Một học sinh Trường Đào Duy Anh không được kiểm tra giữa học kỳ 1 vì nợ học phí
Em V.N.T.P. học sinh lớp 11A1 của Trường Đào Duy Anh không được cho kiểm tra giữa học kỳ 1 sáng ngày 24/10, vì trường cho là đang nợ học phí.
Phản ánh với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trong ngày 24/10, anh Võ Văn Phước, phụ huynh của em V.N.T.P.là học sinh lớp 11A1 Trường trung học cơ sở – trung học phổ thông Đào Duy Anh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, anh rất bức xúc với cách hành xử của nhà trường đối với học sinh.
Anh Phước cho biết, sáng ngày 24/10, như thường lệ, theo lịch thì con trai anh đến trường để tham dự kỳ kiểm tra giữa học kỳ 1 (môn Vật lý) thì không được cho tham dự kỳ kiểm tra này, với lý do là con của anh đang nợ trường tiền học phí.
Sau đó, khi anh Phước có vào trường hỏi thì người của trường có nói rằng, học sinh nào còn nợ tiền học phí thì không phát phiếu dự kiểm tra giữa học kỳ. Anh Phước có hỏi trường về biên bản ghi rõ lý do này, thì trường chỉ bảo là do còn nợ tiền học phí.
Trường trung học cơ sở – trung học phổ thông Đào Duy Anh, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Trước đó, giáo viên chủ nhiệm của lớp cũng có nhắc nhở em P. là em vẫn còn đang nợ tiền học phí của nhà trường. Còn mẹ của em P. cho hay, nhà trường cũng đã có nhắn tin đề nghị vào thanh toán tiền học phí cũ còn nợ.
Video đang HOT
Theo thông tin do anh Võ Văn Phước cung cấp thêm, vào năm học trước, khi em P. còn học lớp 10 thì có một khoảng thời gian do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh phải học trực tuyến.
Tuy nhiên, do em P. có người thân đang làm trong Trường Đào Duy Anh đã được lãnh đạo nhà trường chấp nhận cho miễn học phí trực tuyến. Trong năm học đó thì nhà trường không đòi, truy thu lại số tiền học phí này. Em P. vẫn được lên lớp bình thường.
Bỗng nhiên, đến đầu năm nay, khi em V.N.T.P. lên lớp 11, thì nhà trường lại đòi lại số tiền học phí này, mà theo anh Phước cho rằng đây là điều bất thường.
Cùng ngày 24/10, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Quý Quỳnh – Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở – trung học phổ thông Đào Duy Anh xác nhận, có thông tin giống như là phụ huynh phản ánh.
Theo thầy Quỳnh giải thích, nhà trường có hai đợt kiểm tra giữa học kỳ 1. Một đợt là dành cho những học sinh đã hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí đối với nhà trường.
Nếu học sinh nào còn nợ học phí, thì có đề nghị phụ huynh vào trường viết cam kết là sẽ hoàn thành việc đóng học phí, thì sẽ cho kiểm tra bình thường.
Thầy Trần Quý Quỳnh cho hay, do đây là trường ngoài công lập, tất cả sống đều nhờ vào học phí của học sinh đóng. Đây là chuyện quan hệ dân sự, học sinh đi học là phải đóng học phí.
Còn nếu học sinh khó khăn thì xin giấy chứng nhận ở phường, vô trường sẽ được giảm 50% hay thậm chí 100% học phí là không có vấn đề gì hết.
Thế nhưng, phụ huynh của em T.P. lại không chịu đến trường để kiểm tra số tiền học phí còn nợ.
Trao đổi về vấn đề này, anh Võ Văn Phước – phụ huynh của em T.P. cho hay, nhà trường năm ngoái đã quyết định miễn học phí trực tuyến (chỉ có mấy tháng) cho P., còn bây giờ em đã học xong lớp 10, lên lớp 11 thì lý do vì sao lại truy thu học phí của em, sao lại không đòi ngay từ năm ngoái?
Về vấn đề kiểm tra giữa học kỳ 1 của P. thì anh Phước chia sẻ, hiện em đã được đi học và kiểm tra học kỳ 1 bình thường, nhưng còn môn vắng kiểm tra hôm trước thì nhà trường có nói với học sinh là sẽ sắp xếp thời gian cho kiểm tra lại.
Còn về việc nợ tiền học phí của em T.P. thì cho đến nay nhà trường vẫn chưa có thông báo, nói chuyện gì thêm với phụ huynh.
Hàng loạt trường Đại học dừng áp dụng mức học phí mới
Năm học 2022-2023, trong khi nhiều trường ĐH đã công bố mức học phí mới tăng mạnh so với năm học trước thì một số trường ĐH lớn lại quyết định tạm dừng tăng học phí.
Sinh viên lo lắng với việc tăng học phí trong điều kiện kinh tế khó khăn vì ảnh hưởng dịch bệnh
ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho biết, trường này sẽ không tăng học phí trong năm học 2022-2023; để chia sẻ khó khăn và giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình các sinh viên đang theo học tại trường.
Đây là năm thứ ba liên tiếp ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội giữ nguyên mức học phí đối với tất cả ngành đào tạo. Trong đó, ở các chương trình trình độ đại học, thạc sĩ, nhà trường thu 46,6 triệu đồng/năm.
ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo, học phí đợt 1 của học kỳ 1 năm học 2022 - 2023 sẽ tạm thu theo mức học phí cũ của năm học trước. Vì đợi quyết định của Chính phủ và Bộ GD-ĐT về việc điều chỉnh học phí của năm học.
Sau khi có quyết định mức học phí năm học 2022 - 2023, nhà trường sẽ tính toán đúng học phí phải nộp của từng sinh viên vào đợt 2.
Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM cũng ngừng kế hoạch tăng học phí năm học 2022 - 2023 nhằm chia sẻ khó khăn với người học sau 2 năm dịch COVID-19.
Trường ĐH Nha Trang tạm thời chưa áp dụng khung học phí mới theo Nghị định 81, giữ ổn định mức thu như năm 2021. Học phí được tính theo tín chỉ với mức 220.000 - 370.000 đồng/tín chỉ tùy theo môn học.
Trường ĐH Đà Lạt cũng tạm thời chưa tăng học phí năm nay. Hiện học phí của Trường phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ, trung bình khoảng 6 triệu đồng/học kỳ.
Trước đó, trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng quyết định giữ ổn định mức học phí từ năm 2019. Cụ thể, năm học 2022-2023, đối với sinh viên chính quy mức thu là 16-22 triệu đồng/năm; chương trình đặc thù là 45-65 triệu đồng.
Những địa phương nào miễn học phí năm học 2022 - 2023? Đến hiện tại, đã có 8 tỉnh, thành quyết định miễn học phí cho học sinh năm học 2022 - 2023. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa đồng ý tờ trình của Sở GD&ĐT, quyết định hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông trong năm học 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh. Trong tờ trình...