Một ngành học có điểm chuẩn cao chót vót, ra trường không khó xin việc
Ngành Lịch sử đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
Năm nay (năm 2022), điểm chuẩn các ngành Lịch sử tăng mạnh so với các năm trước. Nguyên nhân được cho là do phổ điểm khối C00 tăng, nhóm ngành Lịch sử giảm chỉ tiêu xét tuyển.
Năm 2022, đỉnh phổ điểm khối C00 (Văn, Sử, Địa) là 19,5 – 20 điểm, trong khi năm ngoái là 17,5 – 18,5. Phổ điểm môn Lịch sử và Ngữ văn tăng cao, đặc biệt là môn Lịch sử. Cụ thể, ngành Sư phạm Lịch sử của trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên lấy 27,5 điểm, là ngành có điểm trúng tuyển cao nhất theo điểm thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét thang điểm 40, điểm chuẩn ngành Lịch sử cao thuộc top đầu với 37,5 điểm ở khối C00; 35,5 điểm ở khối C03; 37,5 điểm ở khối C19 và 35,5 điểm ở khối D14, R23. So với năm 2021, điểm chuẩn ngành này tăng từ 2,1 – 2,6 điểm. Ngành Lịch sử của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng tăng nhẹ. Trường lấy 24,6 điểm ở tổ hợp C00 và 24,1 điểm ở tổ hợp D01, D14, D15.
Nhiều người vẫn nghĩ Lịch sử là ngành học khô khan, kém thú vị, ra trường khó xin việc. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ có phần phiến diện. Ngày nay, nhiều bạn trẻ học ngành Lịch sử sau khi ra trường có việc làm tốt với mức đãi ngộ hấp dẫn. Hãy cùng tham khảo thêm thông tin về ngành Lịch sử cũng như những công việc tiềm năng liên quan đến ngành học này.
Ảnh minh họa.
AI CÓ THỂ THEO HỌC NGÀNH LỊCH SỬ?
Lịch sử là ngành nghiên cứu và phân tích các sự kiện, dấu mốc diễn ra trong quá khứ. Từ những nghiên cứu đưa ra những kết luận, đúc kết rút bài học và kinh nghiệm để tiếp thu, phát triển kiến thức một cách tốt nhất. Ngành Lịch sử học là ngành khoa học xã hội. Học ngành Lịch sử, bạn có thể học hỏi được nhiều hơn và làm các công việc một cách đa dạng.
Ngoài các công việc liên quan đến nghiên cứu, ghi chép các dấu mốc lịch sử, bạn có thể phát triển bản thân với nhiều công việc liên quan khác. Hiện ngành học này thiếu hụt về mặt nhân lực nghiên cứu. Nếu theo đuổi ngành Lịch sử, bạn sẽ có cơ hội việc làm cao, khi ra trường không gặp khó khăn tìm việc như nhiều người vẫn nghĩ.
Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về công việc, yêu cầu từ người học những tố chất riêng. Đối với ngành Lịch sử yêu cầu người học cần có những tố chất sau: Yêu thích các môn xã hội, đặc biệt là Lịch sử; có kiến thức sâu rộng về kinh tế, văn hóa và xã hội; có ý chí, kiên trì và bền bỉ; có khả năng lý luận, có tư duy logic.
Video đang HOT
Một số trường đào tạo ngành Lịch sử gồm: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học Huế, ĐH Quảng Nam, ĐH Đà Lạt,…
TOP 3 NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH LỊCH SỬ THU HÚT CÁC BẠN TRẺ
1. Nhà văn, biên tập viên
Nhà văn là người viết nội dung cho sách và các ấn phẩm khác, cũng như cho phương tiện truyền thông trực tuyến. Còn biên tập viên là người chọn lọc và đánh giá tài liệu để xuất bản. Các nhà văn hoặc biên tập viên nội dung có thể chọn chuyên ngành về lĩnh vực lịch sử. Kiến thức về lịch sử sẽ cung cấp cho bạn nền tảng khi viết văn và đánh giá tài liệu.
