Một loài người khác tuyệt chủng vì “hôn phối tử thần” với tổ tiên chúng ta
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra sự kiện bất ngờ có thể là nguyên nhân khiến loài người Neanderthals cổ đại tuyệt chủng, khiến địa cầu chỉ còn một loài duy nhất thuộc chi Người – là chúng ta.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Stanford (Mỹ) đã phân tích nhiều bằng chứng khảo cổ học liên quan đến người Neanderthals và phát hiện ra chính sự giao thoa với loài người, với nhiều mối tình dị chủng phát sinh, có thể là nguyên nhân khiến loài người cổ này tuyệt tích trên địa cầu.
Như nhiều nghiên cứu đã chứng minh, chi Người trên trái đất trước đây có nhiều loài khác nhau. Vì nhiều lý do, các loài khác đều tuyệt chủng, chỉ còn một loài duy nhất sống sót mang tên Homo Sapiens – người tinh khôn hay người hiện đại, chính là chúng ta.
Người Neanderthals chính là loài người khác có niên đại gần với chúng ta nhất. Theo nghiên cứu, khoảng hơn 130.000 năm trước, khi Homo Sapiens rời khỏi châu Phi, họ đã gặp người Neanderthals Á-Âu ở một khu vực gọi là Levant ở Đông Địa Trung Hải.
Tại nơi đây, 2 loài người chung sống hòa bình và đã có nhiều cuộc hôn phối dị chủng xảy ra. Sự gặp gỡ của 2 loài cũng đồng nghĩa với việc mỗi loài sẽ phải đối phó với vô số mầm bệnh lạ mà loài còn lại.
Một tượng sáp mô tả chân dung người Neanderthals – ảnh: SHUTTERSTOCK/CHETTTAPRIN.P
Thông thường khi một bệnh tồn lưu đủ lâu trong cộng đồng, các thế hệ sau sẽ sở hữu những gene giúp họ miễn dịch tốt hơn với bệnh đó. Vì vậy, các bệnh vùng nhiệt đới đã quen thuộc và không gây hại nhiều cho người Homo Sapiens có thể giết chết người Neanderthals, và ngược lại.
Không may, bệnh nhiệt đới do người Homo Sapiens đem theo lại có phần phức tạp và nặng nề hơn các bệnh vùng ôn đới của người Neanderthals, nên họ biến thành cộng đồng bị thiệt hại.
Các cuộc hôn phối khác loài là vị tử thần sau cùng: một thế hệ lai với các gene giúp chống lại bệnh tật của các 2 loài được sinh ra. Những người lai mạnh mẽ này tiếp tục truyền dòng máu của mình trong cả 2 cộng đồng, giúp họ dần chống lại các bệnh tật của cả 2.
May mắn lần nữa thuộc về người Homo Sapiens chúng ta. Họ đã sớm miễn dịch được với các bệnh của người Neanderthals trước khi loài kia làm được điều đó. Homo Sapiens dần xâm chiếm các khu vực sinh sống, gia tăng dân số, trong khi cộng đồng người Neanderthals dần co lại để rồi hoàn toàn tuyệt chủng trong bệnh tật.
Tất cả các vấn đề nói trên đã được tiết lộ thông qua các hài cốt, vật dụng và nhiều bằng chứng khác về thời gian chung sống của 2 loài để lại vùng Levant – chính là Cyprus, Israel, Jordan, Syria, Ai Cập và Iraq ngày nay. Các tác giả tin rằng các loài người khác cũng đã bị tuyệt tích sau một thời gian chung sống với Homo Sapiens vì lý do đó. “Đó thậm chí có thể là lý do chính tại sao con người hiện đại bây giờ là nhóm người duy nhất còn lại trên hành tinh” – nhà nghiên cứu chính Gilli Greenbaum cho biết.
Video đang HOT
Công trình vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications .
A. Thư
Theo nld.com.vn/Science Daily
Những điều thú vị ngoài không gian khiến bạn ngỡ ngàng
Bên ngoài không gian còn rất nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn mà con người chưa khám phá.
Hành trình 1 chiều đi từ Trái Đất tới Alpha-Centauri - ngôi sao gần Mặt Trời nhất là khoảng 70 triệu năm.
Hố đen nhỏ nhất từng được phát hiện có đường kính chỉ 24km. Tuy nhiên, hố đen càng nhỏ thì lực hấp dẫn của nó lại càng lớn.
Tuy nhiên, hố đen không thể "nuốt chửng" mọi thứ trong vũ trụ. Mỗi hố đen có một trường hấp dẫn giới hạn của riêng nó. Chỉ vật chất gần đường chân trời của nó mới bị hố đen nuốt vào.
Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời, chúng ta thực sự đang nhìn về quá khứ bởi chúng cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.
Mỗi ngày có khoảng 275 triệu ngôi sao ra đời. Điều ấy cho thấy vũ trụ thực sự "đông đúc" như thế nào.
Trái Đất từng có một vành đai xung quanh giống như sao Thổ bao gồm bụi và những mảnh đá nóng màu đỏ nhưng sau đó vành đai này đã biến mất khi Mặt Trăng hình thành.
Sao Mộc lớn tới mỗi nó có thể nhét vừa tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc trải dài 400 năm. Điều ấy tức là nó lớn hơn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được hình thành cách đây 350 triệu năm và chỉ cách Trái Đất 318.000 km, Mặt Trăng đang cách xa hành tinh của chúng ta 3cm mỗi năm.
Khủng long tuyệt chủng là do một sao băng va vào Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Có khoảng 2.900 vệ tinh đang quay quanh Trái Đất.
Một điều lạ lùng là bề mặt của Mặt Trời còn nóng hơn phần phía trong của nó.
Nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời là Triton - vệ tinh của sao Hải Vương với nhiệt độ xuống tới âm 240 độ C.
Các nhà khoa học tin rằng trên sao Hải Vương có những trận mưa kim cương.
Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 trong 100 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Stars Insider
Rùng mình cảnh chó hoang hợp sức hạ gục linh dương Kudu Nhiếp ảnh gia Hendri Venter chụp được cảnh tượng đàn chó hoang hợp sức hạ gục linh dương vằn Kudu trong công viên động vật hoang dã Zimanga ở KwaZulu-Natal, Nam Phi. (Nguồn: Daily Mail) Đàn 12 con chó hoang mới lớn và 7 con trưởng thành đã hợp sức để săn một con linh dương vằn Kudu lớn hơn chúng rất nhiều...