Một doanh nghiệp bất động sản “năm lần bảy lượt” khất trả cổ tức
Đây đã là lần thứ 8 Sudico trì hoãn việc thanh toán cổ tức năm 2016 và là lần thứ 4 trì hoãn chi trả cổ tức 2017 cho cổ đông.
Mới đây, CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, mã CK: SJS) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc thay đổi thời gian chi trả cổ tức năm 2016 và năm 2017 bằng tiền.
Theo đó, Sudico công bố thời gian trả cổ tức năm 2016 (tỷ lệ 10%) và năm 2017 (tỷ lệ 10%) từ ngày là 30/12/2022 sang thời điểm mới là 30/06/2023.
SJS cho biết, trong trường hợp thu xếp được nguồn tiền đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán cổ tức năm 2016 và năm 2017 cho cổ đông sớm hơn thời gian thông báo thay đổi trên.
Được biết, đây đã là lần thứ 8 SJS trì hoãn việc thanh toán cổ tức 2016 và là lần thứ 4 trì hoãn chi trả cổ tức 2017 cho cổ đông. Thậm chí, vào giữa năm 2019, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) từng phải nhắc nhở và đề nghị doanh nghiệp giải trình về nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông.
Đến tháng 9/2019, SJS tiếp tục phát đi thông báo về việc thay đổi thời gian trả cổ tức tiền mặt năm 2016 và năm 2017 từ cuối năm 2019 sang cuối năm 2020, đồng thời giải trình việc liên tục trì hoãn là vì nguồn thu tại dự án khu đô thị mới Nam An Khánh và các dự án khác bị chậm trễ thanh toán, dẫn đến công ty bị thiếu hụt nguồn vốn để chi trả cổ tức cho cổ đông.
Mặc dù vậy, đến các năm sau đó, cổ đông SJS tiếp tục nhận được thông báo hoãn trả cổ tức, và tính đến hiện tại, khoản cổ tức này tiếp tục bị rời đến giữa năm 2023 mới có thể đến tay cổ đông.
Video đang HOT
Trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, tính tới thời điểm 30/9, SJS vẫn ghi nhận khoản phải trả khác là cổ tức lợi nhuận phải trả gần 213 tỷ đồng, gồm các khoản cổ tức bằng tiền mặt năm 2016 và 2017. So với đầu năm, khoản cổ tức, lợi nhuận phải trả giảm 262 tỷ đồng do cổ tức bằng tiền mặt 2018, 2019, 2020 sang hình thức trả bằng cổ phiếu.
Tính đến ngày 30/9, công ty có hơn 749 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp, gần 358 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và hơn 7,5 tỷ đồng quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Trên thị trường, kết phiên 14/12, thị giá SJS dừng ở mức 49.900 đồng/cp, tương ứng hồi phục 24% so với đáy cuối tháng trước. Song, cổ phiếu Sudico vẫn thấp hơn 48% giá trị so với đỉnh hồi đầu tháng 4/2022.
Khối ngoại vẫn tranh thủ "gom" gần 500 tỷ đồng trong phiên thị trường giằng co
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ tiếp tục mạnh tay mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 473 tỷ đồng.
Sau nhịp hồi phục, thị trường khép lại phiên cuối tuần bằng một phiên giằng co trong biên độ hẹp. Tâm lý tích cực lan tỏa giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng, song lực cầu không đủ mạnh khiến chỉ số lùi dưới ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu lớn phiên hôm nay giao dịch khá tốt, dù sự phân hoá vẫn diễn ra mạnh mẽ. Chỉ số VN-30 tăng 2,3 điểm, trong đó có đến 17 mã tăng điểm, áp đảo so với 9 mã giảm điểm. Nổi bật nhất là VJC, STB khi tăng mạnh, đóng góp lớn cho đà tăng của thị trường chung. Bên cạnh đó, GVR, TPB, ACB,... cũng đồng loạt tăng tốt từ trên 1,8% hỗ trợ đáng kể cho thị trường. Chiều ngược lại, NVL giảm hết biên độ vẫn là lực cản "ghìm" đà tăng của chỉ số.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,28 điểm ( 0,12%) lên 1.051 điểm. HNX-Index tăng 1,62 điểm lên 217 điểm và UPCoM-Index giảm 0,02 điểm xuống 71,6 điểm. Thanh khoản trên HoSE giảm 16% so với phiên hôm trước đạt mức 12.948 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ tiếp tục mạnh tay mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 473 tỷ đồng. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào HPG, STB trong khi bán ròng VCB, VNM.
Trên HoSE, khối ngoại mua ròng với khối lượng hơn 19 triệu cổ phiếu, giá trị ghi nhận xấp xỉ 446 tỷ đồng.
Tại chiều mua, HPG được mua ròng nhiều nhất với giá trị 115 tỷ đồng, STB xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 71 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng CTG và VHM với giá trị lần lượt 50 tỷ đồng và 40 tỷ đồng.
Ngược lại, VCB và VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lần lượt là 42 tỷ đồng và 39 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có BID (21 tỷ đồng), VRE (14 tỷ đồng) và MSN (14 tỷ).
Trên HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị mua ròng hơn 25 tỷ đồng.
PVS tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh với 12 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới PVI, TNG, CEO,... với giá trị mua ròng từ 2,4-3,6 tỷ đồng.
Ngược lại, L14, SCG, TIG... bị bán ròng từ vài chục triệu đồng đến vài tỷ đồng trên HNX.
Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng hơn 2,3 tỷ đồng.
Cụ thể, cổ phiếu VEA hôm nay được khối ngoại mua ròng 4 tỷ đồng, tương tự, MCH, MCH, ACV, CSI cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng.
Ngược chiều, VTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại QNS, IFS, SKV,...
Nghệ thuật Omotenashi ứng dụng trong dự án căn hộ khoáng nóng tại TP.HCM Nhật Bản luôn là đất nước có nhiều điều kỳ diệu và độc đáo. Một trong số đó là Omotenashi - nghệ thuật chăm sóc khách hàng đến từ trái tim. Ngày nay, Omotenashi đã trở nên phổ biến hơn, được nhiều doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam áp dụng trong vận hành để mang lại cho khách hàng chất lượng...