Một dự án tiền số sụp đổ chỉ trong 5 phút
Hacker chiếm quyền quản trị, tự đúc 100 triệu tỷ đồng tiền số KCAL của dự án Phantasma rồi bán tháo, thu về khoảng 500.000 USD.
Ngày 2/4, đồng tiền số KCAL của dự án Phantasma bị bán tháo hơn 113 triệu đơn vị trong vòng 5 phút. Lượng lớn coin của dự án bị xả khiến giá đồng KCAL sập mạnh. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, trong vòng 5 phút, giá KCAL giảm 100 lần, từ 0,05 USD xuống còn 0,0005 USD/đồng.
Cụ thể, theo dữ liệu chuỗi khối Phantasma cung cung cấp, tài khoản quản trị của dự án đã thực hiện lệnh đúc (mint) thêm 100 triệu tỷ KCAL. Trong khi tổng cung của KCAL trước đó chỉ khoảng 78 triệu đồng. Phía dự án cho biết chỉ khoảng 20 triệu KCAL bị khai thác. Tuy nhiên, theo địa chỉ ví hacker chuyển tiền, có 113 triệu KCAL trong 100 triệu tỷ đồng đã được chuyển đổi (swap) trên nền tảng Pancake Swap.
Đồng KCAL giảm giá 100 lần chỉ trong vài phút sau khi bị bán tháo.
Ngoài ra, SOUL, đồng tiền số khác của Phantasma cũng bị hacker khai thác. Tin tặc lấy được 1 triệu SOUL từ dự án và chuyển đổi khoảng 500.000 đồng sang Ethereum. Dữ liệu từ BSCScan cho thấy hacker đã thu về khoảng 500.000 USD từ vụ hack cùng một lượng lớn token SOUL và KCAL chưa chuyển đổi.
Video đang HOT
Trong thông báo được Phantasma đưa ra, vụ tấn công được phát hiện sau 20 phút và hệ thống giao dịch bị vô hiệu hóa 10 phút sau đó. Ngoài lượng lớn coin được tạo ra và giá đồng SOUL bị ảnh hưởng, KCAL sập mạnh, dự án cho biết không có thiệt hại khác.
Phía Phantasma thông báo đóng giao dịch SOUL, KCAL trên Pancake Swap và Uniswap trong quá trình điều tra vụ việc. Quỹ thanh khoản của dự án trên hai nền tảng này cũng được thu về để phục vụ điều tra.
Phantasma là một dự án blockchain nền tảng, được phát triển từ 2017. Giải pháp của Phantasma là xây dựng một chuỗi khối nhanh, an toàn và có khả năng mở rộng. Dự án có mục tiêu sở hữu hệ sinh thái với các dApps phụ trợ. Được phát triển từ 2017 nhưng Phantasia đã được áp dụng thuật toán đồng thuận PoA (một biến thể của Proof of Stake) đang được đánh giá cao.
Tuy nhiên, nếu so với những nền tảng đang phát triển hiện nay như Ethereum, BNB Chain, Solana… Phantasma không nổi bật. Sau vụ hack, đồng SOUL của dự án này đang đứng thứ 386 trong danh sách những đồng tiền số lớn nhất.
Gần đây, các dự án blockchain trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc. Tối ngày 29/3, Ronin Network (RON), dự án blockchain do đội ngũ Sky Mavis sáng lập đã bị hack, tổng thiệt hại khoảng 625 triệu USD. Hacker tấn công vào cầu nối của Ronin với mạng Ethereum, lấy đi lượng lớn ETH và USDT. Đây là vụ tấn công lớn nhất lịch sử lĩnh vực tiền số.
Bị tố đa cấp, CEO dự án tiền số cược 1 triệu USD để đáp trả
Đích thân CEO của dự án Terra đặt cược 1 triệu USD để phản pháo lại lời tố "đa cấp" từ một chuyên gia tiền mã hóa.
Ngày 14/3, Do Kwon, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành TerraForm Labs, thông báo trên mạng xã hội rằng sẽ đặt cược với chuyên gia lĩnh vực tiền mã hóa, Sensei Algod về giá trị của đồng Terra (LUNA) trong một năm tới. Khoản cược trị giá 2 triệu USD.
