Một giáo viên ngoại ngữ “gánh” 228 học sinh, sinh viên
Đó là thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM được báo cáo trong buổi hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp TPHCM theo đề án 2020″ được tổ chức ngày 7/12.
Ông Lâm Văn Quản, trường phòng GDCN&ĐH (Sở GD-ĐT TPHCM) cho biết chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường chuyên nghiệp ở thành phố chưa cao. Thông kê cho thấy, đến tháng 9/2012 thì toàn thành phố có gần 85.000 học sinh, sinh viên theo học tại 48 trường TCCN và CĐ. Trong khi đó tổng số giáo viên (GV) trực tiếp tham gia giảng dạy tiếng Anh chỉ có 372 GV, trong đó 206 GV cơ hữu và 166 GV thỉnh giảng hoặc hợp đồng (chỉ chiếm 4,8% trên tổng số GV). Như vậy, tỷ lệ HS, SV học ngoại ngữ trên một GV ngoại ngữ lên đến trên 228.
TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 phát biểu tại hội thảo.
Mặc dù số lượng GV đã thiếu nhưng trình độ lại không đồng đều, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế về yếu tố con người thì cơ sở vật chất phục vụ dạy và học còn nghèo nàn, chương trình và sách giáo khoa chưa đáp ứng nhu cầu.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng hạn chế của việc học ngoại ngữ ở các trường TCCN nằm ở yếu tố con người. Tuy nhiên, TS Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 cũng nhìn nhận rằng có sự mâu thuẫn trong mục tiêu và thực tế: “Khi làm việc với rất nhiều trường chuyên nghiệp thì thấy rằng với trình độ đầu vào của HS gần như là zero và với 60 tiết liệu có thể để đưa HS đạt đến trình độ B1 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu. Hơn thế, lớp học được tổ chức 60 đến 100 HS thì chúng ta coi ngoại ngữ là môn phụ rồi”. Chính vì vậy theo TS Hùng thì “đừng bắt thầy cô giáo tiếng Anh làm những việc mà không thể làm được”.
Các đại biểu cho rằng trong tương lai, nếu người học không được trang bị năng lực chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ tốt thì sẽ mất cơ hội, thậm chí là ngay trên sân nhà. Trước tình hình này, việc thực hiện đề án 2020 cần được giải quyết đồng bộ các yếu tố về người dạy, chương trình, tài liệu học tập và môi trường học tập.
Lê Phương
Theo dân trí
Giáo viên không được dạy thêm với học sinh chính khóa của mình
Hà Nội dự kiến không cho phép dạy thêm ở bậc tiểu học, ở các bậc cao hơn, mỗi tuần bố trí không quá 3 buổi dạy thêm và mỗi lớp học được phép tối đa có 45 học sinh.
Trước khi trình UBND TP Hà Nội xem xét phê duyệt dự thảo quy định về dạy thêm - học thêm, sáng 28/11, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức lấy ý kiến của các quận huyện, và một số trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn.
Ông Phạm Xuân Tiến, trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết sẽ không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. Một số trường tiểu học không đủ điều kiện cơ sở vật chất để dạy 2 buổi/ ngày cần phải xây dựng đề án dạy học 2 buổi/ ngày ngoài nhà trường trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm - học thêm các nội dung theo chương trình phổ thông.
Trong môt lớp bôi dưỡng kiên thức văn hóa cho học sinh lớp 5 chuân bị thi lên lớp 6 ở Hà Nôi.
Những giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm - học thêm ở nhà trường nhưng có thể tham giadạy thêm ngoài nhà trường. Họ cũng không được phép dạy thêm với các học sinh mà mình đang dạy chính khóa khi chưa được cho phép.
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm góp phần chỉnh đốn, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhân cách học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, không gây nên tình trạng vượt quá tầm tiếp thu của người học. Khi dạy thêm, giáo viên không cắt giảm nội dung trong chương trình chính khóa, dạy trước nội dung trong chương trình hoặc ép buộc gia đình, phụ huynh học sinh.
Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm, phân nhóm theo học lực, phân cônggiáo viên phụ trách môn học. Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên.
Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách, phân công giáo viên, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp. Mỗi tuần bố trí không quá 3 buổi dạy thêm và mỗi lớp học được phép tối đa có 45 học sinh có học lưc tương đương. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tổ chức dạy thêm - học thêm công khai tại nơi dạy trước và trong khi thực hiện, gồm: Giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; Danh sách người dạy thêm; Mức tiền học thêm...
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, với các trường ngoài công lập có chịu quản lí của quy định dạy thêm, quy định quản lí này chỉ áp dụng đối với các trường công lập. Các trường ngoài công lập căn cứ vào thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh.
Theo Vietnamnet
Dạy tăng cường tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp Sở GD-ĐT TPHCM vừa có thông báo về kế hoạch giảng dạy tăng cường tiếng Anh cho học sinh, sinh viên các trường CĐ và TCCN. Theo đó, năm 2012-2013 sẽ đào tạo cho khoảng 10% sinh viên, học sinh CĐ, TCCN và khoảng 60% vào năm 2016 để cho trình độ tối thiểu của sinh viên, học sinh đạt được khi tốt...