Một ngày rời xa khói bụi thành phố, làng cổ Đường Lâm chắc chắn là gợi ý tuyệt vời cho vé thăm cổ trấn xưa
Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm một địa chỉ để nghỉ ngơi, du lịch gần Hà Nội thì làng cổ Đường Lâm chính là lựa chọn hoàn hảo cho một chuyến tìm về vùng quê không khí trong lành, yên ả xa rời khói bụi thành phố.
Không chỉ vậy, nơi đây còn lưu giữ nhiều kiến trúc nhà mang đậm kiến trúc của vùng quê Bắc Bộ với những con đường gạch, bức tường đá độc đáo. Cùng chúng mình bỏ túi kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm mới nhất này nhé!
Làng cổ Đường Lâm ở đâu?
Cách trung tâm Thủ đô chỉ khoảng 44km về phía Đông,làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội. Nơi đây từng được biết đến là quê hương của vua Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi với cái tên “đất hai vua”. Cho đến thời điểm này, làng cổ Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc trưng với cây đa, giếng nước, sân đình,… của mộtngôi làng Bắc Bộ với gần 1 nghìn ngôi nhà còn giữ được nét truyền thống.
Kiến trúc cổ xưa tại làng cổ Đường Lâm còn nguyên vẹn chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ
Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Làng cổ Đường Lâm có gì mà hấp dẫn du khách đến vậy?
Đến với làng cổ Đường Lâm, bạn sẽ có một chiếc tour trở về với miền kí ức xưa với không gian yên bình, êm ả đặc trưng của làng quê Việt. Cùng chúng mình ghé thăm những địa điểm đặc biệt hấp dẫn không nên bỏ qua khi tới Đường Lâm này nhé!
Cổng làng Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ Là cổng làng duy nhất còn sót lại ở làng cổ Đường Lâm. Cổng được xây dựng từ thời Hậu Lê và có nét kiến trúc đặc biệt so với những cổng làng truyền thống xưa. Cổng làng Mông Phụ có đầu nóc kiểu “thượng gia hạ môn” (hiểu là trên là nhà, dưới là cổng). Cùng với cây đa, bến nước, ao sen, cổng làng Mông Phụ đúng tạo nên khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa mà ai đã qua thời ấy rồi cũng rất nhớ nhung, hoài niệm.
Đình làng Mông Phụ
Được xây dựng cách đây gần 400 năm, đình làng Mông Phụ mang đậm kiến trúc triều đại phong kiến xưa với kiến trúc kiểu chứ Công. Gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Hữu Mạc và Tả Mạc hai bên đình và tòa Đại đình ở giữa. Bước vào phía trong đình, bạn sẽ thấy có nhiều góc treo hoành phi, câu đối có niên đại cả mấy trăm năm. Trong đình còn lưu giữ hai giếng cổ có giá trị đặc sắc.
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Tọa lạc tại địa bàn thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang được xây dựng từ thời vua Tự Đức nhằm thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ có kiến trúc hình chữ Nhị, đây là địa điểm tham quan hấp dẫn, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay.
Thăm quan các ngôi nhà cổ đặc biệt
Tại Đường lâm, có cả gần một nghìn ngôi nhà cổ được xây dựng từ những năm giữa thế kì XVII. Các ngôi nhà ở đây đều được xây theo lối kiến trúc 5 gian, 7 gian đặc biệt của lối kiến trúc Bắc Bộ xưa. Nguyên liệu xây dựng được sử dụng là các vật liệu truyền thống như: đá ong, gạch đất nung, gỗ xoan, tre nứa, đất nện, mùn cưa. Với kiến trúc mang đậm nét văn hóa xưa, khuôn viên của các ngôi nhà cổ đều được xây dựng thành các khu tách biệt như: nhà chính, nhà ngang, nhà bếp, sân vườn, giếng nước…
Một số ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất ở Đường Lâm bạn có thể đến tham quan là:
Ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng với cổng xưa rợp bóng cây tơ hồng
Căn nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến lại có khoảng sân rộng xếp đều tăm tắp các vại tương của cha ông để lại bao đời
Video đang HOT
Căn nhà của chị Dương Lan lại độc đáo ở chiếc bục cửa rất cao khiến ai muốn bước chân vào cũng phải cúi rạp mình
Giếng cổ tại Đường Lâm
Giếng làng tại Đường lâm cũng giống như nhiều làng quê khác ở Bắc Bộ. Xưa, đây là nơi người dân lấy nước sinh hoạt hằng ngày, là nơi tập trung của người dân cả làng. Tuy nhiên, nếu ở các địa phương khác, giếng nước làng gần như đã bị lấp đi hết thì tại Đường Lâm, đi tham quan quanh quanh, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều giếng nước cổ. Dòng nước trong vắt, mát rượi sẽ làm bạn thích thú đó!
Nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi, bạn có thể đi tham quan đền thờ Phùng Hưng và lăng đền thờ vua Ngô Quyền nữa bạn nhé! Một ngày ở Đường Lâm góc nào cũng có thể làm background xịn cho bạn đó, tha hồ mà check in Đường Lâm bạn nhé!
Kinh nghiệm du lịch tại làng cổ Đường Lâm
Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Vì nằm ngay ngoại thành Hà Nội nên việc di chuyển đến Đường Lâm rất dễ dàng và có nhiều phương thức di chuyển cho bạn tha hồ lựa chọn.
Đến đây rồi thì tha hồ mà check in, chụp ảnh
Bạn có thể di chuyển bằng xe bus đến Đường Lâm với các tuyến bus số 71, 73, 89 để đến bến xe Sơn Tây. Sau đó thì đi xe ôm hoặc taxi đến Đường Lâm.
Xe khách cũng là phương tiện được nhiều người ưu tiên. Bạn có thể lựa chọn xe khách Mỹ Đình – Phú Thọ để di chuyển với thời gian chỉ chừng 1giờ 15 phút cho chuyến đi.
Tuy nhiên, phương tiện tối ưu nhất được mọi người lựa chọn chính là phương tiện cá nhân. Xe máy hoặc ô tô đều rất dễ đi nên bạn có thể tham khảo 2 cung đường đến Đường Lâm:
Đại lộ Thăng Long -> ngã ba Hòa Lạc -> ngã tư giao với đường 21-> ngã tư đường 32 sẽ thấy đường chỉ dẫn vào làng cổ Đường Lâm Đường 32 -> thị xã Sơn Tây -> ngã tư giao với đường 21 -> ngã tư đường 32
Giá vé dịch vụ tham quan làng cổ Đường Lâm
Giá rẻ như cho, chỉ với 10.000 VNĐ/ trẻ em và 20.000 VNĐ/ người lớn bạn đã có một ngày trải nghiệm hết nét đặc sắc trong văn hóa vùng quê Bắc Bộ.
Ngoài ra, tại Đường Lâm còn có nhiều dịch vụ khác như: cho thuê xe đạp với giả cực rẻ: chỉ 30.000 VNĐ/ngày cho du khách tha hồ mà thăm thú.
Để trải nghiệm trọn vẹn nhất tại làng quê thanh bình này, bạn có thể đặt cơm hoặc thuê homestay để nghỉ lại, giá cả cũng vô cùng phải chăng.
Nếu cần thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, cần hít thở một bầu không khí trong lành thực sự thì làng cổ Đường Lâm đúng là địa chỉ tuyệt vời dành cho bạn đó! Chần chừ gì mà không lên ngay một kế hoạch chi tiết cho chuyến đi cuối tuần của gia đình, bạn bè ngay!
[Ảnh] Ngôi làng cổ Xứ Đoài mang đậm dấu ấn thời gian làm say lòng du khách
Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội mang đậm dấu ấn thời gian, không ồn ào, bịu bặm, chỉ có sự trong lành, của đất, của đá ong, của những ngôi nhà năm gian, hai trái.
Cổng làng Đường Lâm mang nét đẹp yên bình
Nơi lưu giữ hồn làng Việt cổ
Cổng làng Đường Lâm xây bằng đá ong, hai cánh làm từ gỗ lim theo hình cánh dế.
Bên trái là cây đa cổ thụ tỏa bóng cây , bên phải là một hồ nước trong xanh. Trước kia, đây là nơi nghỉ chân của những người nông dân sau giờ làm đồng.
Nơi dừng chân cho du khách đến tham quan
Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km. Từ lâu, điểm đến này được nhiều du khách yêu thích vì sự cổ kính và thanh bình.
Đền Phủ thờ bà Chúa Mía
Bà Chúa Mía là một vị Thánh Mẫu được dân chúng trong vùng kính nể, tôn thờ. Nhân dân trong vùng đã cho tạc tượng đưa vào phối thờ ở trong chùa Mía và cũng có một đền Phủ thờ riêng.
Văn bia Đền Phủ thờ Bà Chúa Mía
Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian và lịch sử, chùa Mía và đền Phủ vẫn còn nguyên vẹn và là địa chỉ linh thiêng của người dân Đường Lâm và du khách gần xa.
Chùa Mía ẩn mình sau vẻ đẹp cổ kính
Với những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc độc đáo, với quy mô bề thế và đẹp, chùa Mía đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
Kiến trúc độc đáo nhưng vẫn mang lại nét cổ xưa
Đình làng Mông Phụ. (Ảnh:Phương Linh)
Trọng tâm bảo tồn ở Đường Lâm là làng Mông Phụ, nơi có chiếc cổng cổ xưa nhất vẫn được gìn giữ tới bây giờ. Cổng làng được xây dựng từ năm 1833, phía trên tựa dòng chữ "Thế hữu hưng ngơi đại", tạm dịch là thời nào cũng có người tài.
