Moskva thông báo nới lỏng nhiều biện pháp chống dịch
Ngày 21/1, Thị trưởng thủ đô Moska của Nga, ông Sergei Sobyanin đã thông báo nới lỏng “đáng kể” các biện pháp chống dịch COVID-19, viện dẫn thành công đạt được trong chiến dịch tiêm phòng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Theo quy định mới, từ ngày 22/1, Moskva sẽ mở lại các viện bảo tàng và hiệu sách, trong khi các rạp hát và rạp chiếu phim được phép đón nhiều khán giả hơn. Các trường học phổ thông, trường thể thao và các câu lạc bộ của trẻ em sẽ được nối lại hoạt động trực tiếp, trong khi sinh viên đại học sẽ tiếp tục học từ xa. Tuy nhiên, các quán rượu và nhà hàng tiếp tục phải đóng cửa từ 23h00 và các công ty cần đảm bảo ít nhất 30% nhân viên làm việc tại nhà. Người cao tuổi và những người mắc bệnh mạn tính được khuyến cáo ở trong nhà.
Thông báo trên trang web cá nhân, Thị trường Sobyanin cho biết: “Tình hình lây lan virus giảm đã cho phép chúng ta lạc quan hơn”.
Trong tuần qua, thành phố này đã ghi nhận trung bình 2.000 – 4.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, giảm đáng kể so với hồi cuối tháng 12/2020. Thị trưởng Sobyanin cũng ghi nhận “tiến độ nhanh chóng” trong chiến dịch tiêm phòng, khi trên 220.000 người trong tổng số 12 triệu dân Moskva được tiêm phòng. Ông nhấn mạnh: “Trong bối cảnh này, chúng tôi có thể nới lỏng đáng kể các biện pháp phòng dịch hiện nay”.
Khi làn sóng lây nhiễm thứ hai tràn qua châu Âu mùa thu này, nước Nga đã thực thi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt giống như đã thực hiện khi dịch bùng phát vào mùa xuân.
Video đang HOT
Trong khi đó, vaccine Sputnik V do Nga sản xuất đã được đưa ra tiêm chủng từ tháng 12/2020 trong khi các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên diện rộng vẫn diễn ra. Tổng thống Vladimir Putin đã cho phép tiêm đại trà từ tuần này. Hiện 1 triệu người trên khắp nước Nga đã được tiêm phòng.
* Tại Australia, thành phố lớn thứ 3 Brisbane thông báo từ ngày 22/1, người dân không cần đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong phòng kín do bang Queensland đã kiểm soát được sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Bảng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: THX/TTXVN
Giám đốc Sở Y tế bang, Yvette D’Ath cho biết: “Từ 1h00 sáng mai, chúng ta sẽ trở lại mức hạn chế thấp nhất. Đây là tin vui đối với các doanh nghiệp, ngành du lịch và người dân bang Queensland”.
Đến ngày 21/1, bang Queensland tiếp tục không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, cho phép nhà chức trách nới lỏng các biện pháp hạn chế. Thống đốc bang, ông Annastacia Palaszczuk cho biết kết quả này là nhờ chiến lược “hành động nhanh và quyết liệt” của bang.
Đầu tháng này, lệnh phong tỏa trong 3 ngày đã được ban bố trên toàn khu vực Greater Brisbane, với quy định bắt buộc đeo khẩu trang sau khi một nhân viên dọn phòng khách sạn có xét nghiệm dương tính với biến thể của virus phát hiện tại Anh. Các biện pháp đã được nới lỏng sau khi cơ quan y tế truy vết được 1.200 người có tiếp xúc với bệnh nhân và đảm bảo không có nguy cơ lây nhiễm nữa.
* Trong một diễn biến khác, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đang cân nhắc yêu cầu các phi hành đoàn đến trung tâm tài chính châu Á này phải cách ly 2 tuần. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn một số nguồn tin cho biết mọi phi công và cả tiếp viên hàng không đều phải cách ly tại một khách sạn nếu ở lại Hong Kong hơn 2 giờ.
Trước đó, người đứng đầu Khu hành chính đặc biệt này, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cho biết các biện pháp giãn cách xã hội dự kiến kết thúc trong tuần này sẽ được gia hạn nhằm kiềm chế số ca lây nhiễm.
