Một giờ học Tiếng Việt cùng học sinh lớp 1

Theo dõi VGT trên

Trước ý kiến chương trình, SGK mới thiết kế bài học nặng, quá sức học sinh, phóng viên xin dự giờ một tiết học của học sinh lớp 1D, Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội).

Một giờ học Tiếng Việt cùng học sinh lớp 1 - Hình 1

Hai học sinh lớp 1D Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội) đọc từ trong giờ học

Đầu giờ học, cô giáo giới thiệu trên màn hình máy chiếu tranh vẽ và đố học sinh: Đây là cây gì, con gì? Nhìn vào tranh, học sinh hào hứng trả lời: cây thị, gà trống, con nai. Sau đó, cô giáo giới thiệu bài học về các từ “nai”, “gà gáy”, “cây thị”. Trong vòng 15 phút, giáo viên giới thiệu xong cách ghép âm, vần, đọc mẫu và mời học sinh đứng lên đọc. Đa số học sinh trong lớp đọc được từ vừa ghép; có em đọc to, rõ ràng, trôi chảy, nhưng cũng có em phải vừa đánh vần vừa đọc.

Cuối giờ, cô giáo giới thiệu bài đọc ứng dụng từ vừa học với khoảng 4 câu có tên “Nai nhỏ”. Ngay khi cô giáo dứt lời đọc mẫu, nhiều học sinh giơ tay xung phong đọc bài. Cô gọi lần lượt từng em, sau đó luyện cho từng tổ và cả lớp đọc bài ứng dụng. Giờ học kết thúc.

Cô Bùi Diễm Hương, một trong những giáo viên cốt cán của trường, cho biết, trong lớp có học sinh nhanh nhẹn nắm bắt được bài ngay, nhưng cũng có em rụt rè, chậm hơn. Mỗi ngày học 2 tiết Tiếng Việt, trong đó tiết 1 học sinh nhận biết âm, vần, ghép từ. Tiết 2 học sinh đọc kỹ bài đọc ứng dụng, trả lời các câu hỏi và luyện viết.

Buổi chiều, với những em còn chậm, cô giáo cho luyện tập tiếp, vì thế đa số học sinh nắm bài ngay trên lớp, cô không giao bài tập về nhà. Theo cô Hương, mục tiêu của chương trình mới vẫn là học sinh đọc thông, viết thạo nên học sinh không cần phải đi học trước. Việc tác giả sách cho thêm các bài đọc ứng dụng giúp học sinh củng cố từ vừa học, giáo viên không phải soạn thêm các bài đọc ở ngoài.

Trong khi đó, cô Đào Thu Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp 1G, Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội), cho biết, năm đầu tiên thực hiện SGK mới, cô trò có gặp khó khăn do chương trình Tiếng Việt có tốc độ nhanh hơn chương trình cũ, được tăng thời lượng từ 10 lên 12 tiết. Tuy nhiên, chương trình được thiết kế theo hướng mở, trao quyền cho giáo viên chủ động, linh hoạt kế hoạch dạy học phù hợp, nên giáo viên tự tin, không bị áp lực. Tiết hướng dẫn học dành nhiều thời gian cho học sinh học Tiếng Việt, không giao bài tập về nhà.

Video đang HOT

“Mục tiêu vẫn là đọc thông, viết thạo. Thời lượng bài tăng lên… Tôi tin các em sẽ vận dụng được thôi, nhưng giáo viên phải không ngừng nỗ lực, sinh hoạt chuyên môn, sáng tạo và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm bắt thông tin trên lớp con đang học gì để hỗ trợ”, cô Thủy nói.

Giáo viên có quyền chủ động

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du, bà Bùi Thị Diệu Ngọc, nói rằng, chương trình, SGK mới có phương pháp học rõ nét, gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng. Để thuận lợi cho giáo viên dạy học, trước khi triển khai, trường biên soạn tư liệu, kế hoạch dạy học hằng tuần khớp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu cần đạt trong sách giáo viên của bộ sách. “Việc sắp xếp từng tuần như vậy sẽ nhìn rõ mỗi tuần đạt mục tiêu gì, tích hợp liên môn ra sao. Bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình sẽ tránh được hiểu nhầm quá tải như dư luận hiện nay”, bà Ngọc nói.

