Một mình cõng chữ lên non

Theo dõi VGT trên

Qua mấy mùa sương phủ, dấu chân của thầy Tuyền đã in mòn trên đường lên ngọn núi Ngọk Brel. Mắt lũ trẻ trên đỉnh núi này cũng đã quen nhìn cái dáng mảnh khảnh của người thầy đáng kính.

Một mình cõng chữ lên non - Hình 1

Thầy Tuyền một mình lên Điek Ta Âu gieo chữ – ĐỨC NHẬT

Lớp học giữa sương mù

H.Kon Plông mưa không dứt. Đây là địa phương có lượng mưa lớn nhất của tỉnh Kon Tum. Không chờ được nắng, chúng tôi đành vượt núi trong mưa rừng. Chuyến đi lần này, chúng tôi muốn đến thăm điểm trường Điek Ta Âu ở xã Ngọk Tem (H.Kon Plông), nơi có một thầy giáo ngày ngày cắm bản trồng con chữ trên ngọn núi Ngọk Brel quanh năm mây phủ. Đó là thầy Đoàn Văn Tuyền (28 t.uổi) phụ trách dạy 11 học sinh lớp ghép 1, 2.

Con đường dẫn lên điểm trường Điek Ta Âu đa phần là dốc cao dựng đứng, thi thoảng lại xuất hiện những tảng đá lớn lởm chởm nằm chắn ngang. Nói là đường nhưng thực ra chỉ là một lối mòn nhỏ. Bên này là chênh vênh sườn núi, bên kia là miên man đáy vực.

Con đường lên núi nhớp nháp bùn đất khiến chúng tôi phải bỏ xe máy lại và cuốc bộ. Thầy Lê Văn Thức, Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Ngọk Tem, vừa đạp núi vừa kể trong tiếng thở dốc: “Ở đây là vậy, mỗi khi mưa xuống đường đất trơn tuột không thể đi được bằng xe máy. Các thầy cô muốn lên điểm trường chỉ có cách lội bộ hơn 5 km. Trên đỉnh núi này có 3 nhóm hộ dân sinh sống với hàng chục đ.ứa t.rẻ đang ở độ t.uổi đến trường. Bởi vậy chính quyền địa phương đã xây dựng một điểm trường để xóa mù chữ cho con em”.

Thầy Thức bảo rằng điểm trường này quanh năm có sương mù. Phải đến 9 giờ sương sớm mới tan nhưng đến 14 giờ sương núi lại bắt đầu phủ xuống. Bởi vậy ở nơi đây rất lạnh, có những hôm nhiệt độ giảm xuống còn 11 độ C.

Phải mất hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi mới đặt chân tới Điek Ta Âu. Giữa đỉnh trời Ngọk Brel dăm ba nóc nhà vách gỗ và điểm trường Điek Ta Âu lẩn khuất dưới điệp trùng mây núi. Điểm trường này là nơi duy nhất con em của người Ca Dong ở đây đến tìm cái chữ.

Một mình cõng chữ lên non - Hình 2

Thầy Tuyền (bìa phải) ăn uống, sinh hoạt ngay trong nhà già làng A Thao

Người dân góp từng lon gạo, bó rau nuôi giáo viên

Video đang HOT

Càng đến gần điểm trường, tiếng tập đọc của lũ trẻ càng to rõ hơn. Thấy người lạ, tiếng đ.ánh vần ê a giữa đại ngàn cũng bất chợt dừng lại. Lớp học là một căn nhà cấp bốn mới được xây dựng nhưng bàn ghế đã sờn cũ. Ở hai phía của lớp học có 2 tấm bảng, hai tốp học sinh xoay lưng lại với nhau. Một bên là những con số và phép cộng trừ nhân chia. Bên còn lại là bài giảng tập đọc. Thấy chúng tôi thắc mắc, thầy Thức liền giải thích, vì số lượng học sinh ít nên các em học sinh lớp 1 và 2 được gộp lại và giao cho thầy Tuyền phụ trách.

11 giờ, lớp học kết thúc bằng những cái khoanh tay chào thầy giáo của lũ trẻ. Chúng tôi theo chân thầy Tuyền về nhà. Dọc đường đi, thầy bảo lâu lắm rồi mới có khách dưới xuôi lên thăm trường. Ở cái xó núi này, làm gì có ai muốn ghé qua. Họa hoằn lắm là những đoàn công tác ghé qua trường kiểm tra rồi đi ngay.

Thầy Tuyền kể thầy quê ở Hà Tĩnh, sau khi ra trường, thầy lên huyện nghèo này gieo chữ. 7 năm nay thầy chuyển công tác 3 lần. Cuối cùng thầy về đỉnh trời Ngọk Brel.

