Mordaunt-Short Performance 6 Đôi loa 5 sao bị lãng quên
Một đôi loa được đánh giá 5 sao, ra đời cách nay 16 năm, Mordaunt-Short Performance 6 dường như đã bị lãng quên một cách đáng tiếc.
Trong khi đây là một trong những thiết kế thật sự toàn vẹn về thẩm mỹ, công nghệ và lối trình diễn hiếm thấy hướng đến màu gốc của bản thu.
Năm 2004, Mordaunt-Short Performance 6 được trình làng với thiết kế có phần quá ấn tượng nên cũng mang đầy hoài nghi. Thời điểm đó, mỗi khi hãng ra loa mới, người ta quan tâm nhiều đến chất liệu làm màng driver hơn là những vấn đề liên quan đến xử lý nhiễu xạ hay tối ưu cộng hưởng, phản xạ âm… Dù vậy, sự thành công của đôi loa này cũng đến rất nhanh. Chỉ một năm sau khi xuất xưởng đôi loa đầu tiên, Performance 6 đã có các bài review tích cực, các bình chọn 5 sao liên tục xuất hiện trên nhiều mặt báo lớn như Stereophile, What Hi-Fi, Stereo Sound…
Thiết kế ấn tượng của Mordaunt-Short Performance 6
Cho đến giờ, xét về thẩm mỹ thiết kế, Mordaunt-Short Performance 6 vẫn làm tôi ngạc nhiên. Hãy nhìn những đường cong hiện đại của đôi loa đã 16 năm tuổi, cũng như chi tiết hai “mũi tên bạc” nhô ra từ phía sau của tweeter một cách quá ấn tượng. Với góc nhìn chủ quan, tôi cho rằng, rất có thể những hãng loa như KEF (dòng Blade), Vivid (cụ thể là model K90)… và nhất là Estelon, trong ý tưởng thiết kế rất có thể đã vay mượn hình mẫu của Performance 6.
Những chi tiết làm cho tôi nhớ nhất về đôi loa này là khả năng thể hiện giọng hát ca sĩ rất thật cả về không gian lẫn hài âm (so với khả năng trình diễn của những mẫu loa thời điểm khoảng 2005). Bí quyết của lối trình diễn trung thực ấy nằm ở phần trung âm do chiếc loa con đường kính 100mm xử lý. Giống như hai driver woofer bên dưới, công nghệ CPC (Continuous Profile Cone) của Mordaunt-Short giúp tái tạo chuẩn xác dải trung, không cường điệu với vùng âm quá rộng, không bị thiếu độ ngọt… mọi thứ rất đúng với triết lý thiết kế mà hãng đã đề ra “tái tạo gần nhất với âm sắc và không gian của bản thu”.
Công nghệ CPC giúp kiểm soát chuyển động màng loa đều như chiếc piston, đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng biến dạng màng ở vùng tần số trung cao và trung trầm. Màng loa mid làm từ nhôm hợp kim nên có ưu điểm vừa nhẹ, vừa cứng, tái tạo độ động tốt hơn các màng loa truyền thống nhất là khi so với kevlar thô.
Video đang HOT
Thế mạnh của Performance 6 không chỉ dừng ở trung âm, tiếng trầm từ đôi woofer 165mm, rất chắc gọn, không quá uy lực nhưng có độ sâu và chơi chuẩn ngay cả ở mức volume cao. Ưu điểm này thứ nhất là nhờ những tính toán thể tích, cụ thể phần thùng chứa loa bass được mở rộng kết hợp ống thoát hơi qua cổng reflex phía trước. Ngoài ra, để tránh việc tích trữ năng lượng ở thùng loa, Mordaunt-Short còn dùng hợp chất nhựa thông và polymer phủ ở mặt trong.
Performance 6 trình diễn tiếng treble vô cùng ấn tượng nhờ kỹ thuật thiết kế có lỗ thoát hơi gần như tách rời khỏi thùng loa. Một bộ phận hướng âm bằng kim loại bóng loáng, vuốt nhọn xuyên ra phía sau thùng loa, nó được hãng gọi với cái tên ATT – Aspirated Tweeter Technology. Thiết kế ATT giúp tiêu tán năng lượng sinh ra từ mặt sau của màng loa tweeter nhôm 25mm. Mordaunt-Short cho rằng đây là cách để tweeter có thể phát âm ở mặt trước và “thở” ở mặt sau một cách tự nhiên, thoải mái nhất.
Tuy nhiên, tất cả những vẻ đẹp trong âm thanh của Performance 6 sẽ không thể thuyết phục người nghe nếu chúng không phối hợp với nhau một cách hài hòa. Chính thùng loa được vẽ một cách ấn tượng và mất trọn 3 năm để nghiên cứu để tạo nên những đường cong phức tạp đã xử lý quá tốt hiện tượng nhiễu xạ âm trung và cao. Tôi thường gặp những cặp loa trình diễn không mấy gắn kết giữa các dải tần dù được trang bị toàn những driver đắt tiền, linh kiện phân tần tối thượng. Performance 6 đã “dệt” tất cả 3 dải âm thanh của mình thành một bức tranh có bố cục chặt chẽ, cân đối và tuân theo đúng màu âm của người đã tạo ra bản thu.
Có quá nhiều ưu điểm nhưng Performance 6 cũng có một điểm trừ. Đó chính là dải cao nếu phối ghép không khéo sẽ dễ gây gắt tiếng, nhất là khi bạn tăng âm lượng lên mức cao. Nếu như vào thời điểm đó, Mordaunt-Short sở hữu trong tay những công nghệ tweeter hiện đại như beryllium, lụa, zylon, carbon… sẽ cải thiện được nhược điểm này.
