Một hôi, hai đau: Dấu hiệu kêu cứu của dạ dày
Dạ dày gặp vấn đề thường có một số biểu hiện rõ ràng nên bạn cần lưu ý để chữa trị sớm.
Với mức sống ngày càng nâng cao, đời sống vật chất của chúng ta cũng được cải thiện rất nhiều và thay đổi lớn nhất chính là chế độ ăn uống.
Tuy nhiên, dạ dày của nhiều người bị ảnh hưởng do không có thực đơn lành mạnh cho các bữa trong ngày.
Không giống một số cơ quan khác, dạ dày khi trục trặc thường có nhiều cảnh báo. Nếu bạn có các biểu hiện dưới đây, hãy đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm nếu phát hiện ra bệnh:
Một hôi
Ảnh minh họa: Health
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến các bệnh về dạ dày. Khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ khó tiêu. Đồng thời, vi khuẩn tiết mùi hôi tỏa ra qua đường miệng.
Do đó, nếu mùi hôi miệng lâu ngày không thể cải thiện bằng cách đánh răng, súc miệng thì bạn cần cảnh giác với các bệnh lý về dạ dày.
Hai đau
- Đau khi nuốt
Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu, khối u trong dạ dày còn nhỏ và có xu hướng to dần. Vì vậy, tngười bệnh thường cảm thấy nghẹn và đau khi nuốt thức ăn. Khi nhai, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu sau xương ức, thậm chí có cảm giác vướng dị vật.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Virinchi
- Đau bụng
Nhiều bệnh về dạ dày có thể gây ra đau bụng (thượng vị, vùng bụng giữa và phía trên bên trái).
Đau do viêm loét dạ dày thường xuất hiện sau bữa ăn khoảng 1 giờ và có thể thuyên giảm khi ăn. Một số người bị viêm loét dạ dày ác tính còn bị chướng bụng.
Những cơn đau do ung thư dạ dày gây ra không có tính chất đều đặn. Nếu không được chữa trị kịp thời, cơn đau sẽ ngày càng rõ rệt và không thể chịu được, nếu ăn uống thì cơn đau sẽ tăng lên.
Các triệu chứng khác của bệnh dạ dày:
- Nấc nhiều
Ăn no và thỉnh thoảng bị nấc cụt là chuyện bình thường. Nhưng nếu thường xuyên bị nấc sau bữa ăn, bạn nên cảnh giác với chứng khó tiêu, đầy hơi trong đường tiêu hóa hoặc tích tụ quá nhiều dịch.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải cảnh giác các tế bào ung thư trong dạ dày ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó, gây ra những cơn nấc cụt.
- Buồn nôn và nôn
Môn vị nằm ở cuối dạ dày tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị là bộ phận như van giữ thức ăn trong dạ dày cho đến khi thức ăn được chuyển xuống ruột non.
Khi dạ dày có vấn đề dễ gây ra biến chứng tắc nghẽn môn vị. Biểu hiện của bệnh này là nôn mửa. Chất nôn ra phần lớn là thức ăn đọng lại trong dạ dày quá lâu nên có mùi chua.
- Phân đen nhiều hơn
Việc phân đột ngột chuyển sang màu đen thường là cảnh báo nguy hiểm cho cơ thể. Khối u dạ dày chèn ép các mô, xung huyết dạ dày xuất hiện sẽ khiến phân có màu đen.
Mùa đông là "thời kỳ vàng" để bồi bổ dạ dày, chỉ cần ăn ít 4 thứ sau và thực hiện 2 thói quen đơn giản mỗi ngày
Nhiều người hiện nay không phân biệt nam nữ, già trẻ đều mắc một số bệnh về dạ dày, trong đó phiền toái nhất là viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, do áp lực trong công việc và không chú ý đến chế độ ăn uống!
