Một năm xung đột Nga – Ukraine – Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết?

Theo dõi VGT trên

Xung đột Nga – Ukraine không chỉ tác động bất lợi tới hai nền kinh tế được coi là nguồn cung dầu khí hàng đầu và vựa ngũ cốc của thế giới, mà còn gây ra những biến động khó lường trên các thị trường năng lượng, lương thực, hàng hóa, tài chính toàn cầu.

Trong bối cảnh khủng hoảng chưa có hồi kết, các nước đã nhanh chóng định hình lại chuỗi cung ứngsản xuất hàng hóa, đẩy mạnh liên kết khu vực để sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc chuyển đổi số trong các ngành nghề.

TTXVN giới thiệu chùm bài “Một năm sau xung đột Nga – Ukraine” phản ánh tác động đa chiều của cuộc khủng hoảng tới triển vọng kinh tế thế giới, cung – cầu trên thị trường năng lượng và chuỗi cung ứng hàng hóa, tiến trình toàn cầu hóa cùng những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực trong một năm qua.

Một năm xung đột Nga - Ukraine - Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết? - Hình 1
Trạm khí đốt Russkaya ở vùng Krasnodar, miền Nam Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết?

Một năm sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thị trường năng lượng toàn cầu đã chứng kiến những biến đổi sâu sắc. Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, việc Nga giảm cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu và các nỗ lực tăng cường mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu đã làm xáo trộn trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường năng lượng hóa thạch. Câu hỏi đặt ra hiện nay là, thị trường năng lượng sẽ thay đổi như thế nào khi bước sang năm thứ hai của cuộc xung đột?

Khi áp lực giá năng lượng giảm bớt

Ngay sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022, ngày 8/3/2022, Mỹ thông báo quyết định ngừng nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt và than đá từ Nga. Cùng ngày, Anh và Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố kế hoạch từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. EU cũng đưa ra kế hoạch dừng nhập khẩu dầu thô của Nga kể từ ngày 5/12/2022 và tất cả các chế phẩm dầu mỏ như xăng và dầu diesel của Nga được vận chuyển bằng đường biển kể từ ngày 5/2/2023.

Video đang HOT

Những biện pháp trên đã phá vỡ thế cân bằng mong manh giữa cung và cầu, khiến giá cả năng lượng tăng vọt. Tháng 1/2022, giá dầu WTI trung bình là 82,98 USD/thùng và giá dầu Brent là 85,57 USD/thùng, nhưng đến tháng Ba đã tăng vọt lên 108,26 USD/thùng và 112,46 USD/ thùng.

Sau đó, nhằm bù vào nguồn cung dầu thiếu hụt từ Nga, các quốc gia thực hiện lệnh cấm vận với dầu Nga chuyển sang tìm các nguồn cung dầu mới từ Mỹ, Trung Đông, châu Phi. Đây là lý do khiến đến cuối năm 2022, giá dầu thế giới giảm dần, bất chấp các lệnh cấm vận đối với dầu mỏ và khí đốt của Nga ngày càng thắt chặt hơn.

Một nguyên nhân khác quan trọng hơn khiến giá dầu giảm vào cuối năm 2022 là hầu hết các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, EU và Nhật Bản đều chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát cao trong khi tiêu dùng yếu đi. Lạm phát cao, ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế đà tăng giá hàng hóa, chi phí sản xuất tăng, gián đoạn trong chuỗi cung ứng là những yếu tố phủ bóng đen lên triển vọng hoạt động sản xuất của các nền kinh tế. Những điều này khiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu suy yếu và làm giá dầu giảm xuống còn khoảng 80-90 USD/thùng khi bước sang đầu năm 2023.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng do nước này phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga. Tháng 8/2022, giá bán buôn khí đốt cho thị trường châu Âu lên tới gần 350 euro (370 USD)/MWh. Vì khí đốt là nguồn nhiên liệu đầu vào quan trọng để sản xuất điện, nên giá điện cũng tăng mạnh. Việc giá năng lượng leo thang là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát ở châu Âu và làm suy giảm khu vực sản xuất của “lục địa già”.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, giá khí đốt trên thị trường châu Âu đã giảm đáng kể. Bên cạnh nguyên nhân như thời tiết ôn hòa hơn bình thường, nhu cầu sưởi ấm giảm, tỷ lệ dự trữ cao, các nguồn cung LNG quy mô lớn qua đường biển cũng góp phần hạ giá khí đốt ở châu Âu. Tuần đầu tháng 2/2023, giá khí đốt trên thị trường châu Âu lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 euro/MWh kể từ năm 2021.

