Một loạt ngân hàng báo cáo sớm kết quả quý 2, lợi nhuận đạt được vẫn khả quan
Kết thúc 5 tháng đầu năm nay và ước đến hết tháng 6/2020, các ngân hàng quy mô đã hoàn thành được 40-50% kế hoạch lợi nhuận năm. Tuy nhiên, tình hình tín dụng tăng trưởng chậm.
Hoàn thành 40-50% kế hoạch lợi nhuận
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, kết thúc 5 tháng đầu năm nay, Ngân hàng đạt 9.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành khoảng 40% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đầu năm nay, Vietcombank đặt mục tiêu hơn 26.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2020, mong được tăng tín dụng trên 14%. Tuy nhiên, theo ông Thành, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên Ngân hàng phải điều chỉnh mục tiêu tín dụng cũng như tăng trưởng tín dụng.
Vietcombank giảm 10% trên tổng số lãi phải trả từ 15/4 -30/6 cho khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Tính ra số tiền phải giảm là 2.240 tỷ đồng (ngang bằng lợi nhuận của một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ và vừa). Năm nay, tình hình hoạt động của doanh nghiệp khó khăn, tác động lên hoạt động của ngân hàng.
VietinBank dự kiến lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 6.000 tỷ đồng. Tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra ngày 23/5, HĐQT Vietinbank cho biết, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, hợp nhất năm 2020 bảo đảm hiệu quả kinh doanh cần thiết và cải thiện hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tiếp tục cập nhật diễn biến và tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng.
Vietinbank bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020. Chủ tịch HĐQT VietinBank, ông Lê Đức Thọ cho hay, Ngân hàng đang cân đối chỉ tiêu lợi nhuận 2020 do có nhiều yếu tố tác động. Ngân hàng chưa nêu mục tiêu lợi nhuận cụ thể, chỉ cho biết là đang bám sát tình hình và trình các cơ quan thẩm quyền.
Kết thúc 5 tháng đầu năm 2020, Vietcombank báo lãi 9.100 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 40% kế hoạch năm.
Trước đó, khi dịch bệnh chưa xảy ra, nhà băng này đưa mức dự kiến lợi nhuận thu về trong 2020 tăng 10% trở lên so với mức đạt được của năm 2019 (gần 11.000 tỷ đồng trước thuế).
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, lợi nhuận của Ngân hàng đang theo kế hoạch, dự kiến hết quý 2/2020 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng trước thuế. Quý 1/2020, VietinBank lãi sau thuế 2.404 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ 2019.
Thông tin đến cổ đông tại ĐHCĐ thường niên diễn ra ngày 16/6, ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho hay, tính đến 31/05/2020, lợi nhuận là 3.500 tỷ đồng, riêng ngân hàng là 3.450 tỷ đồng. Trong 5/2020 tháng vừa qua, ACB hoạt động tốt trong Bancassurance và thẻ.
Theo ông Toàn, đến hết tháng 6/2020, ACB có khả năng thực hiện được tối thiểu 50% kế hoạch. Chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng có khả năng hoàn thành kế hoạch với tiến độ như hiện tại.
Video đang HOT
Năm 2020, ACB lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng 12%, tiền gửi khách hàng tăng 12%, tín dụng tăng 11,75% (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ACB được NHNN giao tối đa là 11,75%). Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 kiểm soát dưới 2%. Chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
HDBank cũng cho hay, ước lợi nhuận riêng lẻ trên 2.300 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm. Tại ĐHCĐ HDBank ngày 13/6, ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho biết, trong quý I/2020, Ngân hàng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế khoảng 157.000 tỷ, tăng 4,61%; tổng dự nợ 162.000 tỷ, tăng 5,92%.
Tính đến hết tháng 5/2020, tốc độ tăng tín dụng riêng lẻ HDBank là 8%, huy động tăng 11% so với cuối năm 2019. Hết tháng 6, lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng ước trên 2.300 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm.
HDBank dự kiến kế hoạch kinh doanh năm 2020 tiếp tục tăng trưởng. Theo đó, tổng tài sản sẽ ở mức 305.372 tỷ đồng, tăng 33% so với 2019; huy động vốn đạt 275.246 tỷ đồng, tăng 35%; dư nợ tín dụng lên 177.970 tỷ đồng.