Chuyên gia dinh dưỡng Wang Guizhen, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ dinh dưỡng Duy Phường của tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) trên tờ QQ nhắc nhở mọi người: Nhiều người hiện nay mắc một số bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày... nguyên nhân là do áp lực trong công việc và không chú ý đến chế độ ăn uống nên dễ gây ra bệnh đau dạ dày. Thực tế, các bệnh dạ dày là bệnh khó chữa nhất.
Vì vậy, việc bồi bổ dạ dày là rất quan trọng, đặc biệt là vào mùa đông, đây là thời điểm tốt để nuôi dưỡng dạ dày.
4 thứ ăn ít hơn mùa đông, dạ dày sẽ cảm kích bạn!
1. Thức ăn cay và kích thích
Nhiều người thích ăn những món đậm vị trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt ở một số cuộc tụ tập với bạn bè, họ thường thích ăn đồ cay như lẩu, thịt nướng và các loại thực phẩm khác. Trong quá trình chế biến các món ăn này, người ta thường cho rất nhiều gia vị như ớt, hạt tiêu... những gia vị cay này có thể kích thích tiết axit dạ dày quá mức và gây tổn thương trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
2. Thức ăn nhiều muối
Theo nghiên cứu, mỗi ngày nếu bạn ăn hơn 10g muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng độ nhạy cảm của cơ thể với các chất gây ung thư.
Ngoài ra, hầu hết các loại thực phẩm nhiều muối cũng chứa nhiều nitrit, sự kết hợp giữa nitrit trong dạ dày và các hợp chất amin trong thức ăn sẽ tạo thành amoni nitrit dễ gây u dạ dày.
3. Ăn thịt chưa nấu chín
Thịt chín tái, sống đã trở thành món khoái khẩu của nhiều bạn trẻ, chẳng hạn như sashimi, thịt nướng, bít tết... Một khi bạn ăn thức ăn chưa nấu chín kém chất lượng, hầu hết vi khuẩn trong những thực phẩm này vẫn tồn tại, đi vào cơ thể có thể dễ dẫn đến nhiễm trùng Helicobacter pylori trong dạ dày và gây nhiều bệnh khác.
4. Đồ chiên rán
Thực phẩm chiên rán hầu hết đều không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh đường tiêu hóa do chúng chứa nhiều dầu mỡ nên khó tiêu hóa, buộc dạ dày của chúng ta phải tiết ra nhiều axit dạ dày để tiêu hóa nó. Bằng cách này, gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa sẽ tăng lên đáng kể, có thể gây ảnh hưởng lớn đến đường ruột và dạ dày.
Thực hiện 2 thói quen này, dạ dày sẽ biết ơn
1. Nhai chậm
Khi ăn, bạn nên nhai chậm và nuốt từ từ, thức ăn khi vào dạ dày sẽ giảm ma sát và kích ứng lên bề mặt vết loét, giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Nhưng nên chú ý tránh ăn quá no, ăn đồ cứng hoặc ngũ cốc nguyên hạt để không tăng gánh nặng cho dạ dày.
2. Tập thể dục
Tập thể dục thích hợp có thể thúc đẩy tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, làm cho nguồn khí và máu được đầy đủ và tràn đầy năng lượng.
Vì vậy, mọi người nên lựa chọn lượng vận động và phương pháp tập luyện phù hợp với điều kiện thực tế của mình, ví dụ như đi bộ là hoạt động phù hợp hơn, có thể đi bộ nhanh hoặc chậm, đều có tác dụng điều hòa khí huyết, vận động các khớp, tăng sức mạnh cho dạ dày.
Sau bữa ăn xuất hiện 4 biểu hiện, khả năng cao bạn đang mắc bệnh về dạ dày Dạ dày có bệnh, biểu hiện trực tiếp, dễ nhận thấy nhất là sau bữa ăn sẽ có những phản ứng bất lợi khác nhau. Hãy cùng xem để biết dạ dày mình có khỏe mạnh hay không nhé! Bất kỳ thực phẩm nào mà các bạn ăn đều cần được dạ dày chuyển hóa và vận chuyển. Dạ dày là cơ quan...