Một app mua bán chứng khoán bị phạt 70 triệu USD
Mức phạt 70 triệu USD dành cho Robinhood Financial được xem là cao kỷ lục đối với một công ty tài chính phố Wall.
Hôm thứ tư, thông báo từ Cơ quan Quản lý Tài chính Hoa Kỳ (FINRA) cho biết Robinhood Financial đã bị phạt 70 triệu USD vì gây tổn hại đến khách hàng.
Robinhood Financial là công ty đứng sau ứng dụng mua bán chứng khoán cùng tên và miễn phí giao dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh cách ly xã hội từ đầu năm nay ở Mỹ, Robinhood là lựa chọn số một của người Mỹ trong việc mua các cổ phiếu đang lên ở thời điểm đó như GameStop hay AMC.
GameStop là cổ phiếu của công ty game nổi lên vào đầu năm nay.
Tuy nhiên, quá nhiều người mua cùng thời điểm dẫn đến nghẽn hệ thống khiến Robinhood bị khách hàng cáo buộc khiến họ thua lỗ. Trước đấy, Robinhood đã bị Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) phạt 65 triệu USD vì gây hiểu nhầm cho khách hàng về mô hình kinh doanh.
Thông báo từ FINRA cho biết khoản phạt Robinhood nhằm vào thông tin giả và sai lệch trong vụ sập hệ thống hồi tháng 3/2020. Nhà chức trách yêu cầu Robinhood phải tuân thủ quy tắc bảo vệ nhà đầu tư và thị trường.
Video đang HOT
Giới chức cũng yêu cầu Robinhood không được đưa ra thông tin sai lệch về cách thức giao dịch ký quỹ (margin) hoặc đòn bẩy (leverage). Công ty này cũng phải xét duyệt kỹ càng các khách hàng có khả năng giao dịch quyền chọn cổ phiếu, một dạng giao dịch rủi ro cao với người không am hiểu sâu về chứng khoán.
Robinhood còn bị sập hệ thống trong nhiều thời điểm giữa năm 2018 và 2020, khiến khách hàng chịu thiệt hại hàng trăm nghìn USD vì không thể giao dịch đúng thời điểm.
Baiju Bhatt và Vlad Tenv (phải), hai nhà đồng sáng lập Robinhood.
Được sáng lập bởi Vlad Tenev và Baiju Bhatt từ năm 2013, Robinhood được coi là một ứng dụng mua bán chứng khoán tiện lợi với người trẻ. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra nhiều tranh cãi vì những tính năng hối thúc người chơi lao đầu vào thị trường một cách đầy đỏ đen.
Năm ngoái, một khách hàng 20 tuổi đã tự sát sau khi phát hiện tài khoản Robinhood của anh âm 730.000 USD, chủ yếu do một số giao dịch không được thực hiện thành công vào đúng thời điểm.
Án phạt mới nhất nhắm vào Robinhood có thể là một đòn giáng mạnh vào tham vọng lên sàn của công ty này. Được định giá gần 12 tỷ USD, Robinhood dự kiến chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) trong vài tháng tới.
Ở thời điểm hiện tại, Robinhood đã dừng giao dịch với một số cổ phiếu nhất định, dẫn tới việc bị gần 50 khách hàng kiện tụng ở nhiều bang khác nhau. Công ty cũng đang bị SEC điều tra trong vụ cổ phiếu châm biếm hồi tháng 1.
Thời điểm đó, Robinhood gọi vốn được gần 1 tỷ USD và thêm 2,4 tỷ USD sau khi giao dịch ở cổ phiếu GameStop tăng vọt. Đến tháng hai, CEO của Robinhood đã phải điều trần trước Ủy ban Tài chính của Hạ viện Mỹ về sự cố này.
Quỹ đầu cơ đầu tiên 'ngã ngựa' trong cuộc chiến với GameStop
White Square Capital là quỹ đầu cơ đầu tiên tuyên bố đóng quỹ trong cuộc chiến bán khống với cổ phiếu châm biếm GameStop.