Một năm xung đột Nga - Ukraine - Bài 1: Khủng hoảng năng lượng đã nhìn thấy hồi kết? - Hình 2
Biện pháp giảm nhu cầu tiêu thụ trong mùa Đông đã giúp các nước châu Âu tránh được kịch bản tồi tệ nhất. Ảnh: Shell/TTXVN

“Hồi kết” của cuộc khủng hoảng năng lượng?

Đến đầu năm 2023, khi lạm phát tại nhiều quốc gia đã có dấu hiệu tạo đỉnh, các ngân hàng trung ương bắt đầu cân nhắc giảm tốc độ tăng lãi suất do lo ngại suy thoái kinh tế. Những nỗ lực mua khí đốt thay thế nguồn cung ở Nga hay biện pháp giảm nhu cầu tiêu thụ trong mùa Đông đã giúp các nước châu Âu tránh được kịch bản tồi tệ nhất. Tuy nhiên, những cú sốc trên thị trường năng lượng khó có thể chấm dứt hoàn toàn, do hai vấn đề chính: nguồn cung từ Nga và nhu cầu từ Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho rằng châu Âu vẫn chưa giành chiến thắng trong “cuộc chiến” năng lượng với Nga, dù giá khí đốt giảm đáng kể. Người đứng đầu IEA cảnh báo Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt còn lại cho châu Âu và nhu cầu toàn cầu về LNG có thể sẽ tăng lên do sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Dự kiến sẽ có thêm 23 tỷ m3 LNG trong năm 2023, ngay cả khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng nhẹ khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng, Trung Quốc có thể sẽ “tiêu thụ” tới 80% lượng khí đốt tăng thêm.

Điều này có thể làm phức tạp thêm việc bổ sung dự trữ khí đốt của châu Âu trước mùa Đông tới. Theo ông Birol, mùa Đông tới có thể khó khăn hơn đối với châu Âu nếu thời tiết lạnh hơn. Ông chỉ ra rằng nền kinh tế châu Âu vẫn có nguy cơ rơi vào suy thoái quy mô lớn, viện dẫn giá khí đốt tại châu Âu vẫn cao gấp 7 lần so với ở Mỹ, giá điện cao gấp 3 lần so với ở Trung Quốc.

Mặc dù châu Âu có đủ kho cảng nhập khẩu LNG, nhưng có thể không có đủ khí đốt để nhập khẩu. Vì vậy, mùa Đông tới sẽ không dễ dàng với châu Âu và điều này có thể sẽ đẩy giá lên cao trở lại. Ngay cả khi nỗ lực phát triển các mỏ khí đốt mới, cũng phải mất nhiều năm nữa các mỏ này mới đi vào hoạt động.

Do đó, phát triển năng lượng tái tạo được coi là đáp án dài hạn cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Xung đột ở Ukraine có thể đ.ánh dấu sự chuyển đổi căn bản trong cách thức các nước ở châu Âu và các khu vực khác đ.ánh giá về an ninh năng lượng và có thể thúc đẩy hệ thống năng lượng tái tạo bền vững hơn và sạch hơn. Khi các quốc gia tập trung nhiều hơn vào an ninh năng lượng, họ sẽ tìm cách tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng sản xuất trong nước, phần lớn trong số đó có thể đến từ năng lượng tái tạo và các nhiên liệu phi hóa thạch khác.

Đáng chú ý, Thỏa thuận xanh châu Âu nhằm mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 đã giúp các nước cùng nhau vượt qua cú sốc sau xung đột, trong khi các kế hoạch mới nhằm giảm sự phụ thuộc và dầu mỏ của Nga vào năm 2027, với việc sử dụng hiệu quả năng lượng và các nguồn tái tạo, đang tiến triển.