Cụ thể, Do Kwon và Sensei Algod công bố rằng đã gửi mỗi người 1 triệu USD dưới dạng stablecoin USDT đến ví được quản lý bởi Cobie, một chuyên gia tiền số khác. Kiểm tra dữ liệu chuỗi khối từ địa chỉ ví Cobie đăng tải trên Twitter, 2 triệu USDT được chuyển đến tài khoản này vào khoảng 14h ngày 14/3 (giờ Hà Nội).
Do Kwon, Đồng sáng lập dự án Terra bỏ ra 1 triệu USD cá cược với người nói xấu dự án.
Nội dung của trò cá cược này là về giá của đồng tiền số LUNA trong một năm tới. Đồng sáng lập dự án Terra cho rằng giá LUNA sẽ tăng, Sensei Algod đặt cược ngược lại. Theo quy định được công bố bởi hai người tham gia, nếu giá LUNA trung bình vào ngày 14/3/2023 cao hơn mức 88 USD, Do Kwon sẽ thắng khoản cược. Ngược lại, nếu LUNA thấp hơn giá hiện tại, Sensei Algod sẽ nhận về 1 triệu USD của người đứng đầu Terra.
Trước đó, Sensei Algod đăng tải bài viết lên Twitter với nội dung cho rằng stablecoin UST của Terra có mô hình hoạt động giống như một dự án đa cấp ponzi.
"Điều mà những người đầu tư LUNA trông đợi là nhu cầu thị trường dành cho đồng stablecoin này sẽ tăng vô hạn. Nhưng đến thời điểm cung vượt quá cầu, nhà đầu tư hoảng loạn buộc phải mua thêm UST (Terra USD) để giữ giá. Điều này có nhắc bạn nhớ đến điều gì không? Đó là ponzi", Sensei Algod viết.
"Cộng đồng này sẽ tiếp tục mua LUNA và trở nên giàu có. Còn ông sẽ mãi trong cảnh nghèo đói", đồng sáng lập Terra phản bác Algod bên dưới bài đăng của người này.
Sau nhiều ngày tranh luận trên mạng xã hội, chiều 14/3, Sensei Algod đăng bài trên Twitter khiêu khích Do Kwon tham gia trò cá cược 1 triệu USD với giá của đồng LUNA.
Trong khi đó, Cobie, người đang nắm giữ 2 triệu USD đặt cược thông báo trên Twitter về việc thành lập tổ chức tự trị phi tập trung AlgodVsDoDAO, để quản lý số tiền hai người tham gia gửi vào. Những nhà đầu tư của tổ chức nói trên sẽ được bỏ phiếu quyết định nên làm gì với 2 triệu USD tiền cược.
"Mục tiêu của chúng ta là khiến số tiền này tăng trưởng cao nhất có thể trước khi kết thúc việc đặt cược vào tháng 3/2023. Lợi nhuận của người tham gia DAO sẽ được chia vào 14/3/2023", Cobie thông báo.
Terra là mạng lưới blockchain được xây dựng dựa trên SDK Cosmos, chuyên tạo ra stablecoin. Thay vì sử dụng tiền mã hóa thế chấp hoặc tiền pháp định làm khoản dự trữ, mỗi stablecoin Terra USD có thể đổi sang token gốc của mạng lưới là LUNA.
Sau thông báo về cuộc cá cược, giá của Terra tăng gần 7% trong ngày 14/3, đạt mức 93,33 USD, theo dữ liệu của Coinmarketcap. Đây là đồng tiền số trong top 100 Coinmarketcap có mức tăng trưởng cao nhất ở 24h qua.
Hàng chục quỹ 'lùa gà', giăng bẫy nhà đầu tư tiền số ở Việt Nam Nhiều quỹ đầu tư tiền số tại Việt Nam hoạt động không minh bạch, có dấu hiệu "lùa gà". Người tham gia vào các quỹ dạng này có nguy cơ mất tiền, chịu thiệt. Thời gian qua, lượng quỹ đặt tên "Ventures", Capital", "Holding" tại Việt Nam tăng đột biến và chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực tiền số. Các quỹ đầu...