Một gia đình có 28 người mắc bệnh di truyền có thể chết trước tuổi 20
Một gia đình tại miền Bắc có tới 28 người cùng mang đột biến gen di truyền gây xơ vữa mạch, đột quỵ, có thể tử vong trước tuổi 20.
PGS.TS Trương Thanh Hương, Viện Tim mạch Quốc gia, cho biết, Viện vừa thực hiện khám sàng lọc bệnh tăng cholesterol máu gia đình di truyền tại nhiều tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Ninh Bình… Các bác sĩ đã phát hiện nhiều con số giật mình.
9 tuổi đã phải đặt stent mạch vành
PGS Hương cho biết, bệnh tăng cholesterol máu gia đình (Family hypercholestorelemia, viết tắt: FH) là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen chuyển hóa LDL-cholesterol khiến cholesterol xấu trong máu tăng cao ngay từ khi mới sinh.
Bệnh này di truyền trội nên gen đột biến có thể truyền bệnh tiếp cho các thế hệ sau nếu như không có biện pháp ngăn chặn. Nêu cha hoăc me mang đôt biên gây bênh thi 50% con sinh ra co nguy cơ măc bênh.
Bệnh FH gây xơ vữa mạch máu ngay từ khi sinh ra và tiếp tục trầm trọng thêm theo thời gian
Tỉ lệ mắc FH trên thế giới chiếm từ 1/200 – 1/250 người, tương đương tại Việt Nam có khoảng 500.000 người mắc bệnh.
Video đang HOT
Ở người bình thường, tỷ lệ cholesterol toàn phần ở dưới 5,1 mmol/L, tuy nhiên với bệnh nhân FH, tỷ lệ dao động 8-30 mmol/L.
Cholesterol trong máu cao tác động làm xơ vữa mạch, gây bệnh mạch vành rất sớm và nếu không được điều trị, người bệnh có thể chết trước 20 tuổi. Người bệnh FH có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao gấp 13 lần so với người bình thường.
Ngoài ra, người mang gen FH có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như đột quỵ, hẹp van động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại vi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam rất ít người biết về căn bệnh này, phần lớn bệnh không có triệu chứng lâm sàng nên hầu hết khi được phát hiện đều đã ở giai đoạn quá muộn.
Kết quả khám, xét nghiệm gen tại cộng đồng ở Tuyên Quang, Ninh Bình… phát hiện 63 người có đột biến gen gây bệnh FH.
Từ 1 người trong nhóm này, các bác sĩ đã yêu cầu 55 thành viên còn lại trong gia đình cùng đi xét nghiệm kiểm tra. Kết quả phát hiện được 28 người mắc bệnh FH.
PGS Hương nhớ như in trường hợp bệnh nhi H.T.M., 9 tuổi ở Ninh Bình, mắc bệnh FH thể đồng hợp tử. Bố mẹ và người chị ruột của bệnh nhi đều bị mắc căn bệnh này, cháu M. bị nặng nhất, phải lọc mỡ máu, sau đó đặt stent mạch vành.
6 dấu hiệu chính nhận biết bệnh FH
PGS Hương lưu ý, các triệu chứng gợi ý bệnh tăng cholesterol máu gia đình di truyền là ban vàng quanh mí mắt, vàng các nếp gấp trong lòng bàn tay, u vàng quanh gân gót, gân khuỷu tay, vùng ụ ngồi, vòng lắng đọng cholesterol quanh giác mạc…
Thậm chí u vàng có thể thâm nhiễm vào xương thái dương. Tuy nhiên, đó là biểu hiện ở giai đoạn trễ và xuất hiện ở nhóm nhỏ bệnh nhân.
Các dấu hiệu chính của bệnh FH
Do đó, nếu trong gia đình có người bị bệnh mạch vành hoặc bệnh lý động mạch sớm (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi) thì nguy cơ cao la do di truyền.
Khi đó, để sàng lọc và xác định bệnh, các thành viên trong gia đình nên làm xét nghiệm máu để xác định nồng độ cholesterol. Từ những trường hợp có tỷ lệ cholesterol cao, các thành viên trong gia đình cần xet nghiêm gen để phat hiên đột biên gây bênh. Nếu mắc thể đồng hợp, bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều so với thể dị hợp.
