Một giảng viên dạy 423 sinh viên
Chiều 4 – 5, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, qua kiểm tra tại Đại học (ĐH) Thành Tây, ngành Quản trị kinh doanh có tới 423 sinh viên trên một giảng viên.
423 sinh viên/giảng viên
Trong buổi họp báo chiều (4-5), Bộ GD&ĐT công bố nhiều thông tin quan trọng về việc kiểm tra 38 trường ĐH, cao đẳng (CĐ) công tác chuẩn bị kì thi tốt nghiệp THPT, cũng như kì thi ĐH, CĐ.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, đầu năm 2012, Bộ GD&ĐT tổ chức kiểm tra 38 trường ĐH, CĐ trên cả nước. Nhiều trường vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm chất lương. Bộ đã dừng tuyển sinh năm 2012 đối với năm ngành của năm trường ĐH,CĐ và hai trường CĐ.
Bộ GD&ĐT đã quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội, CĐ Kinh tế Kĩ thuật Sài gòn và năm ngành của năm trường là ngành Khai thác vận tải (Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà) ngành Công nghệ – Kỹ thuật xây dựng (Trường CĐ Kỹ thuật – Công nghiệp Quảng Ngãi) ngành Tài chính – Ngân hàng (Trường ĐH Phú Xuân) ngành Kiến trúc (Trường ĐH Yersin Đà Lạt) ngành Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Thành Tây).
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, qua kiểm tra nhiều trường còn khó khăn, thiếu thốn về đội ngũ và cơ sở vật chất. Bảy trường có dưới 50 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn, 42 ngành đào tạo đại học chưa có tiến sỹ đúng ngành, 25 ngành cao đẳng chưa có thạc sỹ đúng ngành.
Đặc biệt, tại ĐH Thành Tây, ngành Quản trị kinh doanh có tới 423 sinh viên trên một giảng viên.
Ông Bằng cũng cho biết, sẽ tổ chức thanh tra, xử lý sau thanh tra đối với hoạt động liên kết đào tạo tại trường ĐH Y Hải Phòng, Trung cấp Y Dược Văn Hiến (tỉnh Thanh Hóa), Cao đẳng Y tế Ninh Bình, Trung cấp Y Dược Thăng Long (Bắc Ninh) và trường ĐH Y Hải Phòng.
Video đang HOT
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra và thanh tra hoạt động đào tạo có yếu tố nước ngoài tại: Trường Kinh doanh Melior, Trường Quản trị kinh doanh (Sibme), Trường Đào tạo quản lý doanh nghiệp (CBAM), Trung tâm đào tạo FTMS, Trường ĐH Hoa Sen và Viện ĐH Mở Hà Nội.
Không bắt buộc chấm chéo thi tốt nghiệp
Cũng theo Bộ GD&ĐT, một số điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 theo hướng thuận lợi cho thí sinh được áp dụng như các trường THPT có thể tự tổ chức thành Hội đồng thi riêng nếu đủ điều kiện tổ chức hội đồng coi thi ghép cho cả hệ giáo dục THPT và hệ giáo dục thường xuyên
Tổ chức chấm chéo bài thi tự luận giữa các trường phổ thông trong tỉnh, thành phố, đảm bảo giáo viên không chấm bài thi tự luận của học sinh trường phổ thông mà mình giảng dạy (không quy định bắt buộc đổi bài chấm chéo giữa các địa phương như năm 2011).
Năm nay, sẽ không tổ chức các đoàn thanh tra Bộ, ủy quyền tại các Sở GD&ĐT. Đối với thanh tra Bộ, tăng cường số đoàn thanh tra và số địa phương được thanh tra tổ chức thanh tra Bộ cắm chốt tại các Hội đồng coi thi, giao cho giám đốc Sở quyết định số lượng cán bộ thanh tra cắm chốt.
Nếu cần thiết, Ban chỉ đạo thi của tỉnh điều động cán bộ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia công tác coi thi.
Bộ GD&ĐT cũng cho biết, năm 2012 mọi thí sinh nếu có nguyện vọng đều được quyền phúc khảo tất cả các môn thi.
Các trường tự chủ xét tuyển
Về vấn đề đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào những ngành, trường bị đình chỉ tuyển sinh năm nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, đã thông báo đến các Sở GD&ĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ về việc đăng ký dự thi đối với các ngành bị đình chỉ tuyển sinh.
Theo đó, thí sinh đã đăng ký dự thi vào những ngành này được quyền đăng ký lại.
Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012 không quy định cứng ba đợt xét tuyển ứng với ba nguyện vọng (1, 2 và 3) không quy định thời gian mỗi đợt xét tuyển không qui định điểm trúng tuyển nguyện vọng sau phải cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng trước… như kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2011 trở về trước.
Các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng và quyền lợi của thí sinh.
Bộ GD&ĐT quy định, các trường không được quy định chỉ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đã dự thi vào trường mình, không được đặt ra những qui định trái với Quy chế tuyển sinh hiện hành.
Theo tiền phong
Kết quả kiểm tra 38 trường: Có ngành trên 400 sinh viên/giảng viên
Đầu năm 2012, Bộ GD-ĐT đã tổ chức kiểm tra 38 trường ĐH, CĐ trong phạm vi cả nước. Theo đó, nhiều trường vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm chất lương. Bộ đã phải dừng tuyển sinh năm 2012 đối với 5 ngành của 5 trường ĐH,CĐ và 1 trường CĐ.
