Một loại coin mất 99% giá trị chỉ sau vài phút
Giới đầu tư tiền mã hóa vừa chứng kiến thêm 1 vụ lừa đảo hàng triệu USD.
Nhà phát triển WhaleFarm, một dự án coin giao thức DeFi, vừa bỏ trốn cùng 2,3 triệu USD của các nhà đầu tư. Đúng như dự đoán, giá trị loại coin này về gần như mất hết giá trị chỉ trong vài phút.
Tài khoản Twitter của đội phát triển và nhóm Telegram chính thức đều bị xóa.
Biểu tượng WhaleFarm.
Lên sàn hồi đầu tháng 6/2021, WhaleFarm hứa hẹn mức tăng trưởng 7.217.848% một năm.
Video đang HOT
Theo nhận định của Mr.Whale, một người ảnh hưởng trong cộng đồng với hơn 200.000 lượt theo dõi trên Twitter, sự sụp đổ của WhaleFarm không quá bất ngờ. Lý do nằm ở lợi nhuận phi thực tế được hứa hẹn và đội ngũ phát triển hoàn toàn ẩn danh.
Mặc cho khả năng cao đây là một phi vụ lừa đảo, giá trị đồng WhaleCoin tăng nhanh chóng mặt.
Những vụ lừa đảo tương tự không hiếm gặp trong thế giới tiền mã hóa, đặc biệt là với mô hình DeFi. Vụ gần đây nhất là Uranium Finance, số tiền bị mất lên đến 50 triệu USD.
DeFi, hay Decentrailised Finance (tài chính phi tập trung), là mô hình cung cấp các công cụ tài chính mà không phụ thuộc vào bên trung gian như môi giới hay ngân hàng.
Chủ sàn lên tiếng sau khi bị tố ôm 69.000 đồng Bitcoin bỏ trốn
2 nhà sáng lập Africrypt bác bỏ cáo buộc trộm tiền của khách hàng, cho biết mạng sống bị đe dọa bởi các "đối tượng nguy hiểm".
Raees Cajee, nhà đồng sáng lập sàn giao dịch Africrypt, đính chính mình và em trai không bỏ trốn với số tiền gần 4 tỷ USD như thông tin trước đó, và vụ hack chỉ gây thiệt hại khoảng 5 triệu USD.
2 anh em Cajee, những người sáng lập sàn giao dịch Africrypt.
Ngày 24/6, 2 anh em Raees Cajee và Ameer Cajee được cho là đã bỏ trốn với 69.000 đồng Bitcoin. Công ty đại diện các nạn nhân cho rằng anh em này và sàn giao dịch của họ sở hữu, hoặc có liên quan tới một ví tiền mã hóa. Ví này có thời điểm giữ số tiền giá trị khoảng 3,6 tỷ USD, nhưng giờ không còn gì.
Vào ngày 13/4, Africrypt thông báo sàn giao dịch bị tin tặc tấn công. Khách hàng đặt ra nghi vấn sau khi được đề nghị không trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc. Không lâu sau, anh em Cajee ngừng mọi hoạt động của Africrypt và mất tích.
Công ty luật Hanekom Attorneys, đại diện pháp lý của các nạn nhân, cáo buộc 2 anh em đã chuyển số Bitcoin lấy từ tài khoản của AfriCrypt và ví của khách hàng qua nhiều kênh trên dark web nhằm xóa bỏ mọi dấu vết.
Nếu cáo buộc trên là đúng, đây sẽ là vụ trộm tiền mã hóa lớn nhất Nam Phi từ trước đến nay, Theo thời giá hiện nay, giá trị số Bitcoin bị mất lên tới 800 triệu USD.
Trả lời Wall Street Journal vào ngày 28/6, Raees muốn minh oan cho Africrypt và em mình, khẳng định 2 người nhận được thư đe dọa từ các "đối tượng nguy hiểm".
"Chúng tôi phải đối phó với nhiều chính trị gia, doanh nhân và người nổi tiếng Nam Phi. Một số đối tượng nguy hiểm, vốn chúng tôi không biết là khách hàng của mình, đã bắt đầu lộ diện", Raees Cajee cho biết.
Raees đồng thời bác bỏ thông tin 3,6 tỷ trị giá tiền mã hóa biến mất. Anh cho biết thêm AfriCrypt chỉ quản lý số coin trị giá 200 triệu USD ở đỉnh hồi tháng 4.
Cơ quan Quản lý Hoạt động Tài chính Nam Phi (FSCA) xác định vụ Africrypt có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, FSCA không thể can thiệp do tiền mã hóa chưa được hợp pháp hóa ở quốc gia này.
Anh em Cajee hiện vẫn đang bỏ trốn. Bài trả lời phỏng vấn với Wall Street Journal được họ thực hiện từ một địa điểm bí mật. Tuy nhiên, Raees Cajee khẳng định mình và em trai sẽ trở về Nam Phi dự phiên tòa ngày 19/7.
Vì sao tiền ảo đa cấp vẫn lôi kéo được người tham gia? Dù được cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít người vẫn rơi vào cạm bẫy đa cấp tiền ảo và ma trận nhị phân. Sau khi các bài đăng của nghệ sĩ Việt hôm 11/5 bị bóc mẽ là quảng cáo cho tiền ảo đa cấp, không ít độc giả gửi thắc mắc đến cho...