Một huyện có 4 HS từng vào chung kết Olympia: Tự học là yếu tố quan trọng
Ngày mai (20.9) Văn Ngọc Tuấn Kiệt, học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị, tham dự chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2020, đưa cầu truyền hình về tỉnh lần thứ tư, trong 6 năm gần đây.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt và Lê Thanh Tân Nhật – CHỤP MÀN HÌNH
Điều gì đã làm nên thành công này đối với 4 học sinh (HS) của một huyện nghèo Quảng Trị?
Trước Văn Ngọc Tuấn Kiệt có 3 HS cùng huyện Hải Lăng, đó là: Văn Viết Đức (23 tuổi), ở xã Hải Phú, là học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị (nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm 2015); Phan Đăng Nhật Minh (20 tuổi), quê thị trấn Diên Sanh, là HS Trường THPT Hải Lăng (nhà vô địch của Đường lên đỉnh Olympia năm 2017); Lê Thanh Tân Nhật (19 tuổi), quê xã Hải Quy, là HS Trường THPT thị xã Quảng Trị (á quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2018).
Đam mê nhiều môn học
Tìm hiểu quá trình học tập và rèn luyện của 4 HS này đều thấy một điểm chung là khả năng tự học của các em rất cao.
Văn Viết Đức cho biết bố làm kiểm lâm ở H.Đăkrông, còn mẹ là giáo viên tiểu học huyện Triệu Phong. Trong quá trình học ở trường, Đức cố gắng học đều các môn. Môn toán là thế mạnh nhưng môn sử và địa cũng thích thú, bởi vì những môn này cho em hiểu lịch sử, tài nguyên, truyền thống của đất nước. Suốt 12 năm, Đức đều là HS xuất sắc, năm lớp 11 và 12 đạt giải nhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn toán năm. Hiện nay Đức là sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật Swinburne (Úc). Đức mong muốn sau tốt nghiệp trở về Việt Nam nhằm “giúp các bác nông dân sáng chế gì đó để bớt đi cực nhọc”.
Phan Đăng Nhật Minh có bố là kỹ sư điện, mẹ là giáo viên tiểu học. Từ nhỏ em đã bộc lộ tố chất “thần đồng” khi biết đọc, làm phép toán đơn giản từ 18 tháng tuổi. Năm lớp 9, Nhật Minh đã tự học xong chương trình lớp 11, em không học thêm, mà chủ yếu tự học qua sách báo và internet. Nhật Minh được mọi người đặt cho biệt danh “cậu bé Google” bởi khả năng suy luận, tính toán nhanh và vốn kiến thức sâu rộng nhiều lĩnh vực. Nhật Minh hiện cũng là sinh viên ĐH Kỹ thuật Swinburne, dự định hoàn thành cử nhân tại đây, rồi học thạc sĩ và tiến sĩ tại Úc hoặc một quốc gia khác.
Video đang HOT
Văn Viết Đức và Phan Đăng Nhật Minh – ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Còn Lê Thanh Tân Nhật có bố làm nghề thợ mộc, mẹ làm nông. Ngoài 12 năm liên tục là HS giỏi, Tân Nhật có bảng thành tích khá ấn tượng: ở tiểu học, đoạt giải toán qua mạng internet cấp tỉnh, lên cấp THCS đoạt giải ba môn hóa cấp huyện. Năm 2017, Tân Nhật đoạt giải nhất cấp tỉnh cuộc thi “Tự hào Việt Nam” và lọt vào tốp 30 thí sinh xuất sắc của toàn quốc, giải nhất cuộc thi “Chinh phục” của tỉnh.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt có bố mẹ đều làm nông nghiệp. Em là người cùng làng với Văn Viết Đức. 11 năm đi học, Kiệt đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học giỏi toán nhưng vẫn ham mê lịch sử, thích tự tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một vùng quê có truyền thống giáo dục
Hải Lăng là một huyện ở phía Nam Quảng Trị, là địa phương thuần nông. Địa hình của huyện thấp, lại nằm giữa 2 con sông (Thạch Hãn ở phía bắc và Ô Lâu ở phía nam) nên thường xuyên xảy ra lũ lụt, mất mùa, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Nhưng người dân nơi đây có tinh thần vượt khó và hiếu học.
