Một ngành nghề thoáng nghe tưởng lạ nhưng cực kỳ gần gũi, lương thưởng tốt
Ngành F&B đang nhận được sự đặc biệt quan tâm của giới trẻ.
Có một ngành nghề nghe tên rất lạ nhưng tính chất công việc rất quen thuộc, gần gũi. Đó là ngành F&B, dự báo cực phát triển trong tương lai, trở thành một xu hướng nghề nghiệp. Ngành nghề này đang thu hút nhiều bạn trẻ thử sức. Đặc biệt, khi làm việc trong ngành F&B, bạn sẽ nhận được mức lương thưởng tương đối tốt. Vậy ngành này là gì, yêu cầu ra sao, cơ hội việc làm thế nào? Hãy theo dõi thông tin ngay ở phần dưới đây.
NGÀNH F&B LÀ GÌ? MÔN CHUYÊN NGÀNH RA SAO?
Ngành F&B ( Food and Beverage) là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến có thể kể đến là khách sạn và các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán café, quán ăn,… Riêng với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là một trong những yếu tố mang lại nguồn doanh thu cao nhất, bên cạnh dịch vụ thuê phòng lưu trí, bởi tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại.
Hiện nay, dịch vụ F&B được chia thành 3 nhóm chính:
- Phục vụ tại bàn (Waiter service): Thực khách được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.
- Tự phục vụ (Self service): Khách hàng được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.
- Phục vụ hỗ trợ (Assisted service): Khách được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.
Các bạn cần phân biệt ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, trong khi đó, F&B là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng. Sinh viên theo đuổi ngành F&B sẽ có những trải nghiệm thú vị khi xây dựng kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail và nghệ thuật ăn uống. Ngoài ra, kiến thức trong ngành này rất thực tế. Chẳng hạn, bạn sẽ được học các môn như:
- Nghiệp vụ cơ bản trong ngành dịch vụ.
- Quản trị đa văn hóa.
- Tính toán chi phí thực phẩm và nguyên liệu.
- Thiết kế thực đơn.
Video đang HOT
- Cách bố trí không gian – ẩm thực.
- Lập kế hoạch tài chính.
Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại nhà hàng. Và hiểu rõ những vấn đề trong thực phẩm, chẳng hạn như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương, thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi sự chăm chỉ, nắm vững lý thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM TRONG NGÀNH F&B VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM
Để làm việc trong ngành F&B, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bài bản.
- Có kinh nghiệm thực tế.
- Có sức khỏe tốt, có thể làm việc liên tục trong thời gian dài.
- Tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và nhanh nhẹn.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là đôi bàn tay.
- Giữ thái độ thân thiện, vui vẻ với khách hàng và hòa đồng với đồng nghiệp.
Theo nghiên cứu ngành thực phẩm tại Việt Nam, ngành F&B có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh mẽ ấy đã kéo theo nhu cầu nhân lực tăng cao. Từ những vị trí không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như thu nhân, tiếp tân, nhân viên phục vụ,… Đến những vị trí có nhiều kinh nghiệm như: Đầu bếp, người quản lý, bartender,… đều được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.
Thực tế cho thấy, những việc làm ngắn hạn trong ngành F&B là công việc dễ tìm kiếm nhất hiện nay. Do đó, nếu bạn yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động và nhiều thử thách thì những việc làm trong ngành F&B hoàn toàn phù hợp.
TRƯỜNG NÀO ĐÀO TẠO NGÀNH F&B, MỨC LƯƠNG THƯỞNG THẾ NÀO?
Nếu muốn làm việc trong ngành F&B, bạn có thể học chuyên ngành Quản lý nhà hàng, quản lý khách sạn tại các trường Đại học sau: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương Mại, Đại học Ngoại Thương, Đại học RMIT, Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Du lịch và Công thương, Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội,…
Mức lương của ngành F&B được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể như sau:
- Tổng thu nhập cấp Quản lý điều hành nhà hàng khách sạn dao động từ 12 – 50 triệu đồng/tháng.
- Tổng thu nhập của nhân viên bếp/phụ bếp dao động từ 6 – 25 triệu đồng/tháng.
- Tổng thu nhập vị trí nhân viên ẩm thực/bàn/bar dao động từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
Hội nhập quốc tế tác động đến việc lựa chọn ngành học của thí sinh
Ứng dụng nghề nghiệp đa dạng khiến cho ngành ngoại ngữ đang trở thành xu hướng 'hot', chính vì thế ngành ngoại ngữ hay chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ tại các trường đại học đang được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký trong mùa tuyển sinh năm 2022.
Lựa chọn ngành đào tạo về ngoại ngữ để đón đầu xu hướng nghề nghiệp trong tương lai
Xu hướng lựa chọn ngành ngoại ngữ tăng cao
Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ trong đào tạo cũng như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi vậy, ngành ngoại ngữ tại các trường đại học, cao đẳng được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký nguyện vọng tuyển sinh năm 2022.