“Kinh nghiệm để dạy tốt là giáo viên phải sinh hoạt chuyên môn hằng tuần, nghiên cứu kỹ năng lực học sinh để có cách dạy hiệu quả nhất. Chưa kể, giáo viên phải nắm vững quan điểm SGK chỉ là ngữ liệu còn chương trình mới là pháp lệnh. Khi triển khai, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu phù hợp với học sinh. Đó là quyền chủ động của giáo viên và cũng là cái mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018″, bà Ngọc nói.

Bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, bày tỏ, ở chương trình cũ, phải hết học kỳ I, học sinh mới học xong phần âm, nhưng với chương trình mới, hết tháng 9, học sinh đã hoàn thành phần này. Vì thế, khi nhìn vào sách, có cảm giác chương trình nặng hơn, nhưng thời lượng Tiếng Việt đã được tăng lên, Toán giảm xuống.

Trước đây, vài tuần một lần trường mới tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nhưng từ khi thực hiện chương trình mới, giáo viên lớp 1 được yêu cầu sinh hoạt chuyên môn hằng ngày để trao đổi thẳng thắn. Đến thời điểm này, giáo viên tự tin, nhà trường cũng không yêu cầu đánh đồng tất cả học sinh phải đạt một năng lực nhất định mà cá thể hóa từng em, bà Liên cho biết.

Ở chương trình cũ, phải hết học kỳ I, học sinh lớp 1 mới học xong phần âm. Nhưng với chương trình mới, hết tháng 9, học sinh đã hoàn thành phần này, bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, nói.

Cái dở của Tiếng Việt 1 Cánh Diều là lạm dụng ngụ ngôn

Đổi mới thì không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng, vị chuyên gia đề nghị giấu tên, chia sẻ.

Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại bậc tiểu học đối với lớp 1. Năm nay học sinh lớp 1 học sách giáo khoa mới do Hội đồng giáo dục của mỗi trường lựa chọn trong số những bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thay vì chỉ có một bộ sách như trước đây.

Chương trình mới cho phép các trường chọn lựa các bộ sách gồm Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Kết nối tri thức với cuộc sống.

Sau một tháng triển khai chương trình, hiện nay trên nhiều diễn đàn, các bậc phụ huynh bày tỏ lo lắng về cách dạy và học của học sinh lớp 1 trong đó có những ý kiến cho rằng hiện nay chương trình lớp 1 nặng.

Về luồng ý kiến này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một chuyên gia từng công tác tại Viện khoa học giáo dục Việt Nam đề nghị không nêu tên, cho biết:

"Thấy khó học một chút lại đổ cho chương trình nặng là không đúng.

Bởi lẽ, trong học tập không chỉ có chương trình, sách giáo khoa mà khi thầy dạy không ra gì khiến trò học không ra gì thì mới sinh ra nặng nề bởi lẽ sách giáo khoa cũ đã tồn tại 20 năm nên giáo viên quen với cách dạy cũ. Hơn nữa, phụ huynh muốn con học thật nhanh, thật giỏi sẽ rất áp lực đối với trẻ.

Chính vì vậy khi thay đổi cách dạy, đổi mới phương pháp thì người thầy không thể không gặp những thách thức, khó khăn ban đầu nhưng không thể vì thế mà kết luận chương trình nặng là không ổn".

Thậm chí vị này còn gợi lại, cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2002 - 2003 đã tạo ra một cuộc tranh cãi nảy lửa của các nhà khoa học, các nhà giáo và đông đảo phụ huynh bởi cho dạy chữ e trước chữ a, đã làm xáo trộn toàn bộ trật tự bảng mẫu tự chữ cái La-tinh của chữ quốc ngữ truyền thống.

Tuy nhiên, kể từ đó đến hết năm học 2019-2020 thì thầy vẫn dạy, trò vẫn học vẫn học bình thường và rất ổn.

Cái dở của Tiếng Việt 1 Cánh Diều là lạm dụng ngụ ngôn - Hình 1

Ảnh minh họa: Thùy Linh

Nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng từng là tác giả viết sách giáo khoa tiếng Việt, một chuyên gia (đề nghị không nêu tên) nhận thấy:

"Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình tổng thể và Chương trình môn học có hệ thống và bắt đầu tương thích với các Common Core Standard của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Trong khi chương trình môn Tiếng Việt đi đúng các giai đoạn phát triển của trẻ và chỉ nhích hơn so với tiến độ bố trí âm/vần của phần Học vần trong sách cũ một chút do đó nói chương trình nặng là không đúng".

