Một dạng viêm phổi biến chứng nguy hiểm khó lường
Viêm phổi thùy nếu không được điều trị kịp thời thường có những biến chứng như xẹp thùy phổi, áp xe, tràn dịch màng phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng não.
Bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, chủ yếu là khi thời tiết giao mùa và gặp nhiều nhất vào mùa đông xuân. Ảnh: Divulgacao.
Viêm phổi thùy là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương tổ chức phổi như viêm ống phế nang, nhu mô phổi, túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng. Bác sĩ Hà Thị Duyên, khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh, cho biết nguyên nhân gây viêm phổi thùy có thể nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu là:
Vi khuẩn không điển hình thường gặp nhất là Mycoplasma pneumoniae và một số loại vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu…
Virus: virus cúm, sởi, ho gà…
Ký sinh trùng
Theo bác sĩ Duyên, người dễ mắc viêm phổi thùy là tr.ẻ e.m, người già, mắc các bệnh mạn tính, giảm miễn dịch, nghiệ.n rượu, suy dinh dưỡng hoặc từng bị các bệnh phổi trước đó (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản). Trong đó, tr.ẻ e.m chiếm đa số.
Bệnh có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm, chủ yếu là khi thời tiết giao mùa và gặp nhiều nhất vào mùa đông xuân. Lúc này, tỷ lệ tr.ẻ e.m và người cao tuổ.i mắc bệnh cao.
Những triệu chứng của viêm phổi thùy được biểu hiện qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn khởi phát
Video đang HOT
Thường ở giai đoạn này, bệnh viêm phổi thùy không biểu hiện các triệu chứng điển hình. Bệnh thường xuất hiện ngột với các triệu chứng như sốt cao 39-40 độ C, rung mình, rét run, có thể kèm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nôn. Trẻ nhỏ có thể lên cơn co giật toàn thân và kèm theo một số biểu hiện như viêm long đường hô hấp trên như sốt, ho nhẹ, chảy nước mũi…
Bác sĩ Hà Thị Duyên khám cho bệnh nhân mắc viêm phổi thùy. Ảnh: BVCC.
Giai đoạn toàn phát
Sau 2-3 ngày, trẻ sốt cao 39-40 độ C, khó ngủ, mệt mỏi, khó chịu, có thể co giật toàn thân, tím tái, khó thở. Các triệu chứng hô hấp ngày càng nặng hơn. Trẻ ho nhiều, ho từng cơn, ho khan có thể có đờm. Bé bắt đầu cảm thấy đau, tức ngực, có biểu hiện tím tái, nhịp thở nhanh, li bì.
Ở giai đoạn này, nếu được khám lâm sàng sẽ cho thấy trên phim chụp X-quang phổi xuất hiện những đám mờ với hình thể khác nhau. Kết quả xét nghiệm má.u cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao.
Viêm phổi thùy nếu không được điều trị kịp thời thường có những biến chứng như xẹp thùy phổi, áp-xe, tràn dịch màng phổi; viêm mủ màng phổi, viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc, viêm khớp nhiễm khuẩn…
Vì vậy, để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần phải:
Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng, các đợt cấp viêm phế quản mạn tính.
Ăn uống đầy đủ nâng cao thể trạng, tránh nhiễm bệnh.
Hạn chế rượu bia, không sử dụng các chất có hại như thuố.c l.á, thuố.c lào…
Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, ngực trong mùa lạnh, thời điểm giao mùa.
Tiêm phòng vaccine đầy đủ các loại virus, vi khuẩn phế cầu…
Bệnh viêm phổi thùy hiện nay được điều trị bằng kháng sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với tr.ẻ e.m.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân
Hiện nay, thời tiết mùa đông xuân với đặc trưng lạnh và ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong những năm qua, công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy số mắc một số bệnh truyền nhiễm vẫn có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, đặc biệt với các bệnh đã có vaccine phòng ngừa như sởi, ho gà và bệnh dại.
Hiện nay, thời tiết mùa đông xuân với đặc trưng lạnh và ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh chóng, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp. Trước tình hình này, Cục Y tế dự phòng đã ban hành Công văn số 1432/DP-DT đề nghị tăng cường chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân.
Trong đó, theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm. Để phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch, các địa phương cần tập trung thực hiện:
- Giám sát thường xuyên: Theo dõi sát sao tình hình bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, cơ sở y tế và các cửa khẩu. Đặc biệt chú trọng đến các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính và hội chứng viêm phổi nặng do vi rút.
- Giám sát dựa vào sự kiện (EBS): Phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc ổ dịch mới tại cộng đồng.
- Xử lý triệt để ổ dịch: Khi phát hiện ca bệnh hoặc ổ dịch, cần khẩn trương khoanh vùng, dập dịch, không để lan rộng trong cộng đồng.
- Phối hợp lấy mẫu xét nghiệm: Chủ động hợp tác với các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur để lấy mẫu, xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh, đán.h giá nguy cơ và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, tiêm chủng là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Các địa phương cần đẩy mạnh triển khai tiêm chủng mở rộng, tiếp tục tổ chức tiêm chủng thường xuyên theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tiến độ và độ bao phủ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Rà soát đối tượng tiêm chủng, quản lý chặt chẽ danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm chủng, triển khai tiêm bù và tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ. Thực hiện chiến dịch tiêm phòng bệnh sởi theo kế hoạch của Bộ Y tế, các địa phương cần đảm bảo tổ chức tiêm chủng đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao, góp phần giảm nguy cơ bùng phát dịch sởi.
Các cơ sở y tế cần chú trọng thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong khám, chữa bệnh, hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo trong quá trình khám, chữa bệnh phân luồng và sàng lọc bệnh nhân, xây dựng quy trình tiếp nhận, phân loại bệnh nhân ngay từ khi vào khám, đặc biệt với các bệnh có nguy cơ lây lan cao.
Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất và nhân lực để thu dung, cách ly và điều trị bệnh nhân hiệu quả, đặc biệt đối với các trường hợp nặng. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, đặc biệt với những đối tượng nguy cơ cao như người già, phụ nữ mang thai, tr.ẻ e.m và bệnh nhân mắc bệnh nền.
Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giám sát chặt chẽ các bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm gia cầm, bệnh dại. Tăng cường phát hiện sớm các ổ dịch tại cửa khẩu, chợ gia cầm sống và phối hợp xử lý kịp thời. Đồng thời, tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho các trường hợp bị chó, mèo cắn.
- Với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường kiểm tra, giám sát y tế tại các trường học, đặc biệt là trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ. Triển khai các chiến dịch tiêm chủng và nâng cao ý thức phòng bệnh cho học sinh thông qua truyền thông học đường.
- Với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí: Đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp. Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tham gia tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các địa phương cần rà soát, đảm bảo sẵn sàng về nguồn lực phòng, chống dịch: Kinh phí và nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; Thuố.c, vaccine, vật tư y tế và trang thiết bị cần thiết; Nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch, nhất là trong trường hợp dịch bùng phát quy mô lớn.
Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong mùa đông xuân. Đồng thời, kêu gọi Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc thực hiện, góp phần kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Một số dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính. Điểm cầu tại Bộ Y tế. Tại hội nghị, Bộ Y tế đã báo cáo đán.h giá về tình hình...