Một gia đình bán hết tài sản để mua Bitcoin, tìm nơi định cư
Didi Taihuttu cùng gia đình chọn Bồ Đào Nha làm nơi lưu trú để không phải đóng thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư tiền mã hóa.
Trong 5 năm qua, gia đình của anh Didi Taihuttu đã di chuyển tới hơn 40 quốc gia quanh thế giới. Hiện tại, họ quyết định chọn Bồ Đào Nha làm một nơi dừng chân an toàn vì không phải đóng bất cứ đồng thuế nào cho hoạt động giao dịch tiền mã hóa.
“Bạn không phải trả bất kỳ khoản thuế nào ở Bồ Đào Nha khi giao dịch tiền mã hóa, miễn là bạn không cung cấp dịch vụ liên quan đến nó. Quốc gia này chính là thiên đường của Bitcoin”, Taihuttu chia sẻ với CNBC.
Vào năm 2017, Taihuttu cùng vợ và 3 đứa con đã bán tất cả những gì họ sở hữu để mua Bitcoin và chọn một cuộc sống phiêu lưu. Khi đó, giá mỗi đồng BTC chỉ vào khoảng 900 USD. Giờ đây, khi giá Bitcoin mức trên 40.000 USD, gia đình Taihuttu đang có cuộc sống khá sung túc.
Miễn thuế đối với tiền mã hóa
Tại Mỹ và nhiều quốc gia khác, tiền mã hóa được coi là một dạng tài sản. Chính vì vậy, họ đánh thuế các đồng coin theo cách tương tự như cổ phiếu hoặc tài sản thực. Trong khi đó, Bồ Đào Nha lại xem tiền mã hóa như một hình thức thanh toán và chưa có các quy định về thuế cho các hoạt động giao dịch này.
Mỹ và nhiều quốc gia tính thuế cao đối với lĩnh vực tiền mã hóa.
“Lợi nhuận thu được từ các giao dịch tiền mã hóa như quy đổi tiền mặt hay mua bán sẽ không bị tính thuế thu nhập cá nhân. Điều này làm cho Bồ Đào Nha trở thành một nơi thực sự hấp dẫn cho người dùng tiền mã hóa”, Shehan Chandrasekera, Trưởng bộ phận chiến lược về thuế tại công ty phần mềm CoinTracker giải thích.
Tương tự như các loại tiền tệ pháp định khác, thu nhập từ việc giao dịch tiền mã hóa sẽ không bị đánh thuế tại Bồ Đào Nha. Đồng thời, các hoạt động mua bán hay thanh toán bằng tiền mã hóa cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng hoặc VAT.
Sau khi bán hết tài sản để mua Bitcoin, gia đình Didi Taihuttu đi vòng quanh thế giới và cất tiền mã hóa ở nhiều nơi khác nhau.
Tuy vậy, trong trường hợp các công ty tại Bồ Đào Nha cung cấp dịch vụ liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa, họ vẫn phải chịu một số khoản thuế nhất định.
Video đang HOT
“Nếu bạn kiếm được tiền mã hóa bằng cách cung cấp dịch vụ ở Bồ Đào Nha, bạn cần phải trả thuế. Hiện tại, tôi không kiếm được gì ở Bồ Đào Nha nên hoàn toàn được miễn thuế”, Taihuttu nói.
Cuộc sống xa xứ tại Bồ Đào Nha
Wout Deley, người từng giữ chức giám đốc mảng bán hàng quốc tế cho một công ty mạ kẽm ở Ghent (Bỉ) cũng quyết định bán hết tài sản và đầu tư 2/3 số tiền vào các đồng coin. Tương tự như gia đình Taihuttu, anh Deley cũng chọn lối sống phiêu lưu qua nhiều quốc gia.
Sau một vài tháng đi du lịch khắp châu Âu, cuối cùng Deley đã định cư ở Bồ Đào Nha. “Nhiều thời điểm, tôi chỉ sở hữu tối đa 10.000 euro (11.450 USD) trong tài khoản ngân hàng của mình. Phần còn lại luôn được tích trữ dưới dạng tiền mã hóa”, Deley cho biết.
Tại Bỉ – quê hương của Deley, người dân sẽ phải đối mặt với nghĩa vụ thuế gần 40%. Do đó, giống như nhiều người, việc Deley di chuyển đến Bồ Đào Nha để sinh sống được coi là một quyết định phù hợp.
Bồ Đào Nha trở thành thiên đường tiền số nhờ miễn thuế cho nhà đầu tư.