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 13% so với 2019 lên mức cao kỷ lục mới 5.661 tỷ đồng trước thuế. Các hệ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và trên vốn (ROE) sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,69% và 20,02%.
VPBank dự kiến lợi nhuận trước thuế 5 tháng đạt 5.100 tỷ đồng trước thuế, tương đương với 50% kế hoạch cả năm 2020. Nhà băng này cũng ước 6 tháng đầu năm nay đạt trên dưới 6.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Kế hoạch năm 2020, VPBank dự kiến tăng tổng tài sản thêm 12,7% lên hơn 425.000 tỷ đồng; tiền gửi tăng 10,4%, dư nợ tín dụng tăng 12,3%, nợ xấu dưới 3% và lợi nhuận gần như tương đương năm trước ở mức 10.214 tỷ đồng.
SHB lãi trước thuế hơn 1.300 tỷ sau 5 tháng, hoàn thành 40% kế hoạch năm. Năm 2020, SHB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 408.448 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2019; huy động vốn tăng 16% đạt 334.636 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng 15% đạt 306.122 tỷ đồng.
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của SHB năm 2020 là 3.268 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019.
TPBank lãi trước thuế khoảng 1.200 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm. Kế hoạch năm 2020, ngân hàng này muốn tăng tổng tài sản lên 180.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019; vốn điều lệ tăng 19% lên 10.199 tỷ đồng; huy động vốn tăng 7% đạt 158.800 tỷ (trong đó tiền gửi khách hàng tăng 15% trong khi sẽ giảm phần tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác); dư nợ và cho vay trái phiếu dự kiến tăng 15% trong đó cho vay khách hàng tăng 9%; Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2,5% và lợi nhuận trước thuế 4.068 tỷ đồng, tương đương mức tăng khiêm tốn 5%.
Với Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc ngân hàng cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng tài sản của Sacombank tăng 5,23% đạt hơn 477 nghìn tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động tăng 4,96% đạt hơn 434.700 tỷ, trong đó từ tổ chức và dân cư tăng 5%. Dư nợ tín dụng tăng 4,8% đạt trên 310.700 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế Sacombank 5 tháng đạt 1.303 tỷ đồng, hoàn thành hơn 50% kế hoạch cả năm nay; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh cả năm nay, Sacombank đề mục tiêu lợi nhuận ở mức 2.573 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2019.
Đẩy mạnh cơ cấu nợ, tín dụng tăng chậm
Sở dĩ Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm 20% so với năm trước, theo bà Diễm, do phải tính toán tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp và cũng đang giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ khách hàng. Hơn nữa ngân hàng cũng sẽ phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng cũng đã trích lập dự phòng được 1.700 tỷ đồng để xử lý nợ xấu.
Về doanh số thu hồi và xử lý nợ của Sacombank trong 5 tháng đầu năm thì nợ xấu đã được đấu giá và đang làm thủ tục chuyển giao lên đến 9.700 tỷ đồng, số tiền thực nhận là hơn 1.800 tỷ đồng.
Trong năm 2020 ngân hàng đặt mục tiêu sẽ xử lý 11.000 tỷ đồng nợ xấu, như vậy còn thời gian từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ vượt mục tiêu đề ra.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2020, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm 20% so với năm trước.
“Mục tiêu lợi nhuận năm nay giảm 20% so với năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng Ngân hàng cố gắng đạt được mức lợi nhuận như năm trước. Tuy nhiên, Ngân hàng đang phải tái cơ cấu nợ cho khách hàng nên các khoản lãi dự thu không còn được thu mà phải thoái hoàn toàn theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN”, bà Diễm lý giải thêm.
Cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại Vietcombank được ông Nghiêm Xuân Thành cho biết, đến thời điểm này khoảng 10.000 tỷ đồng dư nợ, hơn 20.000 tỷ đồng là dư nợ ăn theo dư nợ tái cơ cấu.
Với tình hình ảnh hưởng dịch bệnh, tín dụng Vietcombank được Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này cho biết, có thể đạt mức tăng trưởng 10%.
Hết quý 1/2020, trong khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước chỉ có Vietcombank tăng trưởng tín dụng dương trên 2% và đến gần hết 5 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank 3%. Vietcombank chuyển sang tín dụng bán lẻ, do rủi ro được phân tán nên khi có khủng hoảng rủi ro nợ xấu thấp. Dịch vụ chiếm khoảng 30-35%.