Nếu muốn trở thành nhà văn, biên tập viên theo hướng bền vững, bạn có thể chọn làm việc tại nhà sách, công ty truyền thông hay các cơ quan báo chí. Còn nếu bạn không có nhiều thời gian để ứng tuyển làm việc toàn thời gian thì có thể làm thời vụ. Công việc này khá linh hoạt, đang là lựa chọn ưu tiên của không ít bạn trẻ
Nếu muốn theo đuổi ngành Lịch sử, bạn có thể trở thành nhà văn hoặc biên tập viên. (Ảnh minh họa)
2. Biên – phiên dịch viên
Nếu là người đam mê lịch sử và có khả năng sử dụng ngoại ngữ, bạn có thể trở thành phiên dịch viên cho các hội nghị/sự kiện. Hoặc bạn cũng có thể trở thành biên dịch viên để dịch tư liệu, tiểu thuyết, sách báo liên quan đến lịch sử. Để trở thành biên – phiên dịch viên, bạn không chỉ cần có hiểu biết sâu rộng về lịch sử mà còn có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo, diễn đạt trôi chảy và dễ hiểu.
Trong bối cảnh thế giới hội nhập chính là cơ hội phát triển nghề biên – phiên dịch. Bạn có thể làm việc tại một số nơi như: Các tổ chức quốc tế, công ty du lịch, đài truyền hình, nhà xuất bản, trung tâm dịch thuật,… Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao được xem là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn. Tại đây, những người làm nghề biên – phiên dịch đều có trình độ chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp.
Ảnh minh họa.
3. Hướng dẫn viên du lịch
Người làm nghề hướng dẫn du lịch sẽ đi theo nhóm du khách và giới thiệu cho họ về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Hướng dẫn viên cần có kiến thức về các địa điểm mà mình giới thiệu, bao gồm cả nguồn cội, lịch sử hình thành và phát triển. Mặc dù không yêu cầu cao về bằng cấp đối với hướng dẫn viên du lịch nhưng việc sở hữu bằng cử nhân ngành Lịch sử sẽ là điểm cộng cho ứng viên.
Một số công việc cơ bản của hướng dẫn viên du lịch là: Lên kế hoạch, sắp xếp các điểm tham quan, tổ chức các hoạt động vui chơi, mua sắm cho khách, làm thủ tục check-in và check-out giúp khách; theo dõi và đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ của các đối tác như nhà hàng, khách sạn để mang đến dịch vụ tốt hơn cho khách hàng; giải quyết các vấn đề phát sinh xuyên suốt chuyến đi; lắng nghe và tiếp thu phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ,…
Điểm chuẩn xét học bạ cao vút: Có thí sinh lớp 10 chỉ 6.0, lớp 12 vọt lên 9.0
Điểm chuẩn xét bằng học bạ của nhiều trường đại học năm nay tăng mạnh so với năm trước, nhiều ngành điểm trúng tuyển trung bình mỗi môn phải trên 9 điểm.
Nhiều ngành điểm mỗi môn phải trên 9 mới trúng tuyển
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố, điểm chuẩn đối với phương thức xét học bạ trung học phổ thông năm nay nhiều ngành tăng cao so với năm ngoái.
Đáng chú ý, với thí sinh các trường trung học phổ thông bình thường, nhiều ngành có điểm chuẩn ở mức 29,75 như: Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Công nghệ thông tin, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng...
Cũng xét học bạ nhưng với học sinh các trường trung học phổ thông liên kết - diện các trường bình thường, 3 ngành đại trà có điểm chuẩn ở mức 29,25 gồm: Kế toán, Công nghệ thông tin, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ vào Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh những năm trước (ảnh minh họa: NTCC)
Trong khi đó, với thí sinh trường chuyên, 2 ngành cùng đạt mức điểm chuẩn cao nhất là 28,5 gồm ngành Công nghệ thông tin (đại trà), ngành Logistic và quản lý chuỗi cung ứng (đại trà). Với thí sinh sinh là học sinh trường trung học phổ thông thuộc top 200, điểm chuẩn hai ngành này cũng cao nhất là 28,75 điểm.
Đối với thí sinh học các trường trung học phổ thông liên kết - diện các trường top 200, điểm cao nhất 28,5. Thí sinh học các trường trung học phổ thông liên kết - diện trường chuyên, điểm chuẩn cao nhất là 28,25.