Đình làng Mông Phụ
Làng Mông phụ có các ngõ khá rộng, chạy ngoằn ngoèo, uốn lượn và thường được lát gạch ở phần giữa. Dọc 2 bên đường là tường hậu của các nhà dân xây bằng đá ong, hay gạch mộc.
Những cây đa, giếng nước, sân đình nơi đây đều có cả trăm năm tuổi
Quán nước trước đình làng Mông Phụ - nơi dừng chân của các du khách
Rặng Duối nghìn năm tuổi, đình làng Mông Phụ 500 năm, nơi sinh thành hai vị vua lớn: Ngô Quyền, Phùng Hưng. Đường Lâm mảnh đất giàu truyền thống ấy còn là nơi lưu giữ 450 ngôi nhà cổ, người ta vẫn hay gọi bằng cái tên quen mà lạ: Những ngôi nhà thời gian.
Những chiếc cổng đậm chất cổ xưa. (Ảnh:Phương Linh)
Nét cổ kính của ngôi làng hiện lên từ cổng vào đến những bức tường cổ, lối đi lát gạch nghiêng
Hầu hết các ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đều được xây dựng bằng các vật liệu đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ xưa như: gỗ quý, đá ong, rơm rạ, bùn non, đất sét... Đến với Đường Lâm, du khách như được lạc một thế giới yên bình của vùng quê xưa, tách biệt với cuộc sống đô thị xô bồ bên ngoài.
Những bức tường đá ong có màu vàng sậm
K hông thể phủ nhận nét đẹp hiếm có tại nơi đây
Nhà cổ được làm bằng đá ong cổ kính, rêu phong
Theo thống kê ba làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh có đến 800 ngôi nhà cổ truyền thống, được xây dựng chủ yếu bằng đá ong. Các ngôi nhà ở đây được làm theo kết cấu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh và chữ Môn.
Với vẻ ngoài cổ kính, Đường Lâm được ví như "phố cổ" thứ hai ở Hà Nội
Quán cafe cũng mang một nét cổ xưa đúng như tên gọi
Ngôi nhà kết hợp giữa hiện đại và cổ kính
Vào những ngày đầu tháng 6, những người nông dân cũng bước vào mùa gặt. Làng Đường Lâm cũng vậy, những cánh đồng lúa chín vàng báo hiệu một mùa gặt đã đến.
Cánh đồng lúa đẹp như bức họa
Người dân miệt mài với công việc
Nơi đây mang dáng dấp của vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Dù xã hội ngày một hiện đại, cuộc sống người dân ngày một cải thiện nhưng nơi đây vẫn giữ được những nét đặc trưng của làng quê Việt, đặc biệt là vào những ngày mùa.
Khung cảnh bình yên của làng cổ Đường Lâm
Có lẽ hiếm nơi nào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ sở hữu nhiều đặc sản truyền thống gắn với tên đất, tên làng như Đường Lâm. Nhắc tới Đường Lâm, người ta nhớ tới tương Mông Phụ, gà Mía, thịt quay đòn, chè lam, kẹo dồi... Tất cả những sản vật ấy đều được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở một làng quê truyền thống có lối sống nông nghiệp, được các thế hệ kế thừa, trao truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác.
Thịt quay đòn- một trong những đặc sản ở Đường Lâm
Cửa hàng bán chè lam, kẹo dồi
Điều đặc biệt ở Đường Lâm là vào bất cứ mùa nào, nơi đây cũng mang lại cho du khách một không gian yên bình, tĩnh lặng.
Sự yên bình giữa ngôi làng cổ
Nếu người Hội An tự hào về phố cổ, người Hà Nội hãnh diện với 36 phố phường thì những người con xứ Đoài cũng có thể tự hào về những ngôi nhà đá ong, và làng cổ Đường Lâm vẫn là một địa chỉ thu hút khách du lịch mỗi khi họ đến Sơn Tây - nơi đã đi vào thơ của Quang Dũng - Xứ Đoài mây trắng, làm ngẩn ngơ bao du khách.
Những thành phố trong lành nhất thế giới Những điểm đến thân thiện với môi trường, gần gũi thiên nhiên ngày càng được nhiều du khách lựa chọn. Ngoài các khu vực miền núi và nông thôn, nhiều thành phố du lịch vẫn giữ được sự trong lành nhờ các nỗ lực bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Uswitch mới đây đã công bố phân tích và...