Một diện mạo ‘đặc biệt’ của Thủ đô trong những ngày giãn cách xã hội
Nhiều địa điểm vốn nhộn nhịp thì nay vắng lặng. Trên các tuyến giao thông, các chốt kiểm dịch của thành phố tăng cường kiểm tra người đi đường.
Những pano “Chốt kiểm soát COVID-19″, “ Vùng xanh an toàn” … hiện diện tại các khu dân cư… Những hình ảnh này sẽ in đậm trong tâm trí người dân Thủ đô về những ngày tháng căng mình chống dịch COVID-19.
Từ ngày 24/7/2021, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 17/CT-UBND thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn thành phố theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình; khu phố cách ly với khu phố; thôn bản cách ly với thôn bản; xã, phường cách ly với xã, phường; quận, huyện cách ly với quận, huyện; thành phố cách ly với tỉnh; cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch theo quy định.
Đây cũng là mốc thời gian Thủ đô bước vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 lần thứ tư.
Chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm) “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cả 4 cửa ra vào Đông, Tây, Nam, Bắc.
Biển báo chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 đỏ rực ngã 5 Hàng Đậu-Hàng Giấy-Hàng Than-Quán Thánh- Phan Đình Phùng (quận Hoàn Kiếm) những ngày cuối tháng 8/2021.
Hàng rào chốt kiểm soát ngăn chặn người ra vào trên phố thuốc bắc Lãn Ông (quận Hoàn Kiếm).
Thiếu hàng rào sắt, phường Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm) chăng dây yêu cầu người dân “Không đi lối này” qua phố Thuốc Bắc.
Thực hiện Chỉ thị này của thành phố, tất cả các địa điểm vui chơi giải trí ngoài trời, công cộng như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, công viên, vườn hoa… đều được các lực lượng chức năng lập rào chắn, chăng dây để cấm người dân tập thể dục, tụ tập đông người, cho đến khi có thông báo mới. TP Hà Nội cũng đã hỏa tốc triển khai 67 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ lớn, đường ngang, đường nhánh, bến thủy nội địa ra vào thành phố và tại các bến xe, bến tàu liên tỉnh. Mỗi chốt sẽ có 11 cán bộ tham gia ứng trực, gồm: Cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, thanh tra giao thông, cán bộ y tế, cán bộ quân đội và cán bộ tư pháp của địa phương.
Ngoài các chốt kiểm soát dịch để kiểm tra phương tiện, người dân ra vào nội đô, tại tất cả các tuyến phố đều bố trí dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, dân phòng cơ sở… tham gia phòng chống dịch, sẵn sàng thực hiện những biện pháp cần thiết và cấp bách khi có lệnh khẩn cấp.
Video đang HOT
Cửa ngõ số 40 phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) không chỉ được hàn cố định, mà còn bổ sung thêm lưới B40.
Biển 5K niêm yết rõ ràng, thay thế biển quảng cáo tại cửa hàng thời trang trên phố Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Cửa khẩu vào phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm) trong những ngày bị phong tỏa (16/8-7/9), người bên ngoài chỉ có thể tiếp tế cho người bên trong ngoài hàng rào kiểm dịch.
Hàng rào chặn giữa đường, có lực lượng chức năng canh gác, ngăn người ra vào phố Nguyễn Khuyến (quận Đống Đa) do có ca F0.
Hàng rào chốt kiểm soát ngăn người ra vào không chỉ dựng lên đơn thuần, mà còn được hàn chặt bằng sắt phi 6 trên phố Ngọc Lâm (quận Long Biên).
Theo ghi nhận của phóng viên, tất cả các biện pháp phòng chống dịch của Hà Nội đều nhằm mục tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn làm “pháo đài”, người dân làm “chiến sĩ” trong phòng chống dịch, kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, để đảm bảo hiệu quả cách ly, truy vết khi phát hiện các ca mắc COVID-19 mới. Mức độ giãn cách còn được nâng lên tầm cao mới khi Hà Nội triệt để kiểm tra giấy đi đường để đảm bảo người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết.
Những bài học về khả năng lây lan nhanh của biến chủng virus mới tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương đang cho thấy, nếu không phòng chống dịch triệt để, Hà Nội sẽ đứng trước nguy cơ “vỡ trận”.
Người dân Khu tập thể Tổng công ty lắp máy Việt Nam thiết lập “Vùng xanh an toàn” bằng cả dát giường buộc chặt vào cổng ra vào trên phố Hoàng Hóa Thám (quận Ba Đình).
“Vùng xanh an toàn” được người dân Khu dân cư số 7 phố Hoàng Hoa Thám ngăn chặn bằng cổng khung sắt kiên cố buộc chặt với thang tre.
