Một loại thuốc trị ung thư có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường typ 1
Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc ruxolitinib (Jakafi), chính thức được FDA phê duyệt để điều trị một loại ung thư máu, một thanh niên mắc bệnh đái tháo đường typ 1 đã ngừng sử dụng insulin hơn hai năm nay, kể từ tháng 8/2018. Tiến sĩ Lisa Forbes, Đại học Y Baylor ở Houston cho biết.
Theo TS Forbes, ruxolitinib (Jakafi) là chất ức chế JAK (Janus Associated Kinase). Ở bệnh nhân này có một đột biến di truyền mà ruxolitinib được biết là có tác dụng. Hiện vẫn chưa rõ liệu loại thuốc này có thể giúp những người khác mắc bệnh đái tháo đường typ 1 hay không, và không rõ liệu những người khác mắc bệnh đái tháo đường typ 1 cũng có đột biến gen cụ thể này hay không.
Bệnh đái tháo đường typ 1 là một bệnh tự miễn dịch, mặc dù nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ. Bệnh phát triển khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy. Insulin là một loại hormone giúp sử dụng đường từ thực phẩm vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm nhiên liệu.
Những người mắc bệnh đái tháo đường typ 1 sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin và phải tiêm insulin hàng ngày (hoặc sử dụng máy bơm insulin) để tồn tại. Không có phương pháp điều trị nào được chấp thuận để đảo ngược bệnh đái tháo đường typ1.
Đối với bệnh nhân này ở tuổi 15, đã bị nhiều tình trạng sức khỏe như: Nhiễm trùng nấm men mãn tính (da, móng tay, miệng và cổ họng), tiêu chảy mãn tính, loét miệng và trực tràng, nhiễm trùng xoang và phổi tái phát và hạ đường huyết. Năm 17 tuổi, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường typ 1.
Do mắc nhiều chứng bệnh, các bác sĩ đã yêu cầu giải trình tự toàn bộ bộ gen để xem liệu có thể xác định được nguyên nhân hay không. Các nhà khoa học đã phát hiện một đột biến gen cụ thể và cho rằng ruxolitinib có thể giúp ích. Sau khi chẩn đoán bệnh đái tháo đường được 9 tháng, bệnh nhân bắt đầu dùng thuốc.
TS Forbes cho biết: Một năm sau khi bắt đầu sử dụng ruxolitinib, chúng tôi đã cho bệnh nhân ngừng sử dụng insulin. Hiện bệnh nhân đang học đại học, và thuốc này đã làm đảo ngược bệnh đái tháo đường typ 1 ở bệnh nhân. Đây là một thuốc dạng viên dùng đường uống rất thuận tiện. Qua trường hợp cụ thể này sẽ cung cấp thông tin quan trọng tiềm tàng về phương pháp trị bệnh đái tháo đường typ 1, tuy nhiên cần phải có những nghiên cứu thêm.
Tuy nhiên, ruxolitinib hoạt động trên hệ thống miễn dịch, bệnh nhân có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng cao hơn và cần kiểm tra thường xuyên các tế bào bạch cầu, chức năng gan và chức năng thận của người bệnh vài tháng một lần. TS Forbes nhấn mạnh.
Video đang HOT
Các nhà khoa học hy vọng, các chất ức chế JAK sẽ có ảnh hưởng thực sự sâu sắc đến bệnh đái tháo đường typ 1 và tiềm năng trong điều trị các bệnh tự miễn dịch khác.
Hỏng gan, suy phủ tạng vì tin vào thuốc "khỏi hoàn toàn" tiểu đường
Không ít bệnh nhân vì tin vào các loại thuốc hoàn, tễ được quảng cáo có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, mà bị tổn thương tạng, thậm chí là nguy kịch do phản ứng phụ từ chất cấm trong thuốc.
Mỗi 6 giây có 1 người chết vì đái tháo đường
Chia sẻ tại Hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị đái tháo đường và biến chứng năm 2020, PGS.TS Tạ Văn Bình - Chủ tịch Trung ương Hội Người giáo dục Bệnh đái tháo đường Việt Nam cho hay: "Bệnh đái tháo đường được xem là một "đại dịch" toàn cầu chưa bao giờ dừng lại. Ước tính, có đến 463 triệu người trên thế giới mắc đái tháo đường type 2 và dự kiến đến năm 2040, con số này tăng lên 615 triệu. Không có một bệnh lý nào phát triển nhanh như thế này".
