Một hiệu trưởng bị đình chỉ vì tranh cãi với học sinh
Cô Neville-Jones đã tham gia vào một cuộc cãi vã với một học sinh, sau đó học sinh này đã nói lại vụ việc với cha mẹ và phụ huynh ngay lập tức phản hồi với nhà trường. Cuối cùng, nhà trường quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cô Neville-Jones vào cuối tuần trước.
Theo báo cáo của cảnh sát, trong khi tranh cãi với học sinh, cô Neville-Jones đã có một lời nhận xét “đặc biệt” liên quan đến học sinh này. Rất có thể là “cô nói theo một ý, học sinh nói theo một ý và hai bên đã hiểu lầm nhau”.
Cô Neville-Jones bị đình chỉ sau khi cãi vã với học sinh. Ảnh: Eveningnews
Video đang HOT
Victoria MacDonald, Chủ tịch hội đồng quản trị trường Eaton, cho biết: “Chúng tôi có thể khẳng định là cô hiệu trưởng Diana Neville-Jones đã tạm ngừng công tác do liên quan đến một vụ việc. Quyết định này để đảm bảo quá trình điều tra diễn ra đầy đủ và công bằng”.
Phát ngôn viên cảnh sát Norfolk cho biết: “Cảnh sát cũng đã tham gia điều tra ban đầu theo quy định, tuy nhiên chưa có dấu hiệu phạm tội ở đây. Vì vậy, chưa có hoạt động nào xa hơn từ phía cảnh sát”.
Trong suốt 25 năm làm trong lĩnh vực giáo dục, cô Neville-Jones đã giữ cương vị hiệu trưởng một số trường học ở Norfolk, gồm trường Airfield 1, Coltishall, Northfields 1 và trường mẫu giáo ở Norwich. Cô được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Fairway cấp 1 và cấp 2 cũ, sau đó sáp nhập hai trường trở thành trường tiểu học Eaton vào tháng 9/2007. Cô Neville-Jones được cho là một người hiệu trưởng tín nhiệm và nhận được nhiều nhận xét tốt của phụ huynh học sinh.
Theo Đất Việt
Ngày càng có nhiều teen "đạo văn" qua internet
Hiện nay tại Anh, có gần 90 trường trung học và hơn 130 trường đại học đang sử dụng các phần mềm phát hiện đạo văn nhằm phát hiện ra các học sinh gian lận đang ngày càng gia tăng, gấp đôi so với 2 năm trước đây. Điều này báo động tình trạng các học sinh cần được dạy dỗ lại về việc không được phép copy bài từ Internet.
Ông Barry Calvert, thuộc công ty NLearning, nhà cung cấp các phần mềm cho rằng các học sinh ngay từ khi bắt đầu đi học khi 7 tuổi cần được giảng dạy thế nào là sử dụng nguồn tham khảo, thế nào là gian lận chép bài từ nhiều nguồn.
Trong một hội thảo quốc tế kéo dài 3 ngày tại trường ĐH Northumbria, các chuyên gia giáo dục đã cùng trao đổi ý kiến làm thế nào để phát hiện học sinh gian lận. Cũng chính trong buổi hội thảo này, một nghiên cứu được công bố khiến mọi người đều bất ngờ: hơn một nửa số sinh viên đại học đã từng nộp bài luận do họ mua được trên mạng.
Internet trở thành nguồn cung cấp tài liệu học tập vô hạn.
Dan Rigby, giảng viên môn kinh tế tại ĐH Manchester đã hỏi 90 sinh viên năm 2 và năm 3 và được biết, họ sẵn sàng trả 300 bảng cho những bài luận chất lượng cao, và 217 bảng hay 164 bảng cho những bài ngắn hơn. 45% sinh viên đã sử dụng những tư liệu trên mạng và biến chúng trở thành những bài thi, bài kiểm tra, bài luận của mình.
Ngoài ra, số học sinh sinh viên sử dụng máy nghe nhạc và các thiết bị điện tử gian lận trong bài thi cũng tăng hơn 6% so với năm ngoái.
Ông Barry Calvert nói: "Các sinh viên của chúng ta cần hiểu Internet không phải là một nguồn thông tin vô tận miễn phí chúng ta có thể lấy về và tự nhận đó là của mình. Một người nào đó đã viết ra chúng, họ cần được biết đến và công sức của họ cần được trích dẫn đầy đủ."
Tuy nhiên Internet cũng thực sự giúp cho việc học rất nhiều. "Khi tôi còn nhỏ, chúng tôi phát mệt với việc hỏi đi hỏi lại cô thủ thư: "Cuốn sách đã về chưa ạ?" bởi cả thư viện chỉ có một cuốn sách về đề tài người Viking, mà lại có người đang mượn nó. Internet mở ra cơ hội cho mọi người đều được học, dù có một số người thích đi sao chép công sức của người khác."
Trong buổi hội thảo, các chuyên gia cho rằng cũng có thể giảm số sinh viên đạo văn bằng cách cho phép các sinh viên trình bày quan điểm của mình bằng cách "kể chuyện điện tử"- sử dụng các clip và các đoạn ghi âm thay vì viết luận. "Cách này dù vất vả hơn nhưng các sinh viên sẽ phải học thực sự. Họ phải đọc, nghiên cứu và mang công trình của riêng mình tới lớp."
Theo PLXH
Sinh viên nô nức đi du lịch sau khi tốt nghiệp Những chuyến du lịch sau tốt nghiệp giờ đây không còn là điều quá lạ lẫm với giới trẻ Singapore nữa. Họ cho rằng đó là một "cuộc xả hơi" trước khi chính thức bắt đầu sự nghiệp, bước chân vào cuộc đời thực. Những chuyến đi này chỉ kéo dài từ 5 đến 15 ngày, thường diễn ra vào tháng 5 đến...