Một năm sau ca COVID-19 đầu tiên tử vong, Vũ Hán tự hào vì an toàn nhất thế giới
Cách đây 1 năm, Trung Quốc thông báo ca tử vong đầu tiên vì một loại virus mới ở Vũ Hán. Một năm sau, Vũ Hán đã sạch bóng virus và tự hào khẳng định đây là nơi an toàn nhất thế giới.
Một nhóm bạn ở Vũ Hán đeo khẩu trang ra ngoài chơi. Ảnh: AFP
Theo Dailymail, trong khi COVID-19 đã khiến trên 1,9 triệu người chết khắp thế giới thì thành phố 11 triệu dân Vũ Hán, nơi từng là tâm dịch, đang phục hồi mạnh mẽ.
Sáng 11/1, người dân Vũ Hán đi lại tự do, công viên đông người đi lại. Thành phố Vũ Hán quyết tâm xóa bỏ hình ảnh là nơi khởi nguồn dịch bệnh COVID-19.
Một người dân tên Xiong Liansheng 61 tuổi nói: “Vũ Hán giờ là thành phố an toàn nhất Trung Quốc, thậm chí là nhất thế giới. Ý thức phòng chống dịch bệnh của dân Vũ Hán rất cao. Ngay cả cháu trai 2 tuổi của tôi cũng đeo khẩu trang khi ra ngoài”.
Người dân Vũ Hán tự hào vì là nơi không có COVID-19. Ảnh: AFP
Cách đó 1 năm, ca tử vong đầu tiên ở Trung Quốc vì virus SARS-CoV-2 là một người 61 tuổi, thường xuyên tới chợ hải sản Vũ Hán.
Hầu như không mấy ai biết về nạn nhân đầu tiên này, kể cả tên ông. Còn khu chợ có chùm ca bệnh đầu tiên vẫn đóng cửa.
Video đang HOT
Vũ Hán đã bật dậy và người dân đang sung sướng hưởng sự tự do, trái với cảnh hạn chế và phong tỏa ở nhiều nơi trên thế giới.
Người cao tuổi khiêu vũ trong công viên. Ảnh: AFP
Các cụ già khiêu vũ, tập thể dục trong ánh nắng mùa đông ở công viên cạnh bờ sông Trường Giang.
Bà Zhong 80 tuổi cho bết giờ đây, phần lớn ca bệnh ở Trung Quốc là người nhập cảnh và Trung Quốc đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Bà cho rằng mọi người dân Vũ Hán đều cảm thấy an toàn trong thành phố.
Trong khi đó, tại những nơi khác, giới chức Trung Quốc đang cố gắng dập một loạt ổ dịch địa phương. Ngày 10/1, Trung Quốc thông báo thêm 69 ca mắc mới COVID-19, cao hơn gấp đôi con số 33 ca ghi nhận một ngày trước đó.
Theo Ủy ban Y tế Trung Quốc (NHC), ngày 9/1, Trung Quốc đại lục ghi nhận 21 ca bệnh nhập khẩu và 48 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có tới 46 ca ở tỉnh Hà Bắc. Trong tuần, tỉnh giáp thủ đô Bắc Kinh này đã được đặt vào trạng thái thời chiến nhằm khống chế đà lây lan của dịch bệnh. Ngoài ra, có 27 ca mắc bệnh không triệu chứng cũng được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày 9/1 nhưng những trường hợp này không được tính là những ca mắc mới.
Chợ hải sản Hoa Nam vẫn đóng cửa. Ảnh: AFP
Tính đến 11/1, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 87.536 ca mắc bệnh, trong đó có 4.634 ca tử vong.
Sở y tế Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết hơn 1 triệu dân của thành phố này đã được tiêm mũi đầu vaccine COVID-19. Bắc Kinh dự kiến hoàn thành tiêm mũi vaccine đầu tiên cho những nhóm có nguy cơ cao vào ngày 15/1 tới.
Cùng ngày, lệnh phong tỏa được áp đặt đối với gần 520.000 người dân tại huyện Thuận Nghĩa, ngoại ô thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh chính quyền địa phương triển khai các biện pháp nghiêm ngặt nhằm khống chế số ca mắc mới COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng .
Người dân Vũ Hán đeo khẩu trang đi mua sắm. Ảnh: AFP
Số ca bệnh gia tăng ở một số nơi khi từ ngày 14/1, một nhóm 10 nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2. Nhóm nhà khoa học của WHO sẽ nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Các chuyên gia WHO sẽ phải cách ly trong 2 tuần sau khi nhập cảnh Trung Quốc, sau đó sẽ đến thành phố Vũ Hán.