Cụ thể, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, châu Âu đã lần đầu tiên sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn từ khí đốt vào năm 2022. Trong khi đó, Chính phủ Đức dự kiến sẽ ban hành một chiến lược sản xuất điện trong nửa đầu năm 2023, với mục tiêu là tạo ra ít nhất 80% điện năng từ gió và Mặt Trời vào năm 2030.

Dự báo xu hướng thị trường

IEA cho biết, do là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất và nhập khẩu LNG lớn thứ hai của thế giới, Trung Quốc được coi là biến số lớn nhất trên thị trường dầu khí toàn cầu trong năm nay. Nhu cầu dầu mỏ dự kiến sẽ tăng lên khi kinh tế Trung Quốc khôi phục hoạt động sau khi mở cửa trở lại bình thường, song việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC ) hạn chế sản lượng đồng nghĩa với nguy cơ thiếu hụt trong nửa sau của năm 2023.

Trong báo cáo thị trường dầu mỏ mới nhất, IEA cho biết nguồn cung dầu mỏ từ OPEC dự kiến sẽ giảm do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga. Theo báo cáo, nguồn cung dầu mỏ thế giới có thể sẽ vượt nhu cầu vào nửa đầu năm 2023, nhưng cán cân có thể nhanh chóng chuyển sang thâm hụt khi nhu cầu phục hồi, trong khi Nga – nước xuất khẩu dầu khí lớn thứ 3 thế giới – bị cấm vận.

Các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Nga cho đến nay có rất ít tác động đối với lượng dầu mỏ xuất khẩu của quốc gia này. Trong tháng 1/2023, xuất khẩu dầu mỏ của Nga chỉ giảm 160.000 thùng/ngày so với mức trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine (2/2022). Tuy nhiên, đến cuối quý I/2023, mức giảm có thể lên đến 1 triệu thùng/ngày, sau khi EU triển khai lệnh cấm nhập khẩu dầu bằng đường biển và các biện pháp áp giá trần đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga. Mới đây

Nga tuyên bố sẽ cắt giảm 5% sản lượng từ tháng 3/2023.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Mỹ ước tính trong năm 2023, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu ước đạt 101,06 triệu thùng/ngày trong khi sản lượng dầu sẽ vào khoảng 100,82 triệu thùng/ngày. Giá dầu Brent sẽ duy trì trên mức 90 USD/thùng vào nửa đầu năm 2023 và sẽ giảm vào cuối năm 2023 khi lượng dầu dự trữ tăng lên. Giá dầu Brent trung bình trong năm nay ở mức 92 USD/thùng và giá dầu WTI dự báo sẽ là 86,36 USD/thùng.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng

Đài Sputnik dẫn ý kiến phân tích từ Giáo sư-Tiến sĩ kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và châu Á hiện đại, đ.ánh giá nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đã ghi nhận những chỉ số tích cực, phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh diễn ra các cuộc khủng hoảng chồng chéo.

Kinh tế Việt Nam năm 2022 phản ánh khả năng ổn định và phát triển trong bối cảnh khủng hoảng - Hình 1
Sản xuất chi tiết động cơ, ly hợp, côn, hộp số của ô tô, xe máy tại Công ty Exedy Việt Nam, Khu công nghiệp Khai Quang. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Ông Vladimir Mazyrin đ.ánh giá tăng trưởng Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là thành công rõ nét nhất của Việt Nam. Theo Giáo sư Mazyrin, tuy chưa có số liệu cuối cùng và trong các báo cáo thống kê 11 tháng đầu năm cũng chưa có thông số này, song số liệu về tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm là khoảng 3%. Các tổ chức xếp hạng và ngân hàng thế giới dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay và những năm tới ở mức 6,5-7%. Ông Mazyrin dự báo con số này sẽ ở mức 4-5%, cho rằng mức tăng trưởng này cũng đã là thành công lớn đối với kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh khủng hoảng đại dịch COVID-19 khiến chỉ số này của nhiều quốc gia về âm.

