Một giờ tưởng niệm chiến sĩ trận Gạc Ma của học sinh Sài Gòn
Học sinh THPT Nhân Việt xúc động khi nghe hiệu trưởng kể về trung úy Trần Thị Thủy, con gái duy nhất của liệt sĩ Trần Văn Phương.
Tiết mục văn nghệ tái hiện câu chuyện của Thiếu úy Trần Văn Phương. Ảnh: Mạnh Tùng.
“Khi anh Phương hy sinh ngoài đảo Gạc Ma, anh vừa biết trong chuyến về phép cuối cùng đã để lại một giọt máu ở đất liền. Người con đó chính là trung úy Thủy”, Hiệu trưởng Bùi Gia Hiếu chầm chậm kể trong tiết học đầu tiên sáng 14/3 của trường THPT Nhân Việt.
Nhiều học sinh đã không giấu được xúc động, rưng rưng nước mắt khi nghe câu chuyện về trung úy Trần Thị Thủy (công tác tại Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân) nhớ về cha mình là thiếu úy Trần Văn Phương – người hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền đảo Gạc Ma.
Hiệu trưởng Bùi Gia Hiếu kể chuyện liệt sĩ Trần Văn Phương cho học sinh. Ảnh: Mạnh Tùng.
Hồi bé, chị Thủy không hiểu chuyện gì xảy ra với cha mình. Thấy bạn bè có ba, Thủy gặng hỏi mẹ thì chỉ nhận được câu trả lời: “Ba con đang đi công tác, chưa về”. Mãi đến khi học cấp một, cùng bà và mẹ ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương, chị mới biết cha đã hy sinh cho Tổ quốc.
Tốt nghiệp đại học, chị Thủy được phân công về huyện Trường Sa công tác. Khi tàu tới vùng biển Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao, chị đã bật khóc nức nở rồi gọi về cho mẹ nói rằng: “Con đã thấy cha rồi mẹ ơi”.
Video đang HOT
Thầy Hiếu kể, chị Thủy sau đó đã xin nhập ngũ với ước nguyện được đi tiếp con đường của cha. Nguyện vọng được cấp trên chấp thuận, chị được phân công về Lữ đoàn 146 – đơn vị anh hùng Trần Văn Phương từng công tác.
“Mỗi năm, thầy và trò chúng ta ngồi đây ôn lại trận chiến Gạc Ma – giữa 64 chiến sĩ Việt Nam với quân Trung Quốc, để hiểu rằng mỗi tấc đất trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc phải đổi bằng xương máu cha anh. Hiểu như vậy để chúng ta sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh đó”, thầy hiệu trưởng nhắn nhủ học sinh.
Là học sinh giỏi Sử, Lê Ngọc Nho (lớp 12 Gạc Ma) tranh thủ sau buổi học lại tìm hiểu về trận chiến cách đây 30 năm trên sách báo. Nho đã viết đầy ba trang giấy học trò cảm tưởng về trận Gạc Ma và đọc trước học sinh toàn trường.
“Gạc Ma là một cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc với hải quân Việt Nam. Đó không phải là một trận hải chiến. Hải quân Việt Nam có bắn lại hải quân Trung Quốc phát súng nào đâu? Một bên bảo vệ cờ. Một bên nhổ cờ. Mà đâu chỉ một lần họ xâm chiếm lãnh thổ nước ta”, Nho phát biểu, giọng nghẹn ngào.
Nữ sinh cho rằng, mỗi học sinh ngày nay tuy không cầm súng đánh giặc, không có nghĩa là buông lơi nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. “Cha anh ta đã gầy dựng, ta phải giữ gìn và phát triển. Hãy để lòng yêu nước và lòng biết ơn là quyền được hưởng, chứ không phải là nghĩa vụ bị ép. Đừng để sự hy sinh vì hòa bình của người đi trước trở nên vô nghĩa”, Nho quan điểm với bạn bè.