Một quỹ đầu cơ trụ sở ở London (Anh) đã thua lỗ hoàn toàn trong ván cược đặt ngược với GameStop khi cổ phiếu hãng bán lẻ game này tăng vọt kể từ tháng 1.
White Square Capital trong thông báo với các nhà đầu tư cho biết, sẽ đóng quỹ và trả lại vốn trong tháng này, sau khi đánh giá lại mô hình kinh doanh.
Cao điểm từng quản lý số tài sản lên tới 440 triệu USD, White Square đặt cược trong ván bài GameStop và từng chịu lỗ hai con số trong tháng 1.
GameStop đang dần phục hồi trở lại sau khi huy động được 1,1 tỷ USD từ việc phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu.
Động thái này đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một quỹ đầu cơ đóng cửa trước trào lưu mua cổ phiếu châm biếm (meme stock). Cuộc chiến này bắt đầu từ tháng 1 khi các quỹ đầu cơ cho rằng giá cổ phiếu GameStop quá cao và bán khống để dìm giá, trong khi những nhà đầu tư nhỏ lẻ nhóm họp với nhau trên tiểu mục r/WallStreetBets của diễn đàn Reddit để 'giữ cổ phiếu đến chết'.
Điều này khiến cho các quỹ đầu cơ thua lỗ trầm trọng, Melvin Capital đã phải cầu cứu đồng đội để có thêm 2,75 tỷ USD nhằm giữ vị thế bán khống. Dù đã thoát khỏi vị thế, Melvin vẫn mất khoảng 44,7% tài sản so với cuối tháng trước, trong khi một quỹ khác là Light Street Capital lỗ 20,1%.
White Square, được điều hành bởi người quản lý danh mục đầu tư nhiều kinh nghiệm Florian Kronawitter, đã có lãi hai con số vào các năm 2015 và 2016.
Trong thư gửi các nhà đầu tư, White Square cho biết, dù có lãi 19% vào năm ngoái, hai nhà đầu tư lớn đã rút dòng tiền khỏi quỹ này để đầu tư vào danh mục khác. White Square dự kiến bơm thêm dòng tiền trong tháng 5 nhưng quyết định cuối cùng là đóng quỹ.
GameStop là nhà bán lẻ game số một nước Mỹ, nhưng gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 khiến chi phí tăng cao do phải duy trì mặt bằng và doanh thu suy giảm.
Trong tình cảnh đó, các quỹ đầu cơ nhìn thấy cơ hội dìm giá cổ phiếu GameStop xuống thấp hơn nữa để kiếm lời từ chênh lệch mua đi bán lại gọi là bán khống. Đáp trả, người hâm mộ GameStop đã tập hợp nhau lại, cùng giải cứu cho cổ phiếu nhà phát hành này bằng cách bỏ nhiều tiền nhất có thể mua hết cổ phiếu GameStop và không bán ra bằng bất cứ giá nào.
Kết quả, cổ phiếu GameStop có thời điểm lập đỉnh 347 USD hồi cuối tháng 1, tăng 8.600% so với thời điểm chạm đáy hồi tháng 2/2020. Cuộc chiến giằng co giữa GameStop với các quỹ đầu cơ từng chứng kiến cổ phiếu hãng này có thời điểm tụt xuống 40 USD trong tháng 2, trước khi bật tăng trở lại và giữ giá trị trong khoảng trên 200 USD như hiện nay.
Ứng dụng Robinhood tạo cơn sốt chứng khoán mùa đại dịch: Liệu có còn "cướp của người giàu chia cho người nghèo" Robinhood nổi lên như là một kênh giao dịch đơn giản, tiện lợi, miễn phí và thu hút hàng chục triệu người tham gia vào thị trường chứng khoán Hơn một năm qua, tình hình dịch Covid diễn ra phức tạp khiến nhiều người trên toàn thế giới phải làm việc từ xa, chủ yếu là ở nhà đã dẫn đến việc một...