Bên cạnh đó, Giáo sư Mazyrin nhận định số liệu sản xuất công nghiệp 11 tháng cho thấy xu hướng khả quan. Theo ông Mazyrin, tăng trưởng sản xuất ngành công nghiệp trong 11 tháng là khoảng 9%, trong đó sản xuất điện tăng trưởng 7,7%, cho thấy công nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang đạt được tiến bộ trong mục tiêu trở thành "xưởng sản xuất thế giới".

Kết quả 11 tháng cho thấy vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đạt 25 tỷ USD - thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, song Giáo sư Mazyrin đ.ánh giá con số này vẫn ở mức tốt. Ông Mazyrin đ.ánh giá 2 tỷ lệ vốn -vốn được đăng ký và vốn đã sử dụng - trong 11 tháng có sự chênh lệch rất nhỏ, cho thấy sự cân bằng và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, ông lưu ý rằng tỷ lệ hấp thụ vốn tại Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Trong 11 tháng, chỉ số này đã tăng 15% và đạt gần 20 tỷ USD.

Giáo sư Mazyrin cho rằng ngoại thương là một ví dụ về thành công nổi bật nhất của nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt thời kỳ đại dịch, cũng như trong năm 2022, quan hệ ngoại thương của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định. Ở Việt Nam, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng trưởng, trong đó xuất khẩu có phần tăng nhanh hơn. Ông Mazyring dự báo đến cuối năm 2022, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 400 tỷ USD và kim ngạch thương mại có thể lên 800 tỷ USD. Các cơ quan xếp hạng có cơ sở báo cáo rằng chỉ số ngoại thương của Việt Nam sẽ đạt mốc nghìn tỷ USD trong thời gian tới. Ông Mazyrin lưu ý một số yếu tố về cục diện thương mại có thể tác động đến các con số trong báo cáo.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Nắng nóng gây c.hết người có thể tăng gấp 35 lần tại Mỹ, Mexico và Trung Mỹ
07:59:58 21/06/2024
Hàng nghìn điều dưỡng viên đình công ở Mỹ
05:50:43 21/06/2024
Hàn Quốc tuyên bố 'Tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số'
14:32:44 20/06/2024
Thủ lĩnh Hezbollah cảnh báo tấn công CH Síp nếu hỗ trợ Israel
17:49:54 20/06/2024
Lãng phí thực phẩm tiếp tục khiến Nhật Bản thiệt hại hàng nghìn tỷ yen
06:40:58 22/06/2024

Tin đang nóng

Rầm rộ clip Hằng Du Mục bị chồng dùng chân "tác động", ngã lăn quay trên ghế
07:19:29 22/06/2024
Kiều Linh ly hôn Mai Sơn, vẫn ở chung con riêng của chồng cũ, được khen nức nở
06:51:38 22/06/2024
Anh Đức chính thức công bố ngày cưới, khoe ảnh cô dâu chú rể xứng đôi vừa lứa
09:05:45 22/06/2024
Nữ minh tinh vạch trần hôn nhân với tài tử Lee Dong Gun trên sóng truyền hình: "Tôi gặp ác mộng mỗi ngày cho đến khi ly dị"
07:33:28 22/06/2024
Dàn diễn viên Người một nhà lưu luyến chia tay bộ phim
07:57:08 22/06/2024
1 nam diễn viên hạng A luôn để mặt mộc quay phim, nghe lý do không ai dám cãi
07:41:34 22/06/2024
Sang nhà hàng xóm ăn cơm, tôi cay đắng hiểu ra vì sao chồng kiên quyết ly hôn mình
08:18:29 22/06/2024
Bạn gái Hoài Lâm đăng ảnh tốt nghiệp cấp 3, nhan sắc diện áo dài n.ữ s.inh gây chú ý
09:35:42 22/06/2024

Tin mới nhất

LHQ cảnh báo không được để Liban trở thành một Gaza thứ 2

13:00:54 22/06/2024
Hezbollah phóng nhiều rocket về phía Israel để thể hiện tình đoàn kết với phong trào Hamas. Israel cũng trả đũa bằng nhiều vụ pháo kích vào các cơ sở của Hezbollah ở Đông Nam Liban.

