) rồi mới đi tàu cao tốc ra. Giờ công ty tàu cao tốc khai thác tuyến Phú Quốc – Nam Du sẽ thuận tiện hơn cho du khách vì khách có thể bay từ Hà Nội ra Phú Quốc du lịch, sau đó đi tiếp ra Nam Du tham quan với thời gian đi trên biển ít hơn”, ông Huy nói.
Tiếng gà gáy vào sóng đảo Hòn Chuối
Nằm cách đất liền khoảng 32 km, đảo Hòn Chuối chỉ có vài chục hộ dân sinh sống, tiếng gà gáy eo óc sớm chiều nơi khơi xa này nghe rất lạ.
So với một số đảo lớn khác, đảo Hòn Chuối (thuộc TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) không quá xa đất liền, nhưng để đến được Hòn Chuối, chỉ có thể theo tàu cá của ngư dân hoặc đi nhờ phương tiện của các đơn vị đóng trên đảo.
Chủ tàu Huỳnh Thanh An (ngụ khóm 6, TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) kiêm tài công, ưu tiên cho khách ngồi chung trên khu vực buồng lái. Vị trí này được trải chiếu êm, đủ chỗ để ngả lưng nếu mỏi. Ông An cho biết, gặp ngày thời tiết xấu, người không quen đi biển, thậm chí không bị say xe, vẫn có thể say sóng vật vờ
Từ phía biển, có thể thấy địa hình đảo rất hiểm trở, vách đá lởm chởm gần như thẳng đứng. Đảo có diện tích 7 km2, điểm cao nhất so với mực nước biển khoảng 170m
Người dân kể, tùy theo mùa gió, họ thực hiện những chuyến "di cư" ngay trên đảo. Theo đó, từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hằng năm, cư dân từ gành nam về sinh hoạt ở gành chướng của đảo để tránh gió mùa tây nam. Ngược lại, từ tháng 9 đến tháng 3, họ sẽ chuyển đồ đạc từ nhà ở phía gành chướng về lại gành nam để tránh gió chướng
Một chú gà trống leo lên nóc nhà cất tiếng gáy lẻ loi giữa đảo khơi. Trong không gian vắng vẻ nên tiếng gà gáy vang, rõ, thỉnh thoảng vọng xa xăm khi bị gió biển thổi bạt đi theo sóng nước. Theo người dân nơi đây, mang gà từ đất liền ra nuôi vừa có thể cải thiện bữa ăn, vừa có tiếng gáy cho vui cửa vui nhà
Đảo có hơn 200 nhân khẩu với gần 70 hộ dân. Cư dân nơi đây ngoài người TT.Sông Đốc, còn có dân từ các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau ra đảo trú ngụ, làm ăn. Nhiều người đến từ TT.Cái Đôi Vàm (H.Phú Tân), TT.Cái Nước (H.Cái Nước)...
Về địa giới hành chính, đảo Hòn Chuối thuộc TT.Sông Đốc, còn về khoảng cách địa lý, xa chừng 17 hải lý tính đến cửa biển Sông Đốc. Trên đảo hiện có 3 đơn vị quân đội và dân sự trú đóng gồm: Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), Trạm Radar 615 (Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), Trạm Hải đăng Hòn Chuối (Bộ Giao thông vận tải)
Trên đảo có một lớp tình thương do Đồn Biên phòng Hòn Chuối phối hợp Trạm Radar 615 và Tổ nhân dân tự quản, mở để dạy học cho con em cư dân nơi đây. Người phụ trách giảng dạy lớp ghép từ 1 đến 7 này là thiếu tá Trần Bình Phục của Đồn Biên phòng Hòn Chuối
Hòn Chuối chưa có hệ thống trường học quốc gia, trạm y tế. Địa hình dốc núi, rừng cây nên không có đường giao thông, không xe cộ. Một số đoạn đường dốc xây bậc thang, cùng những đường mòn đất đá băng qua rừng cây
Chiêm ngưỡng tượng Phật cao 81m tạc trong vách núi An Giang Thất Sơn huyền bí luôn mang đến cho du khách những điều mới mẻ để khám phá. Mới đây, còn có tượng Phật to lớn được chạm khắc trong vách đá núi Sam. Nằm trong vùng Thất Sơn nổi tiếng của đất An Giang, núi Sam cao chừng 284m so với mực nước biển và mang một vẻ đẹp hoang sơ. Năm 2018,...