Một chính sách nhân văn
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2018, Chính phủ đã thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí với trẻ mầm non 5 tuổi, HS THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập (NCL) với trẻ em, HS diện phổ cập, đặc biệt với thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Đây là tin rất vui đối với ngành Giáo dục.
Chính sách miễn học phí thể hiện tính nhân văn trong giáo dục
Nhìn lại, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là thực hiện chính sách phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và tiến tới thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau 2020. Tuy nhiên, Nhà nước mới chỉ thực hiện miễn học phí đối với cấp giáo dục tiểu học, còn học sinh THCS, trẻ em học mầm non 5 tuổi (thuộc diện phổ cập) vẫn chưa được miễn học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Là cơ quan đề xuất chính sách, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu chính sách học phí từ cấp học mầm non đến phổ thông của 18 nước đại diện 4 châu lục (châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi) và đại diện cho các nước có thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
Nghiên cứu cho thấy, có 4/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với tất cả các cấp học từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông; 6/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với giáo dục mầm non; 18/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với giáo dục tiểu học; 11/18 nước miễn học phí hoàn toàn đối với giáo dục THCS; 8/18 nước miễn học phí hoàn toàn đối với giáo dục THPT.
Bên cạnh chính sách miễn học phí, một số nước đã và đang thực hiện các chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho HS như cung cấp miễn phí sách giáo khoa, cấp miễn phí vở ghi bài, vở viết, giấy bút, hỗ trợ dụng cụ thể thao, hỗ trợ tiền đi lại cho học sinh…
Video đang HOT
Trong lớp học phổ cập của trẻ mầm non 5 tuổi
Việc đề xuất không thu học phí đối với trẻ em 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non, HS tiểu học, HS THCS công lập và hỗ trợ kinh phí cho HS NCL không chỉ nhằm từng bước thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, đặc biệt là chính sách phổ cập mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục mầm non; thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tạo điều kiện cho 100% trẻ 5 tuổi được học mầm non trước khi vào lớp 1. Thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển xã hội hóa, khuyến khích các loại hình trường NCL phát triển, đối xử bình đẳng giữa trường công và trường tư khi thực hiện các dịch vụ công thiết yếu do Nhà nước đảm bảo kinh phí.
Dù mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông hiện nay không cao, nhưng rõ ràng, việc không thu học phí THCS sẽ giảm bớt gánh nặng kinh tế đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, góp phần ổn định an sinh xã hội. Chính sách mới cũng tạo thêm cơ hội cho trẻ em học mầm non 5 tuổi, HS THCS được tiếp cận giáo dục, đặc biệt HS gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo. Qua đó khắc phục cơ bản tình trạng HS bỏ học, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Đáp ứng yêu cầu của xã hội và gia đình người học, chính sách mới nhân văn tác động tích cực đến chính sách xã hội hóa và việc phát triển cơ sở giáo dục mầm non NCL. Tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục NCL.
Việc không thu học phí trẻ em học mầm non 5 tuổi, HS THCS học tại trường công lập và hỗ trợ HS NCL cũng sẽ góp phần quan trọng nâng cao số HS hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đúng độ tuổi, nâng cao số năm đi học kỳ vọng và số năm đi học trung bình, góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam. Đồng thời, tạo được sự bình đẳng đối với các cơ sở công lập. Giảm áp lực, giảm tải cho cơ sở giáo dục mầm non công lập; trường tiểu học công lập; trường THCS công lập – một vấn đề luôn khiến các nhà quản lý giáo dục đau đầu trước mỗi năm học mới.
Theo giaoducthoidai.vn
Giáo sinh Mầm non phải rèn tinh thần và nghị lực để đối mặt với áp lực nghề
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân vừa có buổi gặp gỡ sinh viên Trường ĐH Sài Gòn. Tại đây ông có nhiều chia sẻ về tương lai việc làm với các bạn trẻ.
Bí thư Thành ủy TPHCM phát biểu, chia sẻ với sinh viên Trường ĐH Sài Gòn
Tại buổi gặp gỡ, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn đã gửi đến Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nhiều trăn trở, từ việc thi viên chức, chế độ, đãi ngộ cho giáo viên mầm non, ảnh hưởng và tác động của mạng xã hội với sinh viên, thanh niên, cũng như giải pháp để thanh niên TPHCM tham gia vào đề án biến TPHCM thành Đô thị thông minh...
Một sinh viên chia sẻ ý kiến với người đứng đầu TPHCM
Chia sẻ với sinh viên, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM - thông tin: Chính sách thu hút và đãi ngộ cho giáo viên Mầm non mới ra trường của TPHCM có thể khẳng định là tốt nhất cả nước.
Ngoài lương chính ra, giáo viên Mầm non TPHCM hiện còn được nhận 35% mức lương phụ cấp nghề nghiệp, rồi thêm 35% mức lương hỗ trợ từ chủ trương của UBND TPHCM. Đặc biệt, ngoài 70% mức lương hỗ trợ hàng tháng, TPHCM còn có chính sách hỗ trợ khó khăn về thu nhập ban đầu cho giáo viên Mầm non trong năm đầu tiên đứng lớp là 100% tháng lương cơ bản, sang năm thứ hai mức hỗ trợ này xuống còn 75%, và 50% ở năm thứ 3 khi mức lương đã tương đối ổn định.
Thông tin thêm tới sinh viên, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TPHCM hiện có khoảng 1,6 triệu học sinh nhưng trong đó bậc mầm non chiếm đến 600.000 em. Trong đó, trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi đi học chiếm đến 95% ngoài việc phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Vì vậy, các em sinh viên có thể yên tâm tập trung lo việc học hành cho tốt, còn việc làm thì không phải lo lắng.
Bí thư Thành ủy TPHCM (bên phải) tham quan Trường ĐH Sài Gòn
Tuy nhiên, để trở thành một giáo viên Mầm non tốt, Bí thư thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cũng như vị Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM khuyên các giáo viên Mầm non tương lai ngoài việc rèn luyện kỹ năng, thể hiện tình yêu nghề, yêu trẻ qua các giờ học thì cần phải rèn cho mình tinh thần và nghị lực để đối mặt với áp lực của nghề.
Tại buổi gặp gỡ và đối thoại với sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn lãnh đạo các sở, ban ngành còn chia sẻ nhiều với sinh viên về tinh thần khởi nghiệp, phương thức tiếp cận và thúc đẩy đam mê khởi nghiệp từ ngay ghế nhà trường...
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân mong mỏi sinh viên cần sáng tạo hơn, thể hiện mạnh mẽ hơn ý tưởng khởi nghiệp trên cơ sở có sự đồng hành và hỗ trợ của nhà trường, UBND TPHCM...(có quỹ khởi nghiệp, không gian khởi nghiệp) làm sao để Việt Nam có được những tấm gương khởi nghiệp xuất sắc như Quốc gia khởi nghiệp Israel.
Theo giaoducthoidai.vn
TPHCM dự kiến không thu học phí THCS: Phụ huynh lo ngại trường "đẻ" ra khoản thu bù học phí TPHCM đang tính toán và cân đối ngân sách để tiến tới miễn học phí bậc trung học cơ sở (THCS) và có thể thực hiện từ năm 2019. Về vấn đề này, nhiều phụ huynh tán thành, tuy nhiên, cũng có một vài ý kiến cho rằng, sẽ tồn tại việc có trường tự "đẻ" ra các khoản thu lạm dụng khác...