Chuyên gia Nga chỉ ra những nhiệm vụ ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Moskva
Tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học của Nga, ông Andrei Kortunov, dự báo những yếu tố cơ bản chi phối chính sách đối ngoại của nước này trong năm 2021 bao gồm thiết lập quan hệ mới với phương Tây, tìm giải pháp cho vấn đề lãnh thổ với Nhật Bản, lên kế hoạch thu hút sự tham gia của Ukraine vào Liên minh Kinh tế Á-Âu... Trên cơ sở đó, ông đã chỉ ra một loạt nhiệm vụ ưu tiên đối với chính sách đối ngoại của Nga trong năm tới.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars RS-24 của Nga tham gia duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moskva. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trong bài viết đăng trên trang mạng của Hội đồng Chính sách Đối ngoại Nga mới đây, Tiến sĩ Kortunov cho rằng, trước tiên, Nga cần gia hạn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) để tránh nguy cơ định dạng kiểm soát vũ khí chiến lược Nga-Mỹ sụp đổ. Nga cũng cần ra lệnh cấm triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu. Ông Kortunov cho rằng mặc dù mục tiêu khôi phục Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) không còn thực tế, nhưng việc Nga và phương Tây thực hiện các điều khoản trên là một mục tiêu có thể đạt được.
Tiến sĩ Kortunov cũng cho rằng năm tới, Nga nên ưu tiên thúc đẩy tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo ông, nếu thành công, hội nghị này có thể tạo động lực nghiêm túc cho các công việc tiếp theo của HĐBA nhằm nâng cao mức độ quản trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Moskva cần khôi phục khía cạnh quân sự trong công việc của Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)-Nga (NRC).
Đưa Nga vào chương trình thực hiện "thỏa thuận xanh" của Liên minh châu Âu (EU) cũng là một trong những nhiệm vụ đối ngoại mà ông Kortunov cho rằng Nga nên ưu tiên trong năm 2021. Ông nhận định năm tới có thể là một bước đột phá trong hợp tác giữa Moskva và EU về một loạt vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Các dự án phù hợp với "thỏa thuận xanh" có thể trở thành động lực mới cho tương tác Nga-châu Âu.
Cũng theo chuyên gia trên, Nga cần ưu tiên ngăn chặn xung đột vũ trang tái bùng phát ở khu vực Nagorny-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan để hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng này. Ngoài ra, Moskva cần mở rộng chương trình nghị sự của Hội đồng Bắc Cực khi đảm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng này vào mùa Xuân năm 2021 trong nhiệm kỳ kéo dài 2 năm.
Một nhiệm vụ đối ngoại quan trọng khác của Nga trong năm 2021 là hoàn tất công việc xây dựng cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2). Theo Tiến sĩ Kortunov, việc hoàn thiện dự án này vào năm tới sẽ là một thắng lợi lớn trong chính sách đối ngoại của Nga, đồng thời cũng sẽ chứng tỏ khả năng của EU trong việc ngăn chặn mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Những cơ hội mới sẽ xuất hiện cho sự phát triển hợp tác kinh tế giữa Nga và EU.
Bên cạnh đó, Nga cần duy trì cơ chế OPEC , tức là Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác. Moska cũng cần đa dạng hóa hợp tác kinh tế với Trung Quốc, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2021 là hình thành các chuỗi công nghệ mới song phương và triển khai các dự án đầu tư lớn.
Chuyên gia Nga lưu ý những nhiệm vụ nêu trên đồng thời cũng là thách thức không dễ giải quyết, đòi hỏi không chỉ bộ máy đối ngoại của Nga - bao gồm Bộ Ngoại giao, Văn phòng Tổng thống, Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan - đồng bộ hoạt động để giải quyết tổng thể các nhiệm vụ, mà cần phải thu hút sự tham gia của khối kinh tế, doanh nghiệp, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng chuyên gia.
Theo chuyên gia Kortunov, không phải tất cả các nhiệm vụ trên có thể được giải quyết thành công chỉ trong năm 2021, và danh sách những ưu tiên có thể được tùy chỉnh để phù hợp với những thay đổi bất ngờ có thể xảy trong năm tới. Tuy nhiên, chỉ cần hoàn thành ít nhất một nửa trong số các nhiệm vụ nói trên thì 12 tháng tới có thể được coi là thành công đối với chính sách đối ngoại của Nga.
Cuộc Duyệt binh Chiến thắng đầu tiên 75 năm trước Liên Xô lần đầu tổ chức Duyệt binh Chiến thắng ngày 24/6/1945, hơn một tháng sau khi phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. Quân đội Nga ngày 24/6 sẽ tổ chức lễ Duyệt binh Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ với sự tham gia của 14.000 binh sĩ, hơn 200 khí tài cơ giới và 75 máy bay, nhằm tái hiện...