Theo vị này, cách thể hiện chương trình trong sách giáo khoa mới là vấn đề đáng thảo luận bởi lẽ khi đưa vào sách giáo khoa đòi hỏi phải cực kì chuẩn mực, phải cân đối các yếu tố: nội dung dạy học (ngôn ngữ tiếng Việt, các đề tài, thể loại), mục tiêu dạy học (kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), mục tiêu giáo dục: giáo dục đạo đức, thẩm mỹ...

Nói về "sạn" của sách tiếng Việt của bộ sách Cánh Diều, vị này cho rằng: "Cái dở của ngữ liệu là nếu sách có quá nhiều ngụ ngôn về loài vật, điều này mới nhìn thì có vẻ thú vị nhưng nhiều sẽ loạn và khi đó không cân đối các thể loại văn bản: thơ, truyện, văn bản thông tin, văn bản khoa học (thường thức, ngắn gọn thôi), giao tiếp hằng ngày và không đa dạng hóa được các đề tài, chủ đề.

Bởi lẽ ngụ ngôn nó chỉ có tập trung vào được một số vấn đề và trong đó có bài học nhưng là những bài học liên quan nhiều đến người lớn hơn là trẻ con. Ngụ ngôn luôn có tính răn dạy nhưng ngôn ngữ của nó không thể chuẩn mực được, không những thế lại bị gò theo âm/ vần thành ra rất lủng củng".

Dù có nhiều ý kiến khác nhau về độ "nặng, nhẹ" của chương trình lớp 1 nhưng theo lãnh đạo nhiều trường, muốn có một khởi đầu tốt với học sinh thì giáo viên lẫn phụ huynh phải rất bình tĩnh bởi lẽ năm học 2020-2021 có nhiều điểm đặc biệt so với năm học trước.

Bởi đây là năm đầu tiên áp dụng thay sách giáo khoa mới đối với lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn nữa, trước khi bước vào lớp 1 trẻ có thời gian dài ở nhà nghỉ phòng dịch Covid-19 nên phần nào ảnh hưởng đến sự chuẩn bị cho năm học mới. Đặc biệt, có thể nhiều phụ huynh đã quen việc kèm con học ở nhà với sách giáo khoa cũ nên nay lại "bỡ ngỡ" với sách giáo khoa mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôiĐoạn clip 22 giây ghi lại khoảnh khắc cậu bé phi nhanh như mũi tên bắn hot rần rần, netizen xúc động mãi không thôi
06:39:48 28/01/2025
Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!Sơn Tùng tung 1 đoạn clip tối 27 Tết mà khiến dân tình dọn nhà tỉnh táo hẳn!
06:15:01 28/01/2025
Mang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 câyMang cả 500 cây quất từ miền Tây lên Bình Dương, ông chú xót xa khi 10 ngày chỉ bán được hơn 20 cây
06:26:10 28/01/2025
Nỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy raNỗi buồn lớn nhất sự nghiệp Lee Min Ho: Không thể tin điều này lại xảy ra
06:04:17 28/01/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 nămTriệu Lệ Dĩnh bị kẻ thù số 1 cà khịa ngay trên sóng trực tiếp, tất cả là vì mối ân oán kéo dài 15 năm
05:36:48 28/01/2025
Lời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào CaiLời khai của phó hiệu trưởng sát hại cô giáo trẻ ở Lào Cai
06:35:17 28/01/2025
Ô tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCMÔ tô lao như tên bắn vào tiệm bán bánh tráng trộn, húc văng 2 người ở TPHCM
06:44:54 28/01/2025
"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt"Anh ơi, chạy đi còn kịp" - tiếng la thất thanh cùng pha dập lửa bình gas bốc cháy ngùn ngụt khiến ai cũng tái mặt
06:33:57 28/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