Dân làng thương thầy lắm, con em mình có biết chữ hay không là nhờ thầy cả. Thầy ở trong nhà mình, ăn uống với gia đình mình nên mình coi như con cái. Những lần thầy định bỏ về, mình biết được nên gọi bà con đến xin thầy ở lại

Già làng A Thao

Trước khi được chuyển công tác lên Điek Ta Âu, thầy đã được đồng nghiệp cảnh báo về những khó khăn ở đây. “Các thầy đi trước cảnh báo sẽ rất khó khăn và gian khổ. Thế nhưng vì niềm đam mê nên mình vẫn quyết cõng ba lô vượt núi. Ngày mình lên nhận công tác, trời lúc đó cũng đang đổ mưa và phải đi bộ. Hành trang mang theo chỉ là giáo án và mấy bộ quần áo nhưng cũng nặng lắm. Một mình cứ thế cuốc bộ tiến về hướng có đỉnh núi, vừa đi vừa hỏi đường, hỏi cả chục lượt mà câu trả lời lúc nào cũng là đi thêm đoạn nữa. Mình cứ đi như thế gần 2 tiếng, mãi rồi cũng đến nơi, cổ họng khát khô, bỏng rát”, thầy Tuyền kể.

Ở cái nơi núi cao, thung sâu này cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Khó nhất của Điek Ta Âu là không có nguồn nước sạch, giao thông cách trở, nhiều hủ tục lạc hậu… Đường sá cách trở khiến cuộc sống bà con chỉ xoay quanh đói nghèo, lạc hậu.

“Mình dạy ở đây được 2 năm, cũng chừng ấy thời gian, người dân ở đây góp từng lon gạo, bó rau nuôi mình. Điểm trường không chỉ là nơi thắp sáng ước mơ cho bao đ.ứa t.rẻ, mà đã là nhà, là gia đình của giáo viên cắm bản. Ở đó, đồng nghiệp là anh em, học sinh được thầy cô chăm như ruột thịt”, thầy Tuyền trầm ngâm nói.

Thầy Tuyền kể thầy và vợ quen nhau từ thời sinh viên rồi hai vợ chồng rủ nhau lên đây gieo chữ. Thế nhưng hai vợ chồng lại dạy học cách nhau hơn 50 km. Đứa con gái đầu lòng, vợ chồng thầy đành gửi lại cho bà ngoại nuôi.

Ở đây mưa rừng có khi kéo dài cả tháng. Khi màn đêm buông xuống, sương phủ, gió lùa, khiến cho cái lạnh như cắt da cắt thịt. Không có người thân, sóng điện thoại lại chập chờn, nhiều khi thầy Tuyền nhớ nhà nhưng cũng khó liên lạc. Có những lúc yếu lòng, thầy Tuyền đã định bỏ việc về xuôi. Thế nhưng khi biết được ý định của thầy, phụ huynh học sinh liền đến trước cổng trường xin thầy ở lại.

Ban đầu, nhà trường đã xây dựng một căn nhà cho thầy ở. Nói là xây dựng nhưng nhà chỉ là túp lều mái tranh vách nứa. Gió núi luồn qua kẽ hở thổi vào nhà buốt lạnh. Cuối cùng thương thầy ở một mình lủi thủi, cũng sợ thầy bỏ tụi nhỏ mà về dưới xuôi nên già làng A Thao (70 t.uổi) đã đón thầy về ăn ở luôn trong nhà mình.

Già làng A Thao cho biết: “Dân làng thương thầy lắm, con em mình có biết chữ hay không là nhờ thầy cả. Thầy ở trong nhà mình, ăn uống với gia đình mình nên mình coi như con cái. Những lần thầy định bỏ về, mình biết được nên gọi bà con đến xin thầy ở lại”.

Còn ông Đinh Hồng Quang, Bí thư Chi bộ thôn Điek Ta Âu, nói: “Bà con trong thôn này thương thầy giáo lắm. Mỗi lần đi rẫy đi rừng, họ hái được bó rau hay săn được con chuột cũng đem về cho thầy. Những lúc không thể về xuôi, người trong làng góp lon gạo, chén mắm nuôi thầy giáo. Đáp lại tấm lòng ấy, mỗi khi có dịp về xuôi, thầy lại mua quà lên cho bà con hoặc lũ trẻ”.

Tiễn chúng tôi đến con suối đầu làng, thầy Tuyền cúi nhặt viên sỏi dúi vào tay từng người: “Các anh mang theo để khỏi quên đường về Ngọk Brel”. Rồi thầy Tuyền quay lưng, trở lại điểm trường, sương mù dày đặc che lấp dần đi cái dáng mảnh khảnh của ông giáo trẻ.