PGS Hương cũng lưu ý, nếu cholesterol của trẻ trên mức 4,9 mmol/L và người lớn trên mức 6,5 mmol/L và tăng dai dẳng trong 2 lần xét nghiệm trở lên dù đã thực hiện chế độ ăn uống, vận động trị liệu và không kèm nguyên nhân khác, cần nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh FH.
Xét nghiệm gen giup phat hiên bênh sơm va can thiệp hiêu qua nhăm cai thiên tiên lương tư vong dành cho các thành viên gia đình có mang đôt biên di truyên gây bênh.
Khi mắc bệnh, những trường hợp nhẹ có thể can thiệp dùng thuốc để giảm cholesterol trong máu xuống mức an toàn, thậm chí về mức thấp hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp nặng cần phải can thiệp đặt stent và theo dõi sát các biến chứng khác.
Vì sao con bệnh di truyền dù bố mẹ khỏe mạnh?
Người khỏe mạnh song mang gene đột biến trong cơ thể ở trạng thái lặn, khi kết hôn, em bé sinh ra nguy cơ cao mắc bệnh di truyền.
Chị Đoàn Thị Hạnh, ở Hà Nội, đến nay vẫn nhớ như in cảm giác khi khám thai 12 tuần. Khi đó, Hạnh rất lo lắng vì kết quả xét nghiệm cho biết chị mang gene tan máu bẩm sinh, căn bệnh khiến những đứa trẻ sinh ra cả đời phải gắn bó với bệnh viện và phụ thuộc vào truyền máu.
May mắn, chồng chị không mang gene bệnh, bác sĩ tư vấn uống một số loại thuốc, cố gắng sinh thường và xét nghiệm sàng lọc cho con. "Nếu tôi không xét nghiệm, em bé có thể bị bệnh bẩm sinh mà tôi không biết tại sao", chị Hạnh nói.
Theo bác sĩ Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhiều trường hợp khỏe mạnh nhưng mang gene đột biến ở trạng thái lặn, không biểu hiện, gọi là người lành mang gene bệnh. Khi những người này kết hôn, có thể sinh ra em bé bị bệnh di truyền.
Có nhiều cặp vợ chồng gặp phải tình huống này, sinh con ra có nhiều bệnh bẩm sinh. Ví dụ, 10% trẻ bị thiếu máu, tan máu; loạn dưỡng cơ Duchenne, gây yếu cơ tăng dần, trẻ mất khả năng đi lại, phải ngồi xe lăn khi 12-13 tuổi và nguy cơ cao tử vong ở lứa tuổi 20 do các biến chứng về tim mạch, hô hấp. 25-50% trẻ có thể mắc hội chứng chậm phát triển tâm thần, thiểu năng trí tuệ, tần suất truyền cho thế hệ sau...
Bác sĩ khám cho sản phụ có gene bệnh di truyền tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Thảo Hương.
Khoảng 100 bệnh lý di truyền được báo cáo tại Việt Nam. Tỷ lệ người mang gene bệnh trong nước khoảng 10%. Những người này chỉ khám và phát hiện bệnh khi trẻ sinh ra bị bệnh hoặc họ hàng có người bệnh. Các bệnh lý di truyền không có phương pháp điều trị đặc hiệu, chỉ chữa triệu chứng để kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống. Ví dụ, trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh sẽ bị thiếu máu, thải sắt suốt cuộc đời, tạo gánh nặng vật chất, tâm lý cho bệnh nhân, người nhà và xã hội.
Bác sĩ Linh khuyến cáo các cặp vợ chồng chủ động làm xét nghiệm, sàng lọc trước sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân để sớm sàng lọc, phát hiện gene bệnh. Đơn cử như xét nghiệm máu sàng lọc không xâm lấn, phát hiện 99% bất thường về nhiễm sắc thể. Khi biết mang gene bệnh, vợ chồng chủ động lựa chọn các biện pháp sinh con như thụ tinh nhân tạo, chọn phôi không bị đột biến di truyền để sinh em bé khỏe mạnh.
Chỉ số khoảng sáng sau gáy thai nhi 4mm, vợ chồng lo sợ phát khóc Chỉ số khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy) là điều bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Chỉ khi kết quả siêu âm cho thấy chỉ số này bình thường thì các mẹ mới thở phào nhẹ nhõm. Ảnh minh họa Chị Đỗ Thị Kim Anh (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị thuộc trường hợp hiếm muộn...