Hải Lăng là địa phương có chất lượng giáo dục cao của tỉnh Quảng Trị. Về chất lượng học sinh giỏi, Hải Lăng là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh. Trong 14 kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh, từ năm học 2006 – 2007 đến 2019 – 2020, có 11 lần đội tuyển Hải Lăng đoạt giải nhất toàn đoàn, 3 lần đoạt giải nhì toàn đoàn. Đặc biệt, kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 2019 – 2020, đội tuyển học sinh giỏi của huyện đoạt 98 giải/120 HS dự thi.
Một điểm chung của 4 HS này nữa, đó là được học tập trong những ngôi trường THPT chất lượng cao. 3 trong 4 nhà leo núi đều học ở Trường THPT thị xã Quảng Trị, một trường THPT có bề dày truyền thống với hàng trăm HS đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh. Trường THPT Hải Lăng là trường THPT chất lượng cao của tỉnh Quảng Trị, nơi đây cũng có nhiều HS đạt giải quốc gia và cấp tỉnh. Chính tình yêu thương, dạy dỗ và tâm huyết của thầy cô và truyền thống của nhà trường đã tạo nên thành tích của bao thế hệ học trò.
Nam sinh Quảng Trị tự tin chiến thắng chung kết "Đường lên đỉnh OLYMPIA"
Chia sẻ với Tuấn Kiệt trước khi bước vào trận chung kết "Đường lên đỉnh OLYMPIA năm thứ 20", cô giáo Nguyễn Thị Kim Anh (Tổ Ngữ Văn) trường THPT Thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị đã có những lời động viên Tuấn Kiệt trước khi bước vào cuộc thi quan trọng này.
Tuấn Kiệt tranh thủ giờ giải lao để học hỏi kiến thức từ thầy giáo chủ nhiệm,
Trong những ngày mùa thu trong xanh, dịu mát này, những ai có dịp ghé thăm Trường THPT Thị Xã Quảng Trị sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp không khí tươi vui, hân hoan, náo nức của thầy và trò nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập trường, chào mừng năm học mới 2020- 2021 và chuẩn bị đón cầu truyền hình trực tiếp Chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" lần thứ 3.
Đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của mái trường bên chân Thành Cổ anh hùng, mà còn là niềm vui của quê hương non Mai sông Hãn khi em Văn Ngọc Tuấn Kiệt đã xuất sắc giành giải Nhất Quý 3 để góp mặt vào trận chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" năm 2020. Mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới, đặc biệt chào đón cầu truyền hình lần thứ 3 đã được BGH cũng như toàn bộ giáo viên, học sinh tiến hành khẩn trương, chu đáo.
Từ cổng trường dẫn vào các phòng học, sân chào cờ, các phòng chức năng đã được treo phướn giăng cờ, băng rôn, khẩu hiệu để cổ động, tuyên truyền cho sự kiện đặc biệt này. Từng hạng mục cơ sở vật chất của nhà trường như sân khấu, phòng truyền thống, nhà vệ sinh đã được sửa chữa, nâng cấp và làm mới. Nhà trường cũng đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ lãnh đạo các cấp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, của các thế hệ giáo viên, học sinh.
Trong khuôn viên nhà trường, từng ghế đá hàng cây, từng hành lang lớp học đều được trang hoàng, chăm chút cẩn thận. Tất cả đã được khoác một chiếc áo mới đầy màu sắc, trẻ trung, tươi mới cho ngôi trường bước sang tuổi 45. Dường như mỗi thầy cô giáo, mỗi bạn học sinh ai cũng muốn góp công sức mình làm cho mái trường càng xanh, sạch, đẹp hơn trong những ngày trọng đại này.
Nhà giáo Phan Thiên Nga - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường không giấu được niềm vui, niềm xúc động: "Em Văn Ngọc Tuấn Kiệt xuất sắc vượt cuộc thi Quý 3, đã vinh dự đưa cầu truyền hình về cho mái trường thân yêu.
Tuần Kiệt cùng thầy giáo và bạn bè trao đổi bài vở trong giờ giải lao
Điều đó càng có ý nghĩa sâu sắc hơn khi nhà trường kỉ niệm 45 năm thành lập.
Nhà trường đã lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các tiểu ban, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học và tổ chức thành công điểm cầu truyền hình tại Quảng Trị. Nhân đây cho phép tôi thay mặt hội đồng sư phạm nhà trường bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến UBND tỉnh Quảng Trị, UBND thị xã Quảng Trị, Sở GD&ĐT Quảng Trị, VTV3 Đài truyền hình Việt Nam, các thế hệ thầy trò, phụ huynh HS, và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đã phối hợp, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt các nhiệm vụ".