Tuy không nói được tiếng Bồ Đào Nha, Deley chia sẻ anh vẫn có thể giao tiếp với người bản địa bằng tiếng Anh. Do đó, rào cản ngoại ngữ không phải vấn đề khó khăn với các nhà đầu tư tiền mã hóa muốn sinh sống tại Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, người dân tại Bồ Đào Nha cũng rất hứng thú với lĩnh vực tiền mã hóa. “Mọi người ở đây đều sở hữu tiền mã hóa. Tất cả đều biết Bitcoin”, Deley chia sẻ.
Trong khi đó, Taihuttu chia sẻ với CNBC rằng họ muốn phá vỡ trải nghiệm người nước ngoài ở Bồ Đào Nha bằng cách xây dựng “làng tiền mã hóa” của riêng họ. Kế hoạch của họ là mua bất động sản và điều hành cộng đồng theo cách phi tập trung, trong đó đất được chia theo mét vuông và được bán dưới dạng token hoặc NFT để biểu thị quyền sở hữu.
Taihuttu cũng muốn khai thác Bitcoin bằng năng lượng Mặt Trời và gió, sau đó sử dụng nhiệt tỏa ra từ các máy đào để sưởi ấm các ngôi nhà vào mùa đông, thiết kế dưới dạng một loại hệ thống khép kín.
Nhà đầu tư Mỹ ưu tiên Puerto Rico
Đối với gia đình anh Taihuttu, việc nhập cư vào Bồ Đào Nha khá đơn giản vì họ đều là người Hà Lan và cùng chung Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, với các công dân Mỹ, việc nhập cư vào châu Âu lại khó khăn hơn.
Nhà đầu tư tiền số có quốc tịch Mỹ ưu tiên đến Puerto Rico để được giảm thuế.
“Nếu người đóng thuế có thẻ xanh, là công dân Mỹ hoặc người nước ngoài cư trú tại Mỹ, thì người đó sẽ phải nộp thuế cho chính phủ bất kể họ đang giao dịch tiền mã hóa ở quốc gia nào”, Jon Feldhammer, cựu luật sư kiện tụng của Sở Thuế vụ Mỹ cho biết.
Đó là lý do Puerto Rico trở thành ‘thiên đường tiền mã hóa’ vì vùng lãnh thổ này vẫn thuộc Mỹ và được miễn thuế với các khoản tiền lãi vốn. Tất nhiên, các công dân phải đáp ứng đủ điều kiện, chẳng hạn như phải có quốc tịch Mỹ và ở ít nhất 183 ngày mỗi năm trên quần đảo này.
Tại Mỹ, các nhà đầu tư trả tới 37% cho khoản gia tăng vốn ngắn hạn và lên đến 20% cho khoản lãi dài hạn, áp dụng cho tiền mã hóa và các tài sản khác được giữ trong hơn 1 năm. Do đó, nhiều triệu phú tiền mã hóa đã di chuyển đến Puerto Rico như một cách để cắt giảm khoản thuế này.
Liên tục 'bắt đáy' Bitcoin, El Salvador đang lỗ nặng
Theo thị giá chiều ngày 22/1, El Salvador đang thua lỗ sau lần "bắt đáy" Bitcoin gần nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ các khoản mua Bitcoin (BTC) của El Salvador đang thua lỗ. Trước đó, Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele nhiều lần "bắt đáy" Bitcoin và thông báo trên kênh Twitter chính thức. Hiện quốc gia Trung Mỹ đang nắm giữ tổng cộng 1.801 đồng Bitcoin.
Có thể thua lỗ 12,29 triệu USD
Quốc gia Trung Mỹ bắt đầu mua tiền số vào tháng 9, sau khi Tổng thống Nayib Bukele thông qua kế hoạch đấu thầu hợp pháp Bitcoin. Khi đó, BTC được giao dịch quanh mức 50.000 USD.
Quốc gia này tiếp tục mua BTC khi đồng tiền này đạt mức cao nhất mọi thời đại, gần 69.000 USD vào đầu tháng 11. Tính đến nay, đồng Bitcoin đã mất hơn 49% giá trị.
Sáng ngày 22/1, Tổng thống El Salvador thông báo nước này đã mua thêm 410 đồng Bitcoin với giá 15 triệu USD. Dựa trên thời điểm Tổng thống Nayib Bukele đăng bài và số lượng mua vào, El Salvador đã "bắt đáy" Bitcoin ở mốc khoảng 36.600 USD/BTC. Theo thị giá vào 4h chiều cùng ngày (giờ Việt Nam), lần bắt đáy này khiến quốc gia Trung Mỹ thua lỗ khoảng 205.000 USD chỉ sau 10h.