Học sinh THPT Nhân Việt xúc động khi ôn lại lịch sử trận chiến Gạc Ma. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nhiều tiết mục hoạt cảnh, ca nhạc tái hiện sự ngoan cường của 64 chiến sĩ và giây phút máu đỏ nhuốm biển Đông của giáo viên, học sinh trường Nhân Việt được biểu diễn.
Kết thúc buổi lễ, thầy trò trường Nhân Việt trong trang phục Hải quân Việt Nam đã dành phút tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma 30 năm trước.
Theo VNE
Học sinh Sài Gòn nghỉ Tết Nguyên đán 12 ngày
Học sinh trên địa bàn TP.HCM sẽ có kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất kéo dài 12 ngày, từ 12/2 đến 23/2.
Học sinh thi vào lớp 10 THPT ở TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin.
Theo kế hoạch thực hiện thời gian năm học 2017-2018 ở các bậc học do UBND TP.HCM phê duyệt, nghỉ Tết Mậu Tuất từ ngày 12/2 (tức 27 tháng Chạp) cho đến hết ngày 23/2 (mùng 8 tháng Giêng).
Do thời gian nghỉ Tết trùng với các ngày cuối tuần, học sinh TP.HCM được nghỉ kéo dài đến 16 ngày.
Sở GD&ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh các trường học, đơn vị trực thuộc tổ chức hoạt động đón Tết vui tươi, an toàn, đơn giản, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
Đồng thời, sở nghiêm cấm lợi dụng lễ, Tết để tổ chức liên hoan, chiêu đãi lãng phí tiền và tài sản của Nhà nước, tập thể hoặc từ nguồn tiền có gốc từ ngân sách, công quỹ, tài trợ để thưởng, biếu tặng cho các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ.
Trong khi đó, học sinh Hà Nội được nghỉ Tết 11 ngày. Theo công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội, học sinh các trường mầm non, tiểu học được nghỉ Tết từ 10/2 đến 20/2.
Học sinh các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên nghỉ Tết 10 ngày, từ 11/2 đến 20/2.
Các cán bộ, công chức của Sở, Phòng GD&ĐT Hà Nội nghỉ 7 ngày, từ 14/2 đến 20/2.
Các trường trung cấp sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội và trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội được nghỉ 12 ngày, từ 9/12 đến 20/2.
Sinh viên các trường đại học có kỳ nghỉ Tết khá dài. Theo thông báo lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2018 của một số trường đại học, sinh viên được nghỉ ít nhất 15 ngày và nhiều nhất 28 ngày.
Hai trường quy định thời gian cho sinh viên nghỉ Tết nhiều là ĐH Văn Lang và ĐH Công nghệ TP.HCM với thời gian kéo dài bốn tuần (28 ngày).
Cụ thể, thời gian nghỉ Tết của sinh viên ĐH Văn Lang bắt đầu từ ngày 4/2 đến ngày 4/3.
ĐH Công nghệ TP.HCM cũng thông báo cho sinh viên nghỉ tết bốn tuần liên tục, bắt đầu từ ngày 29/1 (13 tháng Chạp) đến hết ngày 25/2 (mùng 10 tháng Giêng). Đây cũng là một trong những trường cho sinh viên nghỉ Tết sớm nhất.
Theo Zing
Nghìn học sinh Sài Gòn tiễn biệt thầy hiệu trưởng qua đời đột ngột Học trò trường THCS Trần Phú bật khóc, lặng lẽ cúi đầu tiễn biệt thầy hiệu trưởng khi chiếc xe chở lĩnh cữu dừng trước cổng trường. Học sinh THCS Trần Phú cúi chào trước linh cữu thầy hiệu trưởng. Ảnh: Liên đội Trần Phú - Quận 10. Chiếc xe chở linh cữu thầy Huỳnh Quốc Khanh, hiệu trưởng trường THCS Trần Phú...