Tổng thống Biden hoan nghênh phán quyết cấm sử dụng s.úng của Tòa án Tối cao Mỹ

12:07:33 22/06/2024
Mỹ là quốc gia có số dân thường sở hữu s.úng nhiều nhất thế giới, số lượng s.úng nhiều hơn cả dân số, cứ 100 người thì có khoảng 120 khẩu s.úng. Bạo lực s.úng đạn đã len lỏi vào mọi ngõ ngách trong đời sống xã hội.

Bầu cử Mỹ 2024: Lần đầu tiên Tổng thống Biden dẫn trước ông Trump kể từ tháng 10/2023

11:55:51 22/06/2024
Kết quả cuộc thăm dò mới có thể cho thấy tác động từ bản án vào đầu tháng này đối với ông Trump, khi các cuộc thăm dò trên diện rộng từ thời điểm đó cho thấy ông Biden đang bám đuổi sít sao hơn, đôi lúc còn vượt qua vị cựu Tổng thống nà...

Tổng thống Putin: Liên bang Nga sẽ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân

11:51:04 22/06/2024
Trong một phát biểu mới nhất, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin tiết lộ Moskva sẽ nâng cấp kho vũ khí hạt nhân vì đây là phương thức bảo đảm chính cho an ninh quốc gia.

Vai trò mới, thách thức mới

10:53:05 22/06/2024
Thủ tướng Hà Lan sắp mãn nhiệm Mark Rutte nhiều khả năng sẽ thay thế ông Jens Stoltenberg giữ ghế Tổng Thư ký NATO sau khi ứng cử viên cạnh tranh cuối cùng là Tổng thống Romania Klaus Iohannis tuyên bố rút lui.

Chuyến công du đưa hợp tác song phương Nga - Triều Tiên lên tầm cao mới

10:45:21 22/06/2024
Ngày 18/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bình Nhưỡng, bắt đầu chuyến thăm chính thức CHDCND Triều Tiên theo lời mời của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ủy ban châu Âu bầu lãnh đạo mới

10:43:03 22/06/2024
Ngày 17/6, các lãnh đạo Ủy ban châu Âu (EC) đã họp để thảo luận về việc bầu chọn lại các vị trí lãnh đạo cao nhất khối.

Israel cảnh báo "chiến tranh toàn diện" với Hezbollah

09:37:49 22/06/2024
Ngoại trưởng Israel, Israel Katz, ngày 18/6 cảnh báo, quyết định về một cuộc chiến tranh toàn diện với Hezbollah sẽ sớm được đưa ra, ngay cả khi Mỹ đang cố gắng ngăn chặn mọi sự leo thang.

Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc

09:35:41 22/06/2024
Cảnh sát Trung Quốc xác nhận 8 nạn nhân được tìm thấy trong chiếc xe tải đông lạnh ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này vào sáng 16/6 (giờ địa phương) đã t.ử v.ong.

Hậu giải tán nội các chiến tranh, Israel không kích dồn dập các mục tiêu Hezbollah

09:21:05 22/06/2024
Trước đó, Bộ trưởng Benny Gantz ngày 9/6 đã tuyên bố rút khỏi nội các chiến tranh Israel, đồng thời kêu gọi nhà lãnh đạo Israel ấn định thời điểm tổ chức bầu cử sớm để thành lập một chính phủ được nhân dân tín nhiệm và có thể đối mặt vớ...

Lộ diện ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo NATO

09:10:08 22/06/2024
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiều khả năng sẽ trở thành người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), kế nhiệm ông Jens Stoltenberg, đài truyền hình quốc gia Hà Lan NOS đưa tin ngày 18/6

Đắm tàu ở Địa Trung Hải, ít nhất 11 người c.hết và hàng chục người mất tích

08:52:05 22/06/2024
Tờ Rai News (Italia) ngày 18/6 đưa tin, ít nhất 11 người t.hiệt m.ạng và 66 người mất tích trên biển, sau hai vụ đắm tàu ngoài khơi bờ biển phía Nam Italia.