Hơn 1 năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán, nhân loại vẫn chưa biết được nguồn gốc thực sự của virus SARS-CoV-2. Nhiều tháng qua WHO đã thúc đẩy việc cử nhóm chuyên gia quốc tế, gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe động vật, đến Trung Quốc giúp điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID-19 được cho là xuất phát từ động vật và cách virus SARS-CoV-2 lây sang người. Tháng 7/2020, WHO đã cử một nhóm chuyên gia đến Bắc Kinh để tạo cơ sở cho việc xúc tiến cuộc điều tra quốc tế.
Các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus SARS-CoV-2 lây từ động vật sang người tại chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, nơi ca mắc đầu tiên được phát hiện hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay cho rằng chợ này có thể không phải nguồn gốc dịch bệnh, mà là nơi virus phát tán. Các nhà khoa học Trung Quốc hồi tháng 2 năm ngoái khẳng định dịch COVID-19 không bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam mà là do một “bệnh nhân số 0″ đã mang virus tới đây, sau đó, khu chợ đông đúc với điều kiện vệ sinh kém này đã trở thành môi trường thuận lợi để virus SARS-CoV-2 lây lan trong người dân.
Thống đốc New York gọi nCoV là 'virus châu Âu'
Thống đốc New York chỉ trích phản ứng của chính quyền Trump trước "virus châu Âu" nCoV khi phát biểu tại hội nghị quốc gia đảng Dân chủ.
"Chính phủ liên bang hiện tại của chúng ta đang hỗn loạn và không đủ năng lực. Họ không thể chống lại virus, thực tế họ thậm chí không thấy đại dịch đang đến. Virus châu Âu đã lây lan ở vùng đông bắc trong khi Nhà Trắng vẫn chỉ chăm chăm nhắm vào Trung Quốc", Thống đốc New York Andrew Cuomo nói trong bài diễn văn trực tuyến tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ hôm 17/8.
Cuomo là một trong những thành viên cốt cán đầu tiên của đảng Dân chủ phát biểu tại hội nghị quốc gia đảng Dân chủ, được tổ chức trực tuyến do đại dịch Covid-19.
Bình luận của ông nhằm vào Tổng thống Donald Trump, người nhiều lần gọi đại dịch là "virus Trung Quốc", dù các đối thủ của ông thường cáo buộc cụm từ này mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc.
Thống đốc New York Andrew Cuomo trong video phát biểu tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ hôm 17/8. Ảnh: Reuters.
Covid-19 được cho là bùng phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, song một số nghiên cứu cho rằng đợt bùng phát dịch ở Mỹ có thể đến từ những du khách châu Âu không biết mình bị nhiễm.
Cuomo, 62 tuổi, ứng cử viên tổng thống tiềm năng vào năm 2024 hoặc 2028, cho biết chính quyền Trump vẫn chưa sẵn sàng để vượt qua đại dịch. "Đây là mối đe dọa do con người tạo ra, bởi chính sự sơ suất của chúng ta. Bây giờ chúng ta thấy virus đang hoành hành khắp đất nước từ bang này sang bang khác. Chúng ta đã ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm", Thống đốc New York cho hay.
Covid-19 đã khiến gần 174.000 người Mỹ tử vong. Với hơn 456.000 ca nhiễm và gần 33.000 ca tử vong, New York là một trong những bang chịu thiệt hại nặng nề nhất do đại dịch và cũng là bang ghi nhận số người chết cao nhất.
Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và mở cửa trở lại theo trình tự của Thống đốc Cuomo đã biến New York thành một "hình mẫu chống dịch" ở Mỹ với mức độ lây nhiễm thấp, trong khi Covid-19 tiếp tục tàn phá các bang hối hả mở cửa trở lại như Florida, Texas.
Cuomo cho rằng tình hình Covid-19 hiện nay là triệu chứng của một quốc gia bị chia rẽ mạnh mẽ trong khủng hoảng. "Donald Trump không tạo ra sự chia rẽ từ đầu. Sự chia rẽ đã tạo ra Trump. Ông ấy chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn", Cuomo cho hay.
Cuomo mô tả ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là "một lãnh đạo có thể đoàn kết, có thể đưa chúng ta đi lên".
Tuy nhiên, Steve Guest, giám đốc phản ứng nhanh tại Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, cho biết thành tích ứng phó với đại dịch của Biden khi ông còn là phó tổng thống rất "ảm đạm".
"Sự xuất hiện của Andrew Cuomo tại hội nghị của Joe Biden là lời nhắc nhở rõ ràng về những phản ứng thất bại của đảng Dân chủ đối với đại dịch", ông nói, đề cập đại dịch H1N1 năm 2009 và 2010. Trong đợt bùng phát đó, 12.469 người đã chết ở Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ.
Cứ 40 giây có một người chết vì Covid-19 ở Mỹ Mỹ lần đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong vì Covid-19 trong một ngày kể từ tháng 5, tức cứ 40 giây có một người chết do đại dịch. Toàn cầu ghi nhận 60.671.175 ca nhiễm và 1.425.350 người đã tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 575.730 và 11.486, trong khi 41.924.869 người đã bình phục, theo trang cập nhật...