Cách xử trí và giảm tác nhân dị ứng ở trẻ

Sức khỏe

09:26:25 28/01/2025
Khi thấy bề mặt da có hiện tượng mẩn đỏ, ngứa rát, tuyệt đối không được gãi để tránh làm da bị tổn thương nặng hơn, trong trường hợp cần thiết phải đến gặp bác sĩ, tránh tình trạng nhiễm trùng da.
Trải nghiệm 'thót tim' dịp tết Ất Tỵ ở trại rắn lớn nhất miền Tây

Trải nghiệm 'thót tim' dịp tết Ất Tỵ ở trại rắn lớn nhất miền Tây

Du lịch

09:18:43 28/01/2025
Kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2025, du khách yêu động vật có thể trải nghiệm xem trăm con rắn ngóc đầu, phùng mang, thủ thế hay xem trình diễn lấy nọc rắn điêu luyện tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).
LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

LazyFeel được hé lộ sở hữu "thiên phú" đặc biệt giúp đồng đội tự tin sẽ hạ gục HLE

Mọt game

09:03:08 28/01/2025
Vào ngày 24/1 vừa qua, DRX tiếp tục có được thêm một chiến thắng vô cùng quan trọng trước BFX với tỷ số 2-1. Chiến thắng này giúp LazyFeel và đồng đội xây chắc vị trí thứ 2 tại bảng Rồng Ngàn Tuổi với hệ số 3 thắng - 1 thua.
Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Nam ca sĩ lừa tình sếp hơn gần 20 tuổi, khiến cả loạt người gánh hậu quả không thể chấp nhận

Sao châu á

08:24:53 28/01/2025
Sáng 27/1, tờ Koreaboo khiến cộng đồng mạng châu Á xôn xao khi đăng tải bài viết về màn tan rã của nhóm nhạc nam Hàn Quốc 14U từng gây xôn xao dư luận cách đây 6 năm.
Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên nghi do hội chứng Guillain-Barre

Thế giới

08:23:27 28/01/2025
Đến nay, bang này ghi nhận 101 trường hợp mắc hội chứng GBS, tập trung ở quanh thành phố Pune, cách trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ khoảng 180km.
Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Đàn chị thăm mộ Vũ Linh, nói thẳng một câu về vụ tranh giành tài sản

Sao việt

08:22:44 28/01/2025
Nữ nghệ sĩ lên tiếng thẳng thắn về vụ lùm xùm tranh giành tài sản giữa con nuôi Vũ Linh là Hồng Loan và em ruột Vũ Linh là nghệ sĩ Hồng Nhung cùng con gái Hồng Phượng.
"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

"Tổng tài" tuổi Tỵ của ngân hàng SHB: Thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ, học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện

Netizen

08:13:49 28/01/2025
Có một người bố là doanh nhân tài giỏi vừa là động lực nhưng cũng là áp lực đối với Phó Chủ tịch ngân hàng SHB - Đỗ Quang Vinh.
Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Không cần tốn tiền mua xốp, bạn vẫn có thể cắm hoa Tết đẹp mê ly với vật dụng siêu rẻ có sẵn trong nhà!

Sáng tạo

08:05:55 28/01/2025
Cắm hoa không hề khó như bạn nghĩ! Đôi khi, những điều đơn giản nhất lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Bạn không cần phải tốn tiền mua xốp cắm hoa đắt đỏ, chỉ cần tận dụng những vật dụng quen thuộc trong nhà,
Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Quyền lực như G-Dragon: Hội tụ cả dàn sao quyền lực Hàn Quốc vào 1 show, Kim Soo Hyun hát hò "tít cả mắt"

Nhạc quốc tế

07:37:20 28/01/2025
Show Good Day của G-Dragon đang gây bão tại Hàn Quốc khi tung trailer hé lộ loạt tên tuổi giải trí hàng đầu góp mặt, dự kiến lên sóng tập đầu tiên vào ngày 16/2 tới.
Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Nhìn lại những vụ án tham nhũng gây nhức nhối dư luận

Pháp luật

06:38:52 28/01/2025
Khi có cơ hội, nhiều quan chức như cựu Bộ trưởng Bộ y tế, cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã để tiếp tay cho hành vi trái pháp luật.
Những "đại sứ" văn hoá

Những "đại sứ" văn hoá

Nhạc việt

06:28:50 28/01/2025
Một cách tình cờ, các nghệ sĩ đã trở thành những cầu nối giới thiệu ít nhiều về văn hóa Việt với khán giả nước bạn.