Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột
Hội chứng ruột kích thích và viêm ruột là các chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp và gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Nhiều người nhầm lẫn 2 bệnh này bởi có những đặc điểm chung khó phân biệt. Việc nhận biết và hiểu đúng 2 bệnh này sẽ giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn.
Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm ruột qua triệu chứng bệnh
Hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột có các triệu chứng khá tương đồng như: đau bụng, nôn, thay đổi số lần đi đại tiện… và rất dễ nhầm lẫn trong lâm sàng cũng như trong điều trị.
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi bằng các cái tên khác như: viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa chức năng, bệnh tiêu chảy do thần kinh… những rối loạn về tiêu hóa do IBS gây nên không do một nguyên nhân do tổn thương thực thể gây nên mà thường do các nguyên nhân do tâm lý, chế độ ăn, thuốc…
IBS là tình trạng ảnh hưởng đến chức năng và hành vi của ruột. Triệu chứng của IBS như: đau bụng (thường là đau nửa dưới của bụng), trướng hơi, tiêu chảy hay táo bón hoặc xen lẫn cả 2… Nhưng IBS không bao giờ đi ngoài phân đen và đi ngoài ra máu.
Hội chứng ruột kích thích.
Viêm ruột là tình trạng viêm nhiễm hệ thống ống tiêu hóa mạn tính. Bệnh viêm ruột gồm 2 bệnh mạn tính gây ra viêm ruột là: viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh Crohn là bệnh mạn tính ở ruột gây viêm và loét. Nó có thể xảy ra bất kỳ ở vị trí nào của ruột non , dạ dày , thực quản , mà đa số xuất phát từ hồi tràng (đoạn cuối của ruột non ).
Bệnh Crohn ảnh hưởng đến toàn bộ chiều dày của ống tiêu hóa, điều này giải thích tại sao bệnh được phát hiện khi ống tiêu hóa bị thủng hoặc gây nên áp- xe . Triệu chứng của bệnh Crohn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bị viêm của đường ống tiêu hóa. Nhưng nhìn chung nó thường biểu hiện: tiêu chảy mạn tính, đau bụng âm ỉ, gầy sút cân, sốt, có thể sờ thấy u cục (thường ở phía bên phải ổ bụng).
Viêm loét đại tràng mạn tính là bệnh lý của đại tràng mà không có liên quan gì tới ruột non , dạ dày , hay thực quản . Nó chỉ ảnh hưởng đến phần niêm mạc của đại tràng có thể liên tục hoặc gián đoạn. Triệu chứng chính của viêm loét đại tràng mạn tính là: tiêu chảy , sau đó đi ngoài lẫn máu. Ở các trường hợp nặng hơn thì có sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu số lượng nhiều.
Để phân biệt hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột thì lâm sàng quan tâm tới tiền sử liên quan đến những rối loạn tiêu hóa của bạn, những triệu chứng mang tính chất do tổn thương thực thể như: sốt, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen.
Và quan trọng nhất là xét nghiệm cận lâm sàng để có những bằng chứng về tổn thương thực thể của đường tiêu hóa như: nội soi, nội soi sinh thiết, xét nghiệm phân, CT. Trong một số trường hợp các bác sĩ sử dụng liệu pháp kháng sinh để phân biệt 2 bệnh này. Trên hết tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh viêm ruột là giải phẫu bệnh đánh giá tình trạng viêm được phân loại: nhẹ, trung bình hay nặng dựa vào sự xâm nhập của tế bào viêm.
Chế độ ăn uống phòng ngừa bệnh đường ruột
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh đường ruột, để phòng bệnh, cần lưu ý những điều dưới đây:
Hạn chế các sản phẩm sữa: Những vấn đề như tiêu chảy, đau bụng và trướng bụng ở bệnh viêm ruột có thể được cải thiện khi hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm sữa.
Ưu tiên lựa chọn thực phẩm ít chất béo: Những thực phẩm đặc biệt làm phiền hà người bệnh bao gồm: bơ, nước sốt kem và các loại thực phẩm chiên.
Tránh một số thực phẩm tương kỵ làm cho các dấu hiệu và triệu chứng viêm ruột nặng hơn: bao gồm đậu, bắp cải và bông cải xanh, nước trái cây nguyên liệu và hoa quả, đặc biệt là các loại trái cây họ cam quýt, thức ăn cay, bỏng ngô, rượu và thức ăn và thức uống có chứa caffeine như socola và soda.
Uống nhiều nước: Hãy cố gắng uống nhiều nước hàng ngày. Hạn chế rượu và đồ uống có chứa caffeine kích thích ruột và có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn, trong khi đồ uống có ga thường xuyên tạo ra khí.
Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều "lên đỉnh cao mới"
Đồ uống từ hạt lanh được chế biến theo cách đơn giản, không cần nguyên liệu cầu kỳ vẫn có thể giúp chị em chăm sóc làn da lẫn vóc dáng để đón Tết tự tin.