Có thể bạn quan tâm

Bella Ranee y "bản sao" của mẹ chồng tương lai khiến fan phấn khích

Sao châu á

13:33:21 22/06/2024
Thừa nhận hẹn hò với bạn trai doanh nhân điển trai chưa bao lâu, Bella Ranee tiếp tục khiến fan phải xuýt xoa khi phát hiện nhan sắc hút hồn của cô có nét tựa như face ID của mẹ chồng tương lai

Chiếc áo Jennie mặc mở hàng kênh TikTok: Được remake từ mẫu cũ 10 năm trước, nàng nào thích đu trend Blokecore chú ý

Thời trang

13:19:31 22/06/2024
Jennie tiếp tục lăng xê phong cách Blokecore với mẫu áo đấu của CLB Hamburger SV từ 10 năm trước. TikTok của đội bóng nước Đức này cũng nhanh chóng sáng tạo 1 video hài hước có nội dung chuyển nhượng thành công tuyển thủ Jennie .

Lệ Quyên úp mở việc lên chức mẹ chồng, Lâm Bảo Châu sắp ngồi sui?

Sao việt

13:00:51 22/06/2024
Hết tạo hint trục trặc với tình trẻ kém 12 t.uổi, Lệ Quyên một lần nữa khiến netizen mắt tròn mắt dẹt trước thông tin nữ hoàng phòng trà lên chức mẹ chồng, mở hội kén dâu dù quý tử Kỳ Anh.

Tháp Nhạn (Phú Yên) kiến trúc độc đáo

Du lịch

13:00:07 22/06/2024
Nằm bên bờ bắc sông Đà Rằng, giữa lòng thành phố Tuy Hòa, tháp Nhạn - di tích nghệ thuật kiến trúc quốc gia đặc biệt là điểm tham quan du lịch thu hút du khách khi đến với vùng đất Phú Yên.

Đùi gà nướng theo 4 công thức này ngoài giòn trong mềm, thơm phức đậm đà, cả nhà đều thích

Ẩm thực

12:54:50 22/06/2024
Đùi gà nướng là một món ăn được ưa chuộng và phổ biến, không chỉ vì hương vị hấp dẫn mà còn bởi tính đa dạng và sự tiện lợi trong chế biến.

Thấy gì từ màn debut của 'đóa hồng gai' Pháp Kiều với MV DOC?

Nhạc việt

12:24:40 22/06/2024
Từ một tiktoker đến rapper LGBT tiên phong, Pháp Kiều đã tạo nên những điều đặc biệt trong MV DOC - dự án đầu tay sau thành công ở Rap Việt.

Những điều cần biết về bệnh ho gà

Sức khỏe

12:12:01 22/06/2024
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, thường xảy ra ở t.rẻ e.m, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Chồng Hằng Du Mục bị Trang Trần dọa xử, tuyên bố xanh chín sẽ "đắp mộ cuộc tình"

Netizen

11:33:54 22/06/2024
Giữa ồn ào chồng Hằng Du Mục bị toàn cõi mạng ném đá gay gắt, bức xúc với hành vi tương tác vợ, đụng tay đụng chân không đáng mặt đàn ông. Thì một nhân vật cộm cán trong showbiz Việt là cựu người mẫu Trang Trần, đã chính thức lên tiếng.

Combo "hủy diệt" Lưu Diệc Phi trong Câu chuyện Hoa Hồng khiến người đã lấy chồng xem khóc nấc

Hậu trường phim

11:30:12 22/06/2024
Liên tiếp hành động của mẹ con Phương Hiệp Văn đã khiến Hoàng Diệc Mai cảm thấy nghẹt thở, để rồi cô lựa chọn chấm dứt cuộc hôn nhân ngục tù này.

Xem tử vi ngày mai 12 cung hoàng đạo 23/6/2024 - Tử vi hàng ngày 23/6/2024

Trắc nghiệm

11:22:48 22/06/2024
Xem tử vi ngày mai về vận mệnh, tình duyên, t.iền bạc, của 12 cung hoàng đạo ngày 23/6/2024 Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử

Hình ảnh táo bạo của "ngôi sao nhạc rock" Lisa hút 4 triệu lượt "thả tim"

Nhạc quốc tế

11:06:22 22/06/2024
Trên trang cá nhân có 103 triệu người đăng ký theo dõi, Lisa (Blackpink) vừa công bố tạo hình trong sản phẩm âm nhạc mới Rockstar .