Một góc nhìn thân thiện từ Thư viện thông minh
Sách và truyện là những người thầy tri thức của các em học sinh. Thế nhưng, nhiều học sinh vùng ven, vùng nông thôn lại không có nhiều cơ hội để tiếp cận người thầy tri thức của mình.
Thói quen đọc sách có thể làm phong phú vốn kiến thức, nuôi dưỡng tình cảm và sách còn đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nhân cách, năng lực quan sát, khả năng tư duy của các em.
Phần lớn các em học sinh tại những vùng này thường chắp nhặt kiến thức từ thầy cô của mình. Phần lớn khi hỏi các em học sinh ở đây về việc kiến thức thu lượm được từ cuộc sống hàng ngày, các em liền tâm sự: “Bố mẹ và những người xung quanh chúng em cũng đầu tắt mặt tối cho việc đồng áng, có đứa bố mẹ đi làm xa nên kiến thức đâu từ những cuộc sống cơ cực như vậy ạ. Phần lớn các kiến thức, bọn em thường thu nhặt ở trường mà thôi”.
Nhờ dự án hỗ trợ của công ty Samsung, học sinh vùng nông thôn tại Việt Nam đã được tiếp cận với thư viện thông minh. Ngoài những trang thiết bị hiện đại, hành động này còn là một món quà vềmặt tinh thần cho các em học sinh vùng khó khăn.
Đại diện của Samsung chia sẻ kinh nghiệm đọc sách với các em học sinh tại trường Hữu Lũng (Lạng Sơn).
Bà Nguyễn Thị Loan – hiệu trưởng Trường THPT Hữu Lũng (Lạng Sơn) cho biết: “Trong điều kiện hiện nay, để có một thư viện đầy đủ với các các đầu sách hấp dẫn, có góc nghe nhìn quả không dễ. Nguồn tài trợ trang bịcho Thư viện thông minh đã mở ra một địa chỉ mới cho học sinh và giáo viên muốn bổ sung kiến thức”.
Video đang HOT
Trong tiến trình thay đổi phương pháp dạy và học tập mới, thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc học và dạy của cả học sinh và giáo viên. Thư viện đã trở thành lớp học thứ hai của học sinh và được xây dựng theo mô hình hiện đại, thân thiện. Một thư viện hoàn chỉnh hiện đại như Thư viện thông minh đã góp tay và vun đắp cho các em học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức để chuẩn bị cho tương lai.
Ngoài sách Thư viện được trang bị máy tính kết nối , Tivi, đầu DVD, đĩa phim khoa học các loại giúp việc học và giảng dạy của thầy và trò tại các trường này được thuận tiện hơn
Quản thư trường Yên Phong 2 (Bắc Ninh) cho biết: “Thông thường đầu năm học, trường sẽ có những buổi ngoại khóa khuyến khích các em đọc sách nhưng lại chưa hướng các em đọc thế nào cho hiệu quả và với điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chưa được như ý muốn nên việc này vẫn chưa hiệu quả. Có Thư viện thông minh, ngoài việc quản lý tốt công việc tại thư viện, các em học sinh còn có nhiều điều kiện tiếp cận với môi trường sách và công nghệ mới”
Được biết, đến nay Samsung đã xây dựng 18 “Thư viện thông minh” tại 18 trường THCS và THPT trên khắp cả nước. Mỗi thư viện có hơn 700 đầu sách với khoảng 1.800 quyển sách, bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: sách học thuật, sách tham khảo và bổ sung kiến thức, sách phát triển ngôn ngữ, sách phát triển kỹ năng sống. Mỗi “Thư viện thông minh” cũng được trang bị hơn 120 tựa băng đĩa các loại để phục vụ nhu cầu giải trí và bổ sung kiến thức của các em học sinh. Nguồn sách đa dạng và chất lượng này là kết quả nghiên cứu và tuyển chọn khắt khe của Ban cố vấn bao gồm những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, xuất bản và thư viện. Trong các giai đoạn tiếp theo của dự án, số lượng đầu sách và bản sách cho mỗi thư viện sẽ tiếp tục được mở rộng.
