Moscow yêu cầu Kiev mở rộng quyền tự chủ cho Đông Ukraine
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine, Ngoại trưởng Nga đã đưa ra yêu cầu Kiev trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các khu vực phía đông nước này.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp với người đồng cấp Ukraine, Ngoại trưởng Andriy Deshchytsia và đưa ra yêu cầu như vậy trong bối cảnh, dưới nhiều áp lực, chính quyền mới tại Kiev buộc phải ký lệnh rút toàn bộ quân tại Crimea về nước khi bán đảo này hiện đã thuộc quyền quản lý của Nga.
Trao đổi với Ngoại trưởng Deshchytsia, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, Moscow vẫn giữ nguyên nguyện vọng, muốn Kiev thay đổi hiến Hiến pháp, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho tất cả các khu vực trong lãnh thổ nước này đặc biệt là các phần phía Đông thân Nga của Ukraine.
Biểu tình ủng hộ Nga tại thành phố Donetsk, phía đông Ukraine.
Moscow mong muốn duy trì ảnh hưởng của họ tại khu vực nói tiếng Nga ở phía đông Ukraine và ngăn chặn nước này gia nhập NATO. Moscow cũng bày tỏ mong muốn Ukraine sẽ trở thành một nhà nước liên bang. Tuy nhiên, những yêu cầu của Nga đã bị chính phủ Ukraine từ chối.
Video đang HOT
Ngoài ra, về phần mình, Ngoại trưởng Ukraine Deshchytsia nhấn mạnh, Kiev vô cùng quan ngại việc Nga tập trung quân gần biên giới 2 nước và cảnh báo nguy cơ chiến tranh ngày càng tăng cao: “Khả năng xảy ra xung đột quân sự là rất cao. Chúng tôi vô cùng quan ngại về sự hiện diện mạnh mẽ của quân đội Nga tại biên giới phía đông của chúng tôi”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) gặp và thảo luận với người đồng cấp Ukraine, Ngoại trưởng Andriy Deshchytsia (trái).
Đứng về phía Ukraine, NATO cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự hiện diện của Quân đội Nga tại biên giới với Ukraine. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nhấn mạnh, họ đã có mọi kế hoạch để bảo vệ các nước thành viên trong liên minh.
“Chúng tôi rất bận tâm về việc Nga tập trung quân dọc theo biên giới với Ukraine. Tất cả các đồng minh NATO có thể hiện tâm, chúng tôi có khả năng phòng thủ hiệu quả. Chúng tôi đã có mọi kế hoạch để bảo vệ hiệu quả các đồng minh của chúng tôi”, ông Rasmussen tuyên bố.
Theo Kiến Thức
Ngoại trưởng Nga, Ukraine lần đầu "mặt đối mặt" chất vấn
Trong khi Ngoại trưởng Nga đối thoại với người đồng cấp Ukraine thì Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Sergei Shoigu tới thăm Crimea lần đầu tiên kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Andriy Deshchytsya đã gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân được tổ chức tại The Hague, Hà Lan hôm qua (24/3) và đây là cuộc gặp đầu tiên giữa họ kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsya (trái).
Trước đó, trong một tuyên bố, ông Deshchytsya khẳng định Ukraine muốn một giải pháp hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Crimea.
Trong khi đó, hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Lavrov đã từ chối gặp Ngoại trưởng lâm thời của Ukraine khi tham dự một hội nghị quốc tế ở Paris, bất chấp nỗ lực sắp đặt của Anh, Pháp và Mỹ. Lý do là, Moscow không công nhận chính quyền lâm thời tại Ukraine.
Theo Tân Hoa xã của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/3 vẫn thông báo, Moscow xem tình hình hiện nay ở Ukraine là vô chính phủ, cho rằng đó là chính quyền không hợp hiến khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych. Theo đó, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Có vẻ như tình trạng vô chính phủ của đầu thế kỷ 20 đã tái diễn ở Ukraine".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) ngồi cạnh Tổng thống Nga Putin (giữa).
Trong một động thái liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm qua đã tới bán đảo Crimea, thanh tra quân đội và các căn cứ quân sự ở Crimea. Ông Sergei là quan chức Nga cao cấp đầu tiên tới thăm Crimea sau khi Moscow sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Truyền hình nhà nước Nga đưa tin, Bộ trưởng Shoigu, một trong những đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin trong nội các Nga, đã thanh sát Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân tại cảng Sevastopol, Crimea. Ông cũng gặp gỡ Thủ tướng Crimea thân Nga Sergei Aksyonov.
Nhiều nhà quan sát cho rằng, động thái mới này của Nga là nhằm thách thức lập trường của phương Tây không công nhận Crimea thuộc lãnh thổ Nga mà mãi mãi là một phần của Ukraine.
Theo Kiến Thức
Nga nổi giận vì bị Ukraine phản bội? Nga hôm qua (24/2) đã nổi giận đùng đùng với nước láng giềng Ukraine vì một loạt diễn biến chính trị gần đây ở nước này. Giới chức ở Moscow đã tỏ ra hoài nghi tính hợp pháp của chính phủ lâm thời Ukraine đồng thời cáo buộc chính phủ này sử dụng những "phương tiện khủng bố và độc tài" để tiếm...