Tương tự, năm nay phần lớn các ngành tại Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đều có điểm chuẩn xét học bạ tăng từ 2 đến 4 điểm. Đáng chú ý trong đó, ngành Công nghệ thực phẩm lấy điểm chuẩn cao nhất: 27 điểm (ở tiêu chí xét học bạ cả năm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12) và 27,5 điểm (ở tiêu chí xét học bạ cả năm lớp 12). So với năm trước điểm chuẩn của ngành này tăng 2,25 điểm (ở tiêu chí xét học bạ cả năm lớp 12) và tăng 3 điểm (ở tiêu chí xét học bạ cả năm lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12). Như vậy, để trúng tuyển thì trung bình thí sinh phải đạt 9 điểm/mỗi.
Những ngành như Kế toán, Kinh doanh quốc tế điểm chuẩn học bạ cũng tăng đến 4,5 điểm; ngành Marketing điểm cao hơn năm trước đến 2,75 điểm...
Không riêng gì hai trường đại học trên, nhiều trường như Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,... cũng có điểm chuẩn xét học bạ tăng vọt so với năm trước.
Điểm học bạ trung học phổ thông năm nay của nhiều thí sinh rất cao
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một cán bộ lãnh đạo của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (đề nghị không nêu tên) cho biết: điểm chuẩn nhà trường căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký và chỉ tiêu rồi lấy mức từ trên cao xuống. "Thực tế trường không tự đặt ra điểm chuẩn cao nhưng do năm nay điểm học bạ trung học phổ thông năm nay của nhiều thí sinh rất cao, số lượng thí sinh đăng ký cũng rất nhiều trong khi chỉ tiêu tuyển ít", vị này chia sẻ.
Tuy nhiên, theo vị cán bộ này điểm chuẩn cao vọt cũng chỉ xuất hiện ở những ngành hot, thu hút đông thí sinh đăng ký như Logistic và quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin...Nhưng người này cũng băn khoăn việc điểm học bạ của học sinh cao hơn so với trước đây.
"Một số trường trung học phổ thông không thuộc top 200 hoặc trường chuyên có tình trạng điểm học bạ rất cao. Để sàng lọc đầu vào thì mức điểm chuẩn xét vào cũng sẽ cao hơn để đảm bảo có chất lượng", vị cán bộ của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho hay.
Tuyển sinh bằng phương thức học bạ được nhiều trường đại học sử dụng (ảnh minh họa:L.P)
Chia sẻ với báo chí ông Trần Thanh Thưởng - Trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng lý giải rằng do lượng hồ sơ xét học bạ tăng 1,5 lần so với năm trước, trong khi chỉ tiêu bị chia bớt do trường có thêm phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, phần nào đó là điểm học bạ của thí sinh năm nay cao hơn.
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn - Giám đốc trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết không ngạc nhiên với việc điểm chuẩn học bạ năm nay tăng cao hơn năm trước.
Ông Sơn đánh giá điểm chuẩn học bạ tăng có nguyên nhân chính là do điểm học bạ trung học phổ thông của thí sinh tăng mạnh. Không ít trường hợp điểm trung bình lớp 10 chỉ 6,0 nhưng điểm trung bình lớp 12 lại đạt gần 9,0.
Điểm chuẩn học bạ của lớp 12 và điểm chuẩn học bạ của lớp 10, 11 có sự chênh lệch nhau từ 1 đến 1,75 điểm. Trong đó, điểm học bạ lớp 12 có phần cao hơn hai năm lớp 10 và 11.
"Các năm 2020, 2021 học trực tuyến là chủ yếu nên có thể thầy cô nương nhẹ dẫn đến điểm học bạ khá cao. Từ học bạ của thí sinh cho thấy điểm lớp 10, 11 không cao nhưng điểm năm lớp 12 rất cao. Khá nhiều thí sinh có điểm trung bình lớp 12 chênh lệch rất lớn so với hai lớp trước. Đây là điểm học bạ do các trường xác nhận nên trường cũng chỉ biết căn cứ vào đó xét tuyển", Thạc sĩ Sơn chia sẻ.
Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung 2022: Ngành Marketing giữ vị trí cao đầu bảng Tính đến ngày 18.10 đã có 35 trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung. Nhìn chung, nhóm ngành Sức khỏe, Marketing vẫn được quan tâm với mức điểm chuẩn cao. Trong khi đó, nhóm ngành khoa học cơ bản vẫn "giậm chân tại chỗ". Đây là năm đầu tiên có nhiều trường đại học đào tạo...