Theo dân trí
Bí kíp tạo hứng thú khi học Văn
Văn là một trong những môn học quan trọng. Do vậy, thay vì gượng ép mình học một cách khó chịu, tại sao bạn không cải thiện cách học Văn để tiếp thu bài một cách hào hứng nhỉ?
Đọc nhiều sách
Khi bạn khá, giỏi bạn sẽ cảm thấy hứng thú và luôn muốn được nạp thêm kiến thức. Trái ngược lại với điều đó, nếu bạn không có kiến thức hay hiểu biết nông về Văn thì bạn sẽ thấy rất mệt mỏi. Vì thế, trước hết hãy đọc thật kĩ những bài học trong sách và những gì cô giáo cho ghi. Sau đó, hãy tìm đến các nhà sách và thư viện để học, tìm hiểu thêm về bài học. Khi đọc, bạn cũng nên tập trung. Không thể tiếp thu được gì, nếu bạn cứ mơ mơ màng màng, phiêu diêu với những thứ xung quanh hay những chuyện khác.
Học có chọn lọc
Văn không đơn giản chỉ là học thuộc lòng tất cả những gì sách viết và cô dạy. Nhiều bạn kêu rằng cảm thấy vô cùng chán nản khi học Văn vì lan man không biết nên học phần nào, bỏ phần nào. Cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là chịu khó lắng nghe thầy cô giảng bài và gạch chân dưới những ý chính. Học như vậy sẽ nhẹ nhàng và dễ hiểu hơn rất nhiều so với việc ôm đồm một mớ kiến thức không biết phần nào là trọng tâm.
Hăng hái phát biểu bài
Bất cứ ai trong chúng ta cũng thích được khen. Vậy tại sao bạn biết câu trả lời cho câu hỏi đó của cô mà lại không xung phong nhỉ. Một câu trả lời tốt sẽ nhận được đánh giá cao từ giáo viên. Và thậm chí có trả lời sai đi chăng nữa thì thầy cô cũng vẫn luôn khuyến khích bạn phát biểu xây dựng bài. Hơn thế, phát biểu trong giờ cũng là cách giúp bạn chống buồn ngủ và nhớ bài lâu hơn.
Không hiểu phải hỏi
Văn cũng giống như bất kì một môn học nào khác, cũng có lúc bạn cảm thấy không hiểu và muốn được giải đáp. Đừng ngại bạn bè chê cười "Văn thì có gì mà hỏi, chém là xong" mà rụt rè nhé. Chỉ khi bạn thực sự hiểu bài thì bạn mới có thể phân tích kĩ và hay được.
Chép bài đầy đủ và không làm việc riêng trong giờ
Học Văn thì việc chép bài đầy đủ là quan trọng nhất. Nhiều bạn do không thích học Văn nên trong giờ không ghi chép bài cẩn thận, thay vào đó các bạn ngồi nói chuyện, nghe nhạc hay ăn quà vặt với nhau trong lớp, thậm chí trốn tiết. Điều này khiến bạn đã không muốn học Văn lại càng chẳng biết gì hơn. Đến khi kiểm tra lại nháo nhào đi mượn vở các bạn khác để học. Tuy nhiên, bạn cần phải nghe giảng mới hiểu và nhớ được. Đọc bài của người khác trong khi mình không hề ghi chép và học thì sẽ không bao giờ đạt điểm cao được.
Tránh tâm lý "Chỉ cần qua là được"
Nhiều bạn vì không thích học Văn nên tâm lý lúc học và thi lúc nào cũng chỉ dừng ở mức "chỉ cần qua là được". Với tâm lý đó, teen sẽ không có động lực để cố gắng. Do đó, nếu bạn đang nghĩ như vậy thì hãy nhanh chóng dẹp bỏ suy nghĩ đó đi nhé. Chỉ khi có thái độ và suy nghĩ tích cực thì bạn mới có thể yêu thích và tiến bộ trong môn học này được.
Theo BĐVN
Thiếu thư viện, đại học chỉ là "phổ thông cấp 4" Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Ba - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, khó có thể hình dung một trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) mà không có thư viện, và những trường đó cũng chỉ như trường "phổ thông cấp 4". Có trường ĐH, CĐ hiện nay "trắng" thư viện, không đủ sách...