Đáng chú ý, với Vietcombank tăng trích dự phòng rủi ro trong những năm trước nên năm 2020 dù ảnh hưởng bởi đại dịch lên đến 250%. Bởi theo lãnh đạo Vietcombank, với tình hình hiện nay, chất lượng tín dụng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Vì thế, ngân hàng đã tăng trích dự phòng để bao nợ xấu.
Theo Chủ tịch HĐQT Vietcombank, lãi suất đang có xu hướng thấp (cả huy động và cho vay), do thanh khoản dồi dào (kể cả thị trường 1 và liên ngân hàng). Lãi suất tiền gửi giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm. Nếu đáp ứng đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được ngân hàng cung ứng vốn.
Trong thời gian qua, doanh nghiệp kêu khó tiếp cận tín dụng, nhưng lãnh đạo Vietcombank cho rằng, cũng cần xem xét lại. Vì với ngành ngân hàng luôn kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế rủi ro nợ xấu. Mặt khác, để vay được vốn doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được các điều kiện tín dụng.
Trong khi đó, lãnh đạo VietinBank cho biết, tín dụng vẫn đang giảm so với đầu năm (khoảng 2%), do tổng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế chưa được phục hồi đáng kể.
Đối với kế hoạch kinh doanh năm 2020, VietinBank dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 4-8,5% (hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN giao hiện nay là 8,5%).
Nguồn vốn huy động tăng trưởng phù hợp với tình hình sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự kiến 5-10%. Tỷ lệ nợ xấu được Vietinbank đưa ra mục tiêu kiểm soát dưới mức 2%.
Tại ĐHCĐ của SHB diễn ra ngày 15/6, Tổng giám đốc SHB ông Nguyễn Văn Lê cho biết, đến 31/5, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 378.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt hơn 291.357 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Dự kiến trong năm nay, SHB sẽ thu hồi 6.081 tỷ đồng nợ xấu, mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, đến nay Ngân hàng đã tái cơ cấu được khoảng 6% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng lợi nhuận) nên khoản lãi dự thu cũng không được thu hồi.
Vì thế, lợi nhuận quý 2/2020 của Eximbank chỉ bằng 1/2 lợi nhuận quý 1/2020 (lợi nhuận quý 1/2020 của Eximbank thu về 500 tỷ đồng trước thuế). Theo ông Vinh, đó cũng là lý do Eximbank phải điều chỉnh giảm mục tiêu lợi nhuận thu về năm 2020 chỉ cón 1.318 tỷ đồng trước thuế.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 đạt trên 4.000 tỷ đồng
Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng 5% so với năm 2019. TPBank cũng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% trong năm nay.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên của TPBank, ngân hàng dự kiến năm 2020, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ sẽ đạt 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2019. Tổng tài sản dự kiến đạt 180.000 tỷ đồng, tăng 9%; vốn điều lệ tăng 19% đạt 10.119 tỷ đồng. Mục tiêu huy động vốn tăng 7% đạt 158.835 tỷ đồng; dư nợ cho vay và trái phiếu TCKT tăng 15% đạt 117.181 tỷ đồng.
Cuối năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của TPBank ử mức 1,28% và đặt mục tiêu năm 2020 kiểm soát dưới 2,5%. ROE dự kiến giảm xuống 22,31%.
TPBank cho biết, kế hoạch xây dựng nói trên có dự tính đến ảnh hưởng của dịch Covid-19.
HĐQT TPBank nhân định, đại dịch Covid-19 có tác động nặng nề khắp thế giới, khả năng dẫn đến suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do đó đã tạo ra ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù Việt Nam đã có những biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả nhưng nhiều ngành dịch vụ, du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất do thiếu nguyên phụ liệu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, đóng cửa. Theo đó, TPBank cũng đứng trước nhiều thách thức.
Tại tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận và trích lập cá quỹ theo quy định năm 2019, TPBank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% tương đương với 1.663 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng chỗ cao chỗ thấp Khác với diễn biến 3-4 năm gần đây, lợi nhuận quý I của các ngân hàng đang có diễn biến trái ngược khi nhiều nhà băng sụt giảm lợi nhuận, nhưng có nơi lại tăng trưởng mạnh Kết quả kinh doanh quý I/2020 đánh dấu quý hoạt động đầu tiên của ngành ngân hàng trước tác động của dịch Covid-19 bùng phát từ...