Người dân phường Thụy Khuê muốn ra vào chợ dốc Tam Đa (quận Ba Đình) đều phải có “phiếu đi chợ” theo mẫu phường cấp và được kiểm tra chặt chẽ tại chốt kiểm soát đặt tại hai đầu chợ.
Tất cả phương tiện gặp chốt kiểm soát dịch trên phố Tôn Quang Phiệt tại ngã ba Tòa chung cư CR3B Khu đô thị Nam Cường (quận Bắc Từ Liêm) nếu nkhông có thẻ dân cư thì đều phải quay đầu.
Những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, đường phố tĩnh lặng không còi xe, thông thoáng, không gian, thời gian sống dường như chuyển động chậm hơn, để tất cả người dân đều nghiêm túc đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và nâng cao ý thức tự giác phòng dịch cho bản thân, cũng như cộng đồng. Virus SARS-CoV-2 vô hình, không nhân nhượng bất cứ cá nhân nào đánh giá thấp khả năng lây nhiễm, tàn phá của chúng và và tồn tại trong các thói quen cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Ngăn chặn tiếp xúc tối thiểu giữa người với người là phương cách tối ưu để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm virus trong thời gian chờ thực hiện tiêm chủng toàn dân.
Các tổ công tác đặc biệt của TP Hà Nội thiết lập nhiều vòng kiểm tra người đi đường, với nhiều lực lượng tham gia.
Qua các chốt kiểm dịch, người dân đều phải chuẩn bị đủ giấy đi đường theo mẫu và giấy tờ tùy thân để lực lượng chức năng kiểm tra…
Mức xử phạt vi phạm theo Chỉ thị 16 cũng được niêm yết tại các điểm kiểm soát dịch để người dân hiểu rõ.
Bên cạnh sự đồng lòng, chung tay góp sức của cả cộng đồng cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh, vẫn còn một bộ phận người dân không tuân thủ quy tắc 5K, coi thường dịch bệnh, bất chấp chế tài xử phạt, bỏ ngoài tai cảnh báo, thách thức thành quả chống dịch của toàn dân, toàn thành phố.
Đến nay, lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã xử phạt gần 31.200 trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19, trong đó cảnh cáo gần 300 vụ, phạt tiền hơn 30.000 vụ, với số tiền trên 48,2 tỷ đồng nộp Kho bạc Nhà nước và chuyển xử lý hình sự 6 vụ. Lực lượng chức năng cũng xử lý gần 500 vụ không chấp hành quy định tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19.
Tạo mọi điều kiện để nông dân kịp thu hoạch lúa vụ Hè Thu
Thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật thu hoạch vụ lúa Hè Thu.
Thu hoạch lúa vụ Hè Thu năm 2021 tại xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, tỉnh lại đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ nên việc kêu gọi nhân công thu hoạch cũng gặp nhiều khó khăn. Việc tạo mọi điều kiện có thể nhưng vẫn đảm bảo phòng, chống dịch để người nông dân nhanh chóng thu hoạch xong lúa vụ Hè Thu tại các địa phương là điều cấp thiết.
Tại huyện Đất Đỏ, toàn huyện gieo trồng gần 4.000 ha lúa. Vụ này, đa số bà con nông dân tại huyện Đất Đỏ đều quan tâm đến việc nâng cao chất lượng lúa. Tuy nhiên, năm nay nhiều ruộng lúa trên địa bàn huyện bị sâu bệnh tấn công nên năng suất không cao.
Hiện nay, giá phân bón cũng đang leo thang, tăng đến gần 60%, giá lúa Hè Thu lại ở mức trung bình từ 5.000 - 5.800 đồng/kg, năng suất cũng không cao bằng các vụ Hè Thu trước khiến người dân kém vui.
Ông Trần Văn Sang, ấp Phước Sơn, xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ hiện có 8 sào ruộng đang đến kỳ thu hoạch. ôg cho biết, các ruộng lúa bên cạnh bị sâu bệnh tấn công rất nhiều, nhưng gia đình anh nhờ trồng giống lúa OM5451 nên kháng sâu bệnh rất tốt nên năng suất lúa của gia đình ông cũng tạm ổn nhưng cũng không bằng vụ Hè Thu trước.
