Một loài săn mồi nhỏ bé có thể là tổ tiên của khủng long khổng lồ?
Nghiên cứu mới cho biết một loài săn mồi cỡ nhỏ có thể cung cấp cho các nhà khoa học manh mối về tổ tiên xa xưa của khủng long và dực long.
Kongonaphon kely, nghĩa là “kẻ giết bọ tí hon”, chỉ cao khoảng 4 inch và có thể là một trong những tổ tiên chung cuối cùng của tất cả các loài khủng long và dực long. Việc phát hiện và mô tả hóa thạch của Kongonaphon kely có thể cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết sâu hơn vì loài này nhỏ hơn nhiều so với hầu hết các loài khủng long.
Christian Kammerer, người phụ trách nghiên cứu về cổ sinh vật học tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Carolina, cho biết: “Khủng long thường được cho là có kích thước khổng lồ. Tuy nhiên, loài động vật mới này có kích thước cực nhỏ, khác xa so với kích thước của khủng long và dực long.”
Hình minh họa Kongonaphon kely của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ.
Video đang HOT
Hóa thạch của động vật cổ trên có niên đại 237 triệu năm và được phát hiện vào năm 1998 tại Madagascar. John Flynn, người phụ trách hóa thạch động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ cho biết: “Phải mất một thời gian trước khi chúng tôi có thể tập trung vào những chiếc xương này. Khi nghiên cứu chúng, rõ ràng là chúng tôi đã phát hiện một thứ gì đó độc đáo và đáng để xem xét kỹ hơn”.
Khủng long và dực long tiến hóa từ lớp Ornithodira, nhưng ít ai biết về nguồn gốc của chúng. “Những khám phá gần đây như Kongonaphon đã cho chúng tôi hiểu rõ hơn về sự tiến hóa ban đầu của lớp Ornithodiran. Phân tích sự thay đổi kích thước cơ thể trong suốt quá trình tiến hóa của phụ lớp thằn lằn chính, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục rằng kích thước của nó đã giảm mạnh trong lịch sử loài khủng long-dực long”, Kammerer cho biết.
Hình minh họa mô tả Kongonaphon kely, họ hàng của khủng long và dực long. (Ảnh: Alex Boersma, AP)
Các nhà khoa học đã phát hiện ra các đặc điểm về Kongonaphon kely – nó có răng để ăn côn trùng và da nhăn để giữ nhiệt. Cả hai sự thích nghi trên có thể đã giúp con vật nhỏ bé đó có một vị trí độc đáo.
Phát hiện hóa thạch trứng ở Nam Cực là của rắn biển khổng lồ
Gần đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Texas đã xác định hóa thạch trứng được tìm thấy ở Nam Cực là của một loài bò sát khổng lồ từng sống cùng thời với khủng long.
Hóa thạch trứng này được phát hiện đầu tiên bởi các nhà khoa học Chile ở Nam Cực vào năm 2011. Được biết, quả trứng có kích thước 28x18cm này đã làm dấy lên sự tò mò của các chuyên gia. Rất nhiều suy đoán đã được đưa ra và mãi đến năm 2018, giới nghiên cứu mới tuyên bố đó là trứng của những động vật khổng lồ như khủng long.
Thông qua các phân tích hóa học khác nhau, các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas tại thời điểm này đã kết luận rằng hóa thạch này là của một loài rắn biển hoặc thằn lằn đã tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước.
"Đây là quả trứng hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Nam Cực và là loại trứng vỏ mềm lớn nhất từng được phát hiện", ông Lucas Legendre, chuyên gia ngành cổ sinh vật học của Đại học Texas, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.
các nhà khoa học cho rằng đây là trứng của một loài bò sát khổng lồ.
Vỏ của quả trứng rất mỏng và có độ khoáng hóa kém, kích thước của quả trứng phải là của một con vật ngang với khủng long lớn, nhưng nó hoàn toàn không giống khủng long, nó giống với trứng của thằn lằn và rắn", ông Legendre nói thêm.
Vậy, quả trứng này là của loại động vật nào? Nhóm nghiên cứu cho rằng đây có thể là trứng của loài quái vật biển khổng lồ Mosasaur. Đây là một loài bò sát biển ăn thịt sống trong thời kỳ cuối Kỷ Phấn trắng và là một loài bò sát biển lớn cao tới 15 m.
Được biết, sau khi bất ngờ về hình dáng của nó, họ đặt tên cho hóa thạch là "The Thing" - dựa trên bộ phim khoa học viễn tưởng kinh dị ra rạp năm 1982.
Phát hiện hóa thạch trứng thằn lằn lớn nhất thời đại khủng long Quả trứng có đường kính 30cm, là lớn nhất trong thời đại khủng long và lớn thứ hai trong lịch sử được ghi nhận, chỉ xếp sau trứng của loài Chim voi ở Madagascar đã tuyệt chủng vào thế kỷ 18. Một mặt của hóa thạch của quả trứng khổng lồ. (Nguồn: news.utexas.edu) Ngày 17/6, các nhà khoa học Chile thông báo mẫu...