Giữ trò đến lớp như một “cuộc chiến” trường kỳ

Thầy Vũ Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Ngọk Tem, cho biết trường có 9 điểm trường nằm rải rác ở các thôn làng. Riêng điểm trường Điek Ta Âu là nằm tốp khó khăn nhất tỉnh Kon Tum. Ở Điek Ta Âu 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, người dân ở đây điều kiện kinh tế khó khăn, tồn tại nhiều hủ tục, nên giáo viên ngoài sứ mệnh dạy học còn giống như một cán bộ cắm bản để tuyên truyền.

“Rất mừng là không riêng gì Điek Ta Âu, mà toàn trường tỷ lệ học sinh đến trường gần như đạt 100%. Ở xuôi thành tích này không có ý nghĩa mấy nhưng ở Ngọk Tem là một “thành tựu”. Bởi ở đây việc giữ trò đến lớp như một “cuộc chiến” trường kỳ của các thầy cô”, thầy Thành nói trong sự tự hào.

Chỉ kịp nằm ngủ với con một đêm rồi lại đi

“Thời gian chúng mình ở trường với học sinh còn nhiều hơn với con cái. Nếu ở trường chính, các giáo viên được gọi là “cán bộ 26″, nghĩa là thứ hai đi làm, thứ sáu về nhà. Còn mình dạy ở điểm trường, thì họa may lắm cả tháng mới về được một lần với vợ con. Những hôm về nhà được thì cũng chỉ kịp nằm ngủ với con được một đêm rồi lại phải đi”, thầy Tuyền tâm sự.

Theo Thanh niên

Gian nan "cõng chữ lên non"

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) không có nữ giáo viên, không đường giao thông, không điện... Toàn bộ 46 giáo viên của trường đều là nam, các thầy vượt qua đỉnh núi để nâng bước học sinh đến với những con chữ.

Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.

Gian nan cõng chữ lên non - Hình 1

"Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có 1 điểm chính và 5 điểm lẻ, nằm thành vòng cánh cung trên tuyến biên giới Việt - Lào. Không có con đường nào có thể đi đến cả 6 điểm trường này được, trong đó điểm trường chính và điểm trường Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 phải di chuyển trên 2 cung đường ngược nhau.

Trường có 46 giáo viên, tất cả đều là nam. Với cung đường đến trường như vậy, có lẽ tổ chức cũng không nỡ phân công giáo viên nữ vào đây công tác", thầy Lang Văn Nhàn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nói.

Gian nan cõng chữ lên non - Hình 2


Con đường đến trường của các thầy trường Tri Lễ 4

Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều "không": không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet...

Gian nan cõng chữ lên non - Hình 3


Gian nan "cõng chữ lên non"

Con đường gieo chữ gian nan bao nhiêu thì những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 cũng khó chẳng kém. Tri Lễ là xã vùng sâu vùng xa và khó khăn nhất của huyện Quế Phong, Nghệ An.

Thê nên công tác giảng dạy, thiếu điện lưới còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các thầy nơi đây. Hàng ngày thức ăn chủ yếu của các thầy là cá khô, lạc, vừng... Để có thể cải thiện bữa ăn, các thầy phải tranh thủ vào rừng hái măng hay xúc cá dưới khe suối.

Ăn ở khó khăn là thế nhưng gian nan hơn hết thảy là việc... giữ được học trò. Nơi đây 100% là người dân đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống đói nghèo khiến các gia đình không quá quan tâm đến việc học của con cái. Phụ huynh thường xuyên đi nương rẫy 2 - 3 tháng mới về việc nên giữ được các em ngồi trên ghế nhà trường cũng là một thử thách lớn.

Với những người bỏ đồng bằng lên miền núi dạy học, thiếu thốn vật chất hay đường rừng hiểm nguy chỉ là chuyện nhỏ. Cảnh bố mẹ già, con thơ dại ở xuôi cùng lòng áy náy khi quăng hết gánh nặng gia đình cho vợ cáng đáng mới là nỗi băn khoăn lớn nhất.

Cuộc sống tách biệt, không sóng điện thoại, không Internet cũng là thử thách lớn với các thầy giáo trẻ. Thế nhưng, vất vả, hiểm nguy rồi cũng lùi lại phía sau khi phía trước là các em học sinh đồng bào Mông đang chờ...