Em Nông Thị Hoan, học sinh trường THPT Hàm Yên, Tuyên Quang cho biết: sau khi thi tốt nghiệp THPT em đã đăng ký nguyện vọng vào Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, em rất muốn theo học ngành Ngôn ngữ Anh bởi đây là ngành học mở ra rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Đồng thời, nếu có kết quả học tập tốt, cơ hội nhận học bổng đi du học là không hề khó, em mong rằng mình sẽ đỗ đúng nguyện vọng mình đăng ký.
Trao đổi với Báo GD&TĐ, GVCC.TS Lê Hồng Thắng, Hiệu trưởng Trường Ngoại Ngữ - Đại học Thái Nguyên cho biết: Xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay đã tác động không nhỏ đến sự lựa chọn của các thí sinh. Những năm trở lại đây, lượng thí sinh đăng ký các ngành học ngoại ngữ ngày càng gia tăng, trung bình mỗi năm có từ 3000 - 3500 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, tuy nhiên, khả năng đào tạo của Nhà trường có hạn nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của xã hội.
Về công tác tuyển sinh năm 2022, Nhà trường đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng vì vậy đến nay cơ bản đã hoàn tất và giữ ổn định đề án tuyển sinh giống như những năm trước. Theo đó, Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên dự kiến tuyển sinh 745 chỉ tiêu, đào tạo ở các ngành và nhóm ngành gồm Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp và Ngôn ngữ Trung Quốc, theo 3 phương thức đó là xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và xét tuyển theo kết quả học tập trong học bạ ở THPT.
Hiện nay, các thí sinh đang tiếp tục đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng, dự kiến đến ngày 17/9/2022 trường sẽ công bố kết quả xét tuyển đợt 1. Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT kết thúc, với phổ điểm như vậy, TS. Lê Hồng Thắng cho rằng điểm chuẩn vào Trường Ngoại ngữ năm 2022 có thể bằng hoặc sẽ điều chỉnh tăng hơn so với năm ngoái.
Trung bình mỗi năm có từ 3000 - 3500 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
Trong thời gian tới Trường Ngoại ngữ sẽ tiếp tục bổ sung, tăng cường nhân lực, cải thiện cơ sở vật chất, đặc biệt nâng cao hơn nữa chỉ tiêu tuyển sinh để đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong xu thế hiện nay.
Mở ra nhiều cơ hội việc làm
Theo thực tế, các chuyên ngành đào tạo về ngoại ngữ hay chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ vẫn đang thu hút nhiều học sinh đăng ký bởi mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
TS. Hà Xuân Linh, Trưởng Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên cho biết: Với tốc độ phát triển, hội nhập ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ ngày một tăng lên, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên dễ dàng có nhiều lựa chọn ngành học, công việc hấp dẫn. Để đạt được điều đó, người học không chỉ cần giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn phải có khả năng ngoại ngữ - một trong những yếu tố tiên quyết để hội nhập với thế giới.
Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên là cơ sở đạo tạo các chương trình giảng dạy bằng Tiếng Anh với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Những năm qua, tỷ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đều duy trì ở mức cao từ 95-100%.
Năm 2022, Khoa Quốc tế tiếp tục tuyển sinh 200 chỉ tiêu với 4 ngành Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, kế toán, Quản lý tài nguyên môi trường thông qua 5 phương thức xét tuyển gồm xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, theo kết quả ghi trong học bạ, theo điểm đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ, xét tuyển thẳng theo đề án tuyển sinh.
Khoa Quốc tế cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên được học tập nâng cao kiến thức
Để thí sinh yên tâm đăng ký nguyện vọng và lựa chọn Khoa Quốc tế là nơi để học tập, Khoa cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên được học tập nâng cao kiến thức đặc biệt là nâng cao kỹ năng ngoại ngữ. Đồng thời, Khoa Quốc tế cũng tăng cường kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với Khoa để giới thiệu việc làm với mức thu nhập khá cho sinh viên ngay sau khi ra trường.
Mới đây, Khoa Quốc tế đã thực hiện kiểm định chất lượng quốc tế thành công với ngành đào tạo Kinh Doanh quốc tế và tiếp tục xây dựng kiểm định quốc tế cho 2 ngành trong năm học tới. Với mục tiêu hướng tới đến năm 2025, 100% các ngành đạo tạo đại học của Khoa được kiểm định và công nhận quốc tế của tổ chức kiểm định hệ thống các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).
Những ngành học không sợ thất nghiệp Sau 2 năm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đời sống kinh tế - xã hội đã có nhiều biến động đáng kể. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp của học sinh, sinh viên cả nước trong năm qua cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Ngành Công nghệ thông tin Đây là một ngành học hot trước cả khi dịch bệnh bùng...