PGS.TS Tạ Văn Bình - Chủ tịch Trung ương Hội Người giáo dục Bệnh đái tháo đường Việt Nam
Theo PGS Bình, việc lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy một cách nhanh chóng các hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là các mạch máu nhỏ. Do đó, có đến 68% bệnh nhân đái tháo đường tử vong do bệnh tim mạch và bệnh thận.
"Cứ mỗi 6 giây lại có 1 người chết và mỗi 20 giây lại có 1 người phải cắt cụt chi do đái tháo đường", PGS Bình nhấn mạnh về sự nguy hiểm của đái tháo đường.
Tiền mất tật mang khi dùng thuốc "truyền miệng" chữa đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh mạn tính. Do đó, mục đích của điều trị đái tháo đường là ngăn ngừa và giảm biến chứng, đồng thời tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, theo PGS Bình, không ít người không hiểu rõ về bản chất của bệnh, lại tin vào các bài thuốc "truyền miệng" được quảng cáo có thể chữa khỏi hoàn toàn đái tháo đường, dẫn đến kết cục tiền mất, tật mang.
PGS Bình chia sẻ: "Nhiều loại thuốc tễ được trộn chất cấm Phenformin mặc dù hạ đường huyết rất tốt nhưng chỉ sau 6 tháng, bệnh nhân đã bị hỏng gan vì tác dụng phụ".
TS.BS Đỗ Đình Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Đồng quan điểm, TS.BS. Đỗ Đình Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, khẳng định việc bệnh nhân đái tháo đường sử dụng các loại thuốc hoàn, tễ không rõ nguồn gốc đang là một thực trạng đáng quan ngại.
TS Tùng chia sẻ: "Mỗi năm chúng tôi phải cấp cứu cho 5-6 trường hợp nguy kịch vì sử dụng thuốc hoàn, tễ trị đái tháo đường có trộn Phenformin. Đáng nói, vẫn còn rất nhiều trường hợp khác không diễn biến cấp tính mà các tổn thương ở phủ tạng do Phenformin vẫn ngấm ngầm xảy ra mà không được bệnh nhân phát hiện".
Theo TS Tùng Phenformin là một loại thuốc trị đái tháo đường từ những năm 50. Tuy nhiên, sau khi phát hiện thuốc này có thể gây tổn thương phủ tạng nên từ năm 1973, nó đã bị cấm sản xuất và lưu hành do gây ra nhiều ca tử vong liên quan đến nhiễm axit lactic. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có hiện tượng sử dụng trái phép thuốc này trong các loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Một bệnh nhân nguy kịch vì uống thuốc hoàn chữa đái tháo đường được điều trị Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Mới đây nhất, một người đàn ông sau khi sử dụng thuốc hoàn có màu vàng nâu trị đái tháo đường đã phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm toan nặng.
"Bệnh nhân chỉ mới sử dụng thuốc trong khoảng một tuần đã bị hôn mê do nhiễm toan acid lactic nặng. May mắn là qua quá trình hồi sức cấp cứu bệnh nhân đã hồi phục", TS Tùng nói.
Từ thực trạng này, chuyên gia khuyến cáo, những bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ và kiên trì theo phác đồ để được hiệu quả cao nhất.
Đặc biệt, không tự ý sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần vì có thể thuốc đã được trộn các chất cấm, có hại cho cơ thể. Điển hình như thuốc có lẫn Phenformin.
Hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị đái tháo đường và biến chứng năm 2020 được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn vào hôm nay, 18/12. Hội thảo được Hội Người giáo dục Bệnh đái tháo đường Việt Nam tổ chức thường niên.
Năm nay, Hội thảo có sự tham dự của gần 1000 người, trong đó có 54 bác sĩ của các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Các báo cáo của Hội thảo tập trung vào cập nhật các công nghệ, phương pháp điều trị đái tháo đường tiên tiến. Đồng thời cung cấp những thông tin về sự nguy hiểm của biến chứng đái tháo đường, cũng như cách phòng bệnh cho người dân.
Thuốc trị đái tháo đường: Cách dùng an toàn và hiệu quả Có nhiều loại thuốc uống trị đái tháo đường. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần dùng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả... Một số loại thuốc tri đai thao đường thường dùng Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin (làm tăng tiết insulin của...