Theo infonet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hari Won bị khán giả ồ ạt chất vấn vì nói MLee "nhường" ngôi vị Hoa hậu Miss Universe Vietnam?
21:39:01 17/09/2024
Tôi biếu sếp quà dịp Trung thu, anh tặng lại tôi hộp trà date từ 5 năm trước: Giận tím người nhưng 2 tháng sau bỗng được thăng chức
00:49:12 18/09/2024
Con gái Mạnh Trường đón sinh nhật t.uổi 16, nhan sắc được dự đoán là thí sinh tiềm năng nếu đi thi hoa hậu
00:47:37 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Ngọc Huyền nói rõ lý do con gái bị muộn thời gian học Đại học
22:30:36 17/09/2024
"Check cam thường" tại công chiếu Cám: Vợ Anh Đức lộ visual thật, 1 đôi Vbiz bị soi thêm hint hẹn hò
21:58:03 17/09/2024
Bị netizen "tấn công" sau khi mẹ qua đời, Hoa hậu Ngọc Châu đáp lại 1 câu gây x.ót x.a
21:53:18 17/09/2024
Ông Park Hang-seo tức tốc từ Hàn Quốc sang Việt Nam ủng hộ vùng lũ, không cần "check VAR" sao kê vì lý do này
22:31:37 17/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Quang Minh t.uổi 64: "Tôi chăm da kỹ lưỡng, bị nghi ngờ giới tính"

Sao việt

07:17:42 18/09/2024
Ở t.uổi 64, Quang Minh giữ lửa nghề , miệt mài diễn xuất sau khi về Việt Nam hoạt động. Nam nghệ sĩ ý thức giữ gìn vóc dáng để tìm kiếm nhiều cơ hội với nghệ thuật.

Tài sản khổng lồ của nữ chính phim "Wednesday" - Jenna Ortega

Sao âu mỹ

07:06:52 18/09/2024
Jenna Ortega hiện là một trong những diễn viên trẻ có sức hút nhất Hollywood, sau khi gây sốt với vai diễn Wednesday Addams trong bộ phim cùng tên do Netflix sản xuất.

Độc đạo - Tập 8: Lê Toàn - Quân "già" chuẩn bị đối mặt

Phim việt

07:04:03 18/09/2024
Lê Toàn cho rằng Quân chỉ hiểu mình ở thời điểm 20 năm về trước và yêu cầu gặp gỡ trực tiếp. Nhưng Lê Toàn chưa nói xong thì Quân già đã tắt máy.

Thầy của Quang Lê: Đi làm thuê bị c.hửi bới, t.uổi U60 sống một mình không vợ con

Tv show

06:50:37 18/09/2024
Tôi phải làm không công, không lấy t.iền nhưng vẫn bị người ta c.hửi bới, hạ nhục, tôi tức quá nên ra làm riêng , nhạc sĩ Chung Tử Lưu chia sẻ.

HYBE tấn công Jung Kook vì công khai ủng hộ NewJeans?

Nhạc quốc tế

06:46:28 18/09/2024
Thành viên trẻ nhất của BTS, được cho là đang phải chịu đựng trò chơi truyền thông của HYBE sau khi công khai ủng hộ NewJeans trên Instagram.

Thêm 1 sự kiện quốc tế hoãn lịch tổ chức, ủng hộ gần 200 triệu cho người dân miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai

Nhạc việt

06:44:14 18/09/2024
Trên fanpage chính thức, Waterbomb cho biết sẽ lùi lịch tổ chức sự kiện, hẹn gặp lại khán giả vào tháng 4/2025.

3 mỹ nhân định hình tiêu chuẩn sắc đẹp ở Hàn Quốc hiện nay: "Chung mâm" với Jennie và IU chỉ có thể là người này

Sao châu á

06:36:05 18/09/2024
Những mỹ nhân này mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười và đều từng khiến xứ củ sâm chao đảo vì đặt ra loạt tiêu chuẩn nhan sắc.

Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"

Thế giới

06:20:29 18/09/2024
Reuters ngày 17/9 đưa tin, các con sông vẫn tiếp tục tràn bờ ở Czech, trong khi mực nước sông Danube đang dâng cao ở Slovakia và Hungary, và một số khu vực ở Áo và Romania cũng bị ngập trong nước lũ.

Truy nguồn nước đỏ quạch, nổi váng, bốc mùi tràn vào khu dân cư giữa Thủ đô

Tin nổi bật

06:06:06 18/09/2024
Sau trận mưa lớn, nước có màu đỏ quạch, nổi váng, bốc bùi hôi thối tràn vào khắp các ngõ, hẻm thuộc khu phố Phú Minh (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) khiến người dân lo ngại, bất an.

Món xào ngon của Việt Nam lọt top ngon nhất thế giới làm từ một loại ốc, thử ngay 4 cách dễ làm và thơm ngon này

Ẩm thực

06:02:25 18/09/2024
Ốc hương ngoài hấp thường được chế biến bằng cách xào. Chúng thường được xào trong chảo lớn với các loại nước sốt đa dạng gồm me, bơ tỏi, phô mai hoặc dừa...

Khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng tháo thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Pháp luật

06:01:59 18/09/2024
Tháo thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá để gửi sang tàu cá khác nhằm mục đích khai thác hải sản trái phép ở các khu vực bị cấm đ.ánh bắt, 4 người bị khởi tố, bắt tạm giam.