Đồ uống đơn giản từ hạt lanh giúp đẹp da giữ dáng, lại tốt cho sức khỏe
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, nhiều chị em cũng sốt xình xịch với việc giảm cân, làm đẹp da đón Tết. Hạt lanh lúc này trở thành trợ thủ đắc lực cho nhiều chị em. Đây được coi là loại hạt nhỏ nhưng có võ, có thể sử dụng để thanh lọc cơ thể. Đặc biệt là cách làm thứ đồ uống giảm cân, đẹp da từ hạt lanh thì siêu đơn giản, chẳng tốn nhiều công sức.
Hạt lanh được coi là loại hạt nhỏ nhưng có võ, có thể sử dụng để thanh lọc cơ thể.
Công thức làm trà hạt lanh:
- 1 lít nước sôi.
- 3 thìa hạt lanh.
Cách làm
Sau khi đun sôi nước, bạn đổ hạt lanh vào nấu sôi lại rồi tắt bếp. Để trong nồi qua đêm. Sáng hôm sau, bạn lọc lấy nước và dùng nước đó uống trong ngày. Lặp lại cách làm này mỗi đêm.
Cách dùng
Để đạt được kết quả tối ưu cho làn da lẫn vóc dáng, bạn uống 150ml nước hạt lanh mỗi lần, ngày uống 3-4 lần. Tốt nhất là uống vào khoảng nửa giờ trước bữa ăn.
Điều quan trọng nhất là thức uống này không được để quá lâu trước khi sử dụng. Uống trong 10 ngày liên tục, sau đó nghỉ khoảng 10 ngày. Nếu không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào, bạn cứ tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt được mục tiêu giảm cân.
Theo các chuyên gia y tế, uống thường xuyên trà hạt lanh cũng cải thiện đáng kể làn da của bạn, làn da sẽ trở nên sáng bóng, săn chắc và khỏe mạnh hơn. Đây là điều không phải bất cứ thức uống giảm cân nào cũng có thể đem lại cho bạn.
Giới chuyên môn nhận định thế nào về hạt lanh trong việc phòng chữa bệnh?
Theo Webmd, hạt lanh, dầu hạt lanh được sử dụng để làm thuốc. Người ta thường sử dụng hạt lanh khi có những vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón liên tục, tổn thương ruột do lạm dụng thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, viêm niêm mạc ở ruột già, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột.
Hạt lanh cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn ở tim và mạch máu như cholesterol cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành. Hạt lanh còn góp phần điều trị mụn trứng cá, chứng tăng động, tổn thương thận do biến chứng của lupus ban đỏ hệ thống, đau ngực, các triệu chứng giai đoạn mãn kinh.
Sử dụng loại hạt này cũng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm, nhiễm trùng bàng quang, sốt rét, viêm khớp dạng thấp, ho, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp...
Hạt lanh cũng rất tốt cho người bị loãng xương, là một trong những loại hạt có khả năng phòng chống ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Về lĩnh vực da liễu, không chỉ với mụn trứng cá, hạt lanh còn có khả năng chữa bỏng, nhọt, chàm, vảy nến, làm dịu, giảm viêm nhiễm.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt lanh có nguồn gốc từ nước ngoài, được y học hiện đại công nhận rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cũng như omega-3. Bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện da dẻ, giảm cholesterol...
Hạt lanh có nguồn gốc từ nước ngoài, được y học hiện đại công nhận rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cũng như omega-3.
Mặc dù hạt lanh rất tốt nhưng bạn không được phép sử dụng tùy tiện. Không phải sử dụng hạt lanh càng nhiều càng tốt mà nhất thiết phải thực hiện đúng liều lượng được khuyến cáo. Lạm dụng hạt lanh có thể gây đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng hạt lanh vì không thực sự an toàn. Loại hạt này hoạt động như hormone estrogen, có thể gây hại cho thai nhi. Người bị chứng không cầm máu không nên sử dụng hạt lanh vì loại hạt này có đặc tính làm chậm quá trình đông máu.
Bệnh nhân tiểu đường sử dụng hạt lanh cần được theo dõi chặt chẽ vì có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị tắc ruột không nên dùng hoặc dùng thận trọng vì hạt lanh giàu chất xơ, có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng vì hạt lanh có khả năng giảm huyết áp tâm trương, khiến bệnh thêm nặng hơn.
Do đó, nếu bạn đang có ý định sử dụng hạt lanh để chăm sóc sức khỏe hay giảm cân, làm đẹp da thì đừng quên uống đúng liều lượng được hướng dẫn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt đang có vấn đề bệnh lý nào đó.
Phân biệt phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD và các bệnh đường tiêu hóa dễ nhầm lẫn COPD và các bệnh đường tiêu hóa lại thường đi đôi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Thậm chí COPD và một số căn bệnh về đường tiêu hóa lại có triệu chứng khá tương đồng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. 1. Điểm giống nhau giữa COPD và các bệnh đường tiêu hóa Cả tình trạng viêm và nhiễm trùng đều có...