El Salvador liên tục mua thêm Bitcoin
Qua tính toán, các giao dịch mua tiền số mà Tổng thống Bukele thực hiện đã khiến quốc gia Trung Mỹ thua lỗ khoảng 12,29 triệu USD, dựa trên tỷ giá mua vào trung bình là 42.528 USD/BTC.
Giả sử chính phủ El Salvador đang nắm giữ toàn bộ số Bitcoin đã mua, khoản tài sản số của nước này hiện dao động quanh mức 64,29 triệu USD.
Tình trạng tài chính của quốc gia này còn tồi tệ thêm khi trái phiếu chính phủ El Salvador bị mất giá. Chính sách kinh tế kém linh hoạt của Tổng thống Nayib Bukele và thử nghiệm chóng vánh với Bitcoin khiến cho các nhà đầu tư quốc tế mất niềm tin vào tốc độ tăng trưởng của quốc gia Trung Mỹ.
Những lời gièm pha sau các lần "bắt đáy"
Sau nhiều lần mua Bitcoin khi giá "sập", Bukele đã trở thành một người nổi tiếng trong cộng đồng đầu tư tiền số. Bên cạnh những lời tung hô, việc "bắt đáy" của Tổng thống El Salvador nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia.
Nayib Bukule từng nhiều lần tranh cãi với các nhà phê bình Bitcoin. Tổng thống El Salvador gọi Nhà kinh tế học Steve Hanke của Johns Hopkins là "kẻ ngu ngốc" khi người này so sánh kế hoạch khai thác Bitcoin bằng năng lượng từ núi lửa của quốc gia Trung Mỹ là một trò hề.
Trong bài đăng thông báo đã "bắt đáy" Bitcoin hôm 4/12 của Bukele, Peter Schiff, Giám đốc điều hành của Euro Pacific Capital Inc. cho rằng việc gom Bitcoin có thể khiến quốc gia Trung Mỹ thua lỗ. "Sẽ còn nhiều lần bắt đáy tiếp theo. Ông định lãng phí bao nhiêu tiền thuế của người dân El Salvador?", Peter Schiff bình luận trong bài đăng của vị Tổng thống.
Giá Bitcoin mất mốc 36.000 USD sau khi El Salvador "bắt đáy".
Trước đó, Giám đốc điều hành của Euro Pacific Capital Inc. nhiều lần bày tỏ quan ngại vì động thái bắt đáy Bitcoin của El Salvador. "Đó là điều đáng lo ngại cho người dân El Salvador. Tôi tự hỏi rằng họ sẽ mua thêm bao nhiêu lần nữa trước khi cắt lỗ và bán số tài sản này đi", ông Peter Schiff bình luận trong bài đăng của Nayib Bukele.
Bộ trưởng Tài chính El Salvador, ông Alejandro Zelaya cho biết quốc gia này đã "chốt lãi" nhưng không nêu chi tiết. Hiện địa chỉ ví Bitcoin của El Salvador vẫn còn là một ẩn số. Chính phủ cho biết họ có một quỹ trị giá 150 triệu USD tại ngân hàng Bandesal để hỗ trợ các giao dịch Bitcoin. Thông tin của quỹ đầu tư này vẫn còn mập mờ.
Natalie Marshik, trưởng bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi tại ngân hàng đầu tư Stifel Nicolaus dự đoán quốc gia này đang thâm hụt 1 tỷ USD cho kinh phí hoạt động trong năm 2022.
"El Salvador đang thâm hụt ngân sách. Vậy khoản tiền để giao dịch Bitcoin đến từ đâu? Người dân nước này có lý do để nghi ngờ chiến lược Bitcoin. Thật khó tin rằng chính quyền của một quốc gia lại mạo hiểm tiền thuế của người dân với loại tài sản có giá biến động thất thường như vậy", bà Natalie chia sẻ.
Việc El Savador "thua lỗ" khi đầu tư Bitcoin có thể xem như một thất bại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn được lợi lớn nhờ cở mở với các startup làm về blockchain trên toàn cầu. El Savador công nhận quyền thường trú nhân ngay lập tức đối với các nhà đầu tư đã mua hơn 100.000 USD trái phiếu chính phủ được phát hành bằng blockchain.
El Salvador thua lỗ khi đầu tư 1.391 Bitcoin Khoản đầu tư Bitcoin của quốc gia Trung Mỹ hiện có giá trị thấp hơn khoảng 10 triệu USD so với giá mua vào trung bình. El Salvador đã mua tổng cộng 1.391 Bitcoin, dựa trên những công bố của vị tổng thống nước này trên Twitter. Tuy nhiên với tình hình thị trường ảm đạm hiện tại, khoản đầu tư của quốc...