Lời kết
Một đôi loa 16 năm tuổi, sở hữu những công nghệ cấp tiến đáng nể giờ đây đã không còn được nhắc nhiều trên Facebook cũng như các diễn đàn audio thế giới là một điều đáng buồn. Tôi hy vọng những chủ nhân hiện đang giữ Performance 6 hay Performance 6 LE (phiên bản kỷ niệm 40 năm) luôn thấu hiểu được hết giá trị công nghệ cũng như cảm nhận cái đẹp trong lối trình diễn không màu của đôi loa đáng tự hào nhất hãng Mordaunt-Short.
Hoài Sa
Yamaha công bố 3 ampli mới A-S1200, A-S2200 và A-S3200, nâng cấp mạch đáng kể
Yamaha vừa chính thức công bố 3 ampli tích hợp mới, vẫn mang triết lý thiết kế vintage, thừa hưởng công nghệ từ bộ đôi khuếch đại đầu bảng C-5000 và M-5000, tích hợp mạch phono MM/MC.
Yamaha A-S3200, A-S2200 và A-S1200
Bộ ba ampli tích hợp mới được Yamaha giới thiệu gồm A-S1200, A-S2200 và A-S3200, được xem là những bản nâng cấp cho bộ 3 model tương tứng là A-S1100, A-S2100 và A-S3000. Thương hiệu âm thanh 66 năm tuổi của Nhật Bản tiếp tục theo đuổi triết lý thiết kế hoài cổ đang rất thành công, các ampli mới có 2 màu bạc và đen phay xước, nổi bật với đồng VU cổ điển ở mặt trước, hai bên hong máy được ốp gỗ rất tinh tế và sang trọng.
Để đảm bảo tính toàn vẹn về cấu trúc và tránh rung động không mong muốn, cả ba chiếc ampli mới của Yamaha đều thừa hưởng thiết kế "Mechanical Ground Concept', bắt đầu bằng bu lông của chân đồng rất chắc chắn được hàn trực tiếp vào chassis chính, cùng với các tản nhiệt lớn, vỏ chassis dày, biến áp nguồn và tụ điện khối đều được bắt vít vào khung máy.
Yamaha AS-2200, công suất 160W với thiết kế mạch cân bằng hoàn toàn
Chỉ khi tháo nắp máy bạn mới thấy sự thay đổi lớn bên trong về mặt kỹ thuật của bộ ba ampli thế hệ mới. So với các ampli cũ, toàn bộ ruột máy của ampli mới được hoàn thiện ngăn nắp, chi tiết và chỉnh chu hơn rất nhiều. Yamaha đã trang bị toàn bộ cấu trúc mạch dual mono cân bằng, đối xứng với hệ thống tụ nguồn và biến thế nằm ở vị trí trung tâm mạch máy, bên trên có các khung kim loại dày như một chiếc kẹp chống rung và chống nhiễu. Đặc biệt, biến thế xuyến hoàn toàn mới 650VA do chính Yamaha thiết kế và chế tạo được sử dụng cho cả ampli A-S1200, A-S2200 và A-S3200.
"Nội thất" của ampli Yamaha A-S1200
Biến thế xuyến hoàn toàn mới 650VA được chính Yamaha thiết kế và chế tạo
Ngoài ra, công nghệ "floating" mass nổi độc quyền, giúp cách ly mạch điện với các nhiễu ảnh hưởng từ nguồn nối đất, ứng dụng trong bộ pre/power 5000 Series đầu bảng đã được hãng trang bị cho ampli A-S2200 và A-S3200, giúp hạn chế nhiễu hài, nhiễu nền và tăng độ thoát, tính linh hoạt và nhất là tốc độ trình diễn.
Yamaha A-S3200 được xem là bản thu nhỏ của bộ đôi khuếch đại C-5000 và M-5000 đầu bảng
Yamaha A-S1200 và A-S2200 có công suất 160 watt/kênh, trong khi A-S3200 nổi bật hơn so với các anh em của mình với mức năng lượng đầu ra lên đến 170W/kênh. So với A-S1200, ampli A-S2200 có thêm kết nối balance và mạch headphone amp. Riêng model A-S3200 đặc biệt nhất với những trang bị cao cấp hơn từ poweramp M-5000 đầu bảng như hệ thống chân chống rung tinh vi cao cấp, hệ thống tụ điện màng film Polyphenylene Sulfide (PPS) và những chi tiết khác như chassis có lớp đồng chống nhiễu, ốc bằng thau, hệ thống tụ được nối với nhau bằng các nẹp và ốc cố định bằng thau, màn hình VU lớn và ấn tượng hơn...
Điểm mà chúng tôi thích nhất ở 3 ampli này là chúng đều được trang bị sẵn mạch phono preamp chơi được kim MM và cả MC. Yamaha A-S1200, A-S2200 và A-S3200 sẽ cùng chính thức bán ra vào tháng 5.
Giá tham khảo:
A-S3200: 7,499.95USD
A-S2200: 3,999.95USD
A-S1200: 2,799.95USD
5 cặp loa cột tầm giá 5.000USD xuất sắc nhất mà bạn có thể mua Năm cặp loa cột được giới thiệu trong bài là những đại diện xuất sắc nhất cả về thiết kế, công nghệ và khả năng trình diễn trong phân khúc 5.000USD. Gout nhạc cá nhân sẽ quyết định đâu là mẫu loa hợp nhất với bạn, nên hãy chắc chắn rằng mình được trải nghiệm đủ cả 5 thiết kế. REVEL PERFORMA3 F208...