Giá lúa hiện gia đình ông đang bán ở mức 5.100 đồng/kg, thấp hơn vụ lúa Hè Thu năm trước khoảng 200-500 đồng/kg. Tuy nhiên, giá phân bón lại đang tăng ở mức cao, tăng gần 60% so với trước, khiến gia đình ông Sang chỉ lãi rất ít sau khi đã trừ tất cả các chi phí. Bên cạnh đó, việc kêu nhân công cũng gặp một số khó khăn, do việc hạn chế đi lại của người dân từ địa phương này sang địa phương khác trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Còn tại huyện Long Điền, theo nhiều nông dân gieo trồng lúa vụ Hè Thu thì năm nay sản lượng lúa cũng bằng so với vụ Hè Thu năm ngoái, tuy nhiên giá thấp hơn so với vụ Hè Thu năm trước. Bình quân mỗi héc ta lúa tại địa phương cho năng suất khoảng 5,5-6 tấn. Tuy nhiên, giá vật tư nông nghiệp cho đến các dịch vụ cày xới đất, phân bón, công thu hoạch đều leo thang khiến giá thành sản xuất lúa đội lên rất nhiều so với trước, nhiều nông dân có lãi rất ít trong vụ thu hoạch này.
Gia đình ông Trần Văn Hiếu, ấp An Lạc, xã An Nhứt, huyện Long Điền, có 7,5 sào ruộng, ông ước thu hoạch cũng được khoảng gần 4 tấn lúa. Tuy nhiên, giá lúa vụ Hè Thu năm nay lại thấp hơn với vụ trước từ 300-500 đồng/kg, trong khi đó giá phân bón, giá nhân công lại tăng cao khiến gia đình ông không có lời là bao, may mắn lắm sau khi trừ các chỉ phí chỉ còn khoảng 3-4 triệu đồng. "Hiện nay đầu vụ giá đã rớt xuống thấp như vậy, có thể còn giảm mạnh hơn khi rộ vụ thu hoạch vì thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", ông Hiếu lo lắng cho biết.
Ông Huỳnh Trung Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Nhứt, huyện Long Điền cho biết, hiện nay nông dân đang bắt đầu thu hoạch lúa vụ Hè Thu, giá cả và năng suất đều giảm nhưng giá phân bón lại đang tăng cao nên nông dân thu lời không nhiều so với vụ Hè Thu trước.
"Hiện nay, khu vực xã An Nhứt đang là vùng "xanh", tuy nhiên tỉnh đang trong thời điểm áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ nên việc thuê máy móc từ nơi khác vào khu vực này để thu hoạch cũng gặp nhiều khó khăn. Nhân công vào thu hoạch lúa phải có giấy xác nhận âm tính trong vòng 72h mới được qua các chốt, trạm vùng "xanh" của các xã. Chính vì vậy việc thuê nhân công cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với việc đi lại từ địa phương nọ sang địa phương kia, vì không ai muốn làm do chi phí cho việc xét nghiệm khá tốn kém, khá mất thời gian, trong khi thu nhập của lao động nông nghiệp không ổn định. Việc tiêu thụ lúa hiện cũng đang bị chững lại do việc đi lại thu mua nông sản của thương lái cũng gặp nhiều khó khăn khi tỉnh đang thực hiện giãn cách", ông Thành chia sẻ thêm.
Trước thực trạng này, ông Thành kiến nghị các địa phương có biện pháp nới lỏng, tạo mọi điều kiện để nông dân nhanh chóng thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu để kịp xuống giống lúa vụ Mùa cho kịp thời vụ.
Ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết: Vụ Hè Thu toàn tỉnh xuống giống khoảng 8.737ha. Đến nay, toàn tỉnh còn gần 7.189 ha lúa vụ Hè Thu chưa thu hoạch. Trong đó, vùng "đỏ" còn 20 ha tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ; vùng "cam" còn 633 ha tại huyện Đất Đỏ và huyện Xuyên Mộc; vùng "vàng" còn 640 ha tại thành phố Bà Rịa, huyện Long Điền và huyện Châu Đức; vùng "xanh" còn 5.897 ha.
Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đang đề nghị UBND các địa phương căn cứ tình hình diễn biến dịch COVID-19, ban hành và phổ biến các quy định cụ thể về việc cấp phép thực hiện các hoạt động sản xuất trồng trọt và vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nhất là phục vụ việc thu hoạch lúa vụ Hè Thu.
Theo kế hoạch, vụ Mùa 2021, toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng hơn 9.700 đến hơn 9.800 ha diện tích lúa. Ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân nhanh chóng thu hoạch để kịp thời làm đất xuống giống cho vụ Mùa vào tháng 9/2021.
Hà Nội đưa hàng hóa lưu động đến tận khu dân cư Hôm nay 23/8, Hà Nội tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ về giãn cách xã hội cho đến 6/9. Để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức đưa hàng hóa lưu động bằng xe ô tô và xe buýt đến tận những khu vực bị phong tỏa, các khu...