Có ngành trên 400 sinh viên/giảng viên
Trong tháng 3/2012, Bộ GD-ĐT đã tổ chức 5 đoàn kiểm tra 38 trường ĐH, CĐ, trong đó có 19 trường công lập và 19 trường ngoài công lập. Việc kiểm tra này nhằm thực hiện Nghị quyết số 50/2010/NQ-QH12 của Quốc hội và Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, qua kiểm tra cho thấy, nhiều trường đã nỗ lực thực hiện có kết quả các cam kết, tổ chức đào tạo có chất lượng, góp phần cung cấp nguồn nhân lực cao cho xã hội. Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường ĐH Quang Trung, Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh, Trường ĐH Thành Đông... đã có đất sử dụng ổn định, lâu dài với diện tích lớn. Trường ĐH Yersin Đà Lạt, Trường ĐH Quảng Nam, Trường CĐ Công nghiệp Tuy Hòa... đã xây dựng được cơ sở vật chất khang trang phục vụ đào tạo. Đội ngũ giảng viên của các trường cũng được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Một số trường có tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học cao như Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đạt 82%, Trường Đại học Quảng Nam đạt 61,9%...
Tuy nhiên, ông Bằng cho hay, nhiều trường còn quá khó khăn, thiếu thốn, nhất là về đội ngũ và cơ sở vật chất. 7 trường có dưới 50 giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn, 42 ngành đào tạo đại học chưa có tiến sỹ đúng ngành, 25 ngành cao đẳng chưa có thạc sỹ đúng ngành một số trường chưa có đất hoặc có đất hẹp dưới 01 ha một số trường thuê mướn ngắn hạn nhiều cơ sở khác nhau. Một số ngành đào tạo phát triển quá "nóng", có ngành có tới trên 400 sinh viên/ 1 giảng viên.
Theo ông Bằng, Nghị quyết số 50/ 2010/NQ-QH của Quốc hội và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đã nêu ra yêu cầu bảo đảm chất lượng đào tạo trong đó nhấn mạnh việc "đặc biệt quan tâm các tiêu chí về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên", đồng thời cũng nêu rõ các hình thức chế tài ở các mức độ khác nhau từ dừng tuyển sinh ngành đào tạo tới việc xem xét giải thể nhà trường. Căn cứ vào các quy định trên và thực tiễn kiểm tra, Bộ GD-ĐT đã quyết định dừng tuyển sinh đối với các trường chưa có đất, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao và dừng tuyển sinh đối với các ngành thiếu (hoặc chưa có) thạc sĩ, tiến sĩ và có tỷ lệ sinh viên trên giảng viên quá cao. Bởi các trường và các ngành bị dừng tuyển sinh đợt này hầu hết đều vi phạm hai tiêu chí quan trọng ở mức độ nặng vi phạm về tỷ lệ sinh viên/giảng viên, diện tích đất, đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ. Một số trường khác tuy có vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ hơn thì không dừng tuyển sinh mà sẽ dùng giải pháp khác để các trường tiếp tục phấn đấu.
Các đoàn kiểm tra đã chỉ rõ mặt được và chưa được ở từng trường, đồng thời cảnh báo các trường vi phạm các quy định ở mức độ khác nhau. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã giao các đơn vị thuộc Bộ nghiên cứu xử lý nhiều vấn đề sau kiểm tra và đã ban hành quyết định dừng tuyển sinh năm 2012 đối với Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hà Nội và 05 ngành của 05 trường là ngành Khai thác vận tải của Trường Cao đẳng Bách nghệ Tây Hà ngành Công nghệ - Kỹ thuật xây dựng của Trường CĐ Kỹ thuật - Công nghiệp Quảng Ngãi ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường ĐH Phú Xuân ngành Kiến trúc của Trường ĐH Yersin Đà Lạt ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Thành Tây.
Tiếp tục kiểm tra, hạn chế tối đa "tác động phụ"
Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết, việc dừng tuyển sinh sẽ gây ra một số xáo động đối với một bộ phận thí sinh ở một số trường. Điều này Bộ cũng đã tính đến song để bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả hệ thống, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương trong quản lý theo yêu cầu của Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng, Bộ đã quyết định dừng tuyển sinh.
Ông Bằng cho hay: "Năm 2012, Bộ tiếp tục tổ chức kiểm tra trước hết đối với các trường thành lập trong 10 năm trở lại đây, không phân biệt trường thành lập mới hay nâng cấp, trường công lập hay ngoài công lập. Thanh tra Bộ sẽ phối hợp các đơn vị rút kinh nghiệm để việc kiểm tra đạt mục đích tăng cường hiệu lực, hiệu quả quả lý song hạn chế tối đa các "tác động phụ". Qua kiểm tra sẽ ghi nhận những kết quả và các nhân tố tích cực, đồng thời chỉ rõ những hạn chế yếu kém. Đối với những nơi có vi phạm thì tùy mức độ sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Những sơ hở trong quản lý cũng sẽ được xem xét, khắc phục kịp thời".
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh đã nộp hồ sơ ĐKDT vào những ngành, trường đã bị đình chỉ tuyển sinh 2012, ngày 27/4/2012, Bộ GD-ĐT đã gửi công văn xuống các Sở GD-ĐT, các đại học, học viện các trường đại học, cao đẳng về việc đăng ký dự thi đối với các ngành bị đình chỉ tuyển sinh. Theo đó, thí sinh đã đăng ký dự thi vào những ngành này được quyền đăng ký lại.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Điểm mới ở kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 sẽ có một số điểm mới có lợi cho thí sinh. Các trường THPT có thể tự tổ chức thành Hội đồng thi riêng nếu đủ điều kiện chứ không bắt buộc phải tổ chức cụm thi liên kết 2,3 trường. Như vậy, TS được tạo điều kiện thi ngay tại nơi mình học, không...