Đối với em Văn Ngọc Tuấn Kiệt, sau trận thi đấu căng thẳng, ngoạn mục của cuộc thi Quý 3, em đã ghi tên mình vào vòng chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 20. Cảm xúc vỡ òa, sung sướng chưa kịp lắng xuống, BGH nhà trường đã lên kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho em. Nhà trường đã thành lập ban cố vấn với những giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng Olympia hỗ trợ cho Tuấn Kiệt.
Nhà trường cũng đã phát động trong toàn thể cán bộ, giáo viên Trường THPT Thị Xã Quảng Trị gửi câu hỏi trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, với các mức độ khác nhau để hỗ trợ kiến thức cho Văn Ngọc Tuấn Kiệt.
Thầy Lê Công Long, một trong những thầy giáo đã đồng hành với Văn Ngọc Tuấn Kiệt chia sẻ: "Điều tôi tâm đắc nhất là nhà trường đã tạo được sân chơi "Chinh phục đỉnh cao", từ đó phát hiện ra những hạt nhân xuất sắc như Văn Viết Đức, Lê Thanh Tân Nhật... và tiếp nối là Văn Ngọc Tuấn Kiệt. Em có đủ những tố chất để tham gia "Đường lên đỉnh Olympia", đó là sự thông minh, hiểu biết rộng, có sự bứt phá ngoạn mục và bản lĩnh thi đấu bình tĩnh, tự tin".
Tuấn Kiệt cùng bạn bè
Đồng hành với Tuấn Kiệt trong cuộc thi này còn có 1303 học sinh toàn trường. Những ngày này, hơn 300 học sinh đã tham gia tập luyện các tiết mục đồng diễn "Quảng Trị ngày mới" để tiếp lửa cho Văn Ngọc Tuấn Kiệt thêm tự tin, vững vàng trên hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức. Đặc biệt tập thể lớp 12A1- nơi Văn Ngọc Tuấn Kiệt được ngưỡng mộ như một idol - những ngày này càng hân hoan, náo nức. Tất cả thành viên trong lớp đều không giấu được niềm tự hào, yêu mến, tin tưởng với Tuấn Kiệt.
Thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Hữu Phong cho biết: "Lớp 12A1 đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ Văn Ngọc Tuấn Kiệt từ những ngày đầu tham dự Olympia. Sau khi Tuấn Kiệt xuất sắc giành giải Nhất Quý 3, bước vào trận chung kết Olympia năm thứ 20, tập thể 12A1 đã xây dựng bộ câu hỏi hỗ trợ thêm kiến thức cho Kiệt, chia sẻ cách chinh phục các phần thi. Tuấn Kiệt là học sinh chăm ngoan, có tinh thần học hỏi, có khát khao chinh phục đỉnh cao tri thức."
Văn Ngọc Tuấn Kiệt còn nhận được sự quan tâm, động viên, khen thưởng của lãnh đạo các cấp: UBND tỉnh Quảng Trị, UBND Thị xã Quảng Trị, Sở GD- ĐT Quảng Trị, Hội khuyến học tỉnh Quảng Trị và của nhiều tổ chức, cá nhân khác.
Vào lúc 14 giờ ngày 15/9/2020 nhà trường cùng với các tổ chức, ban ngành và nhà trường sẽ gặp mặt Văn Ngọc Tuấn Kiệt trước khi em ra Hà Nội tham dự trận chung kết "Đường lên đỉnh Olypia" năm thứ 20. Tham gia buổi gặp mặt có lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trị, lãnh đạo UBND thị xã Quảng Trị, đại diện hội doanh nghiệp thị xã Quảng Trị, Cấp ủy-BGH nhà trường, Đoàn trường, Hội CMHS, lớp 12A1, gia đình em Tuấn Kiệt. Đó chắc chắn là những động lực tinh thần quý báu để Văn Ngọc Tuấn Kiệt tự tin bước vào trận chung kết Olympia năm thứ 20.
Nam sinh lọt vào Chung kết năm Olympia: Kỳ vọng chạm tới vòng nguyệt quế Trước ngày thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Tuấn Kiệt - nam sinh Quảng Trị tự nhủ bản thân chuẩn bị tốt kiến thức, tự tin, tạo tâm lý thoải mái để đạt được kết quả cao nhất. Học sinh thứ 3 của trường vào chung kết Chưa đầy 1 tuần nữa sẽ diễn ra vòng thi chung kết năm Đường lên...