Moody’s đánh giá hoạt động của hệ thống ngân hàng Australia
Các nhà phân tích của Moody’s cho rằng lãi suất giảm cũng như tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế chậm lại là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Moody’s nhận định về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Australia. Ảnh: EPA
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s ngày 24/9 cho biết lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Australia có khả năng sẽ giảm trong thời gian tới nhưng chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn tốt và duy trì được mức vốn cao.
Các nhà phân tích của Moody’s cho rằng lãi suất giảm cũng như tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế chậm lại là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng.
Theo các nhà phân tích, kinh tế Australia sẽ giảm tốc trước những “trận gió ngược” cả trong và ngoài nước, với mức tăng trưởng GDP của Australia dự báo sẽ giảm xuống còn 2,3% vào năm 2020 từ mức 2,7% trong năm 2018.
Mặt khác, căng thẳng thương mại toàn cầu và suy thoái kinh tế tại các nước là các đối tác thương mại lớn của Australia cũng đang tác động đến xuất khẩu của nước này.
Trong khi đó, người tiêu dùng Australia vẫn thận trọng do nợ hộ gia đình cao và tăng lương yếu. Theo các nhà phân tích, các khoản nợ thế chấp sẽ tiếp tục gia tăng khi điều kiện kinh tế suy yếu, và các rủi ro liên quan đến các khoản vay thế chấp nhà ở vẫn còn cao.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cho vay thế chấp gần đây và sự phục hồi của thị trường nhà đất sẽ hỗ trợ cho chất lượng tài sản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn hóa của các ngân hàng lớn của Australia vẫn cao, giúp đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về vốn.
Các nhà phân tích cũng tin rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với bốn ngân hàng lớn nhất của Australia là ANZ, Westpac, Commonwealth và NAB sẽ vẫn mạnh mẽ, nhất là trong việc hỗ trợ ngân hàng yếu kém./.
Nguyễn Minh (P/v TTXVN tại Sydney)
Video đang HOT
Thông tin mới nhất về lãi suất ngân hàng Sacombank
Mức lãi suất cao nhất tại Sacombank là 8%/năm áp dụng tại kì hạn gửi 13 tháng và số tiền từ 100 tỉ đồng trở lên.
Thông tin từ ngân hàng Sacombank, từ đầu tháng 9 lãi suất tiết kiệm các kì hạn từ 1 tháng trở lên của nhà băng này dao động từ 5,4%/năm đến 8%/năm, lĩnh lãi cuối kì. Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng là 8%/năm áp dụng với tiền gửi kì hạn 13 tháng và số tiền gửi từ 100 tỉ đồng trở lên. Với số tiền nhỏ hơn, lãi suất cao nhất là 7,6%/năm áp dụng với tiền gửi bậc thang kì hạn 36 tháng và số tiền gửi từ 5 tỉ đồng trở lên.
Với sản phẩm tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kì, lãi suất kì hạn 1 tháng là 5%/năm, 3 - 5 tháng là 5,5%/năm; 7 - 8 tháng là 6,5%/năm; 9 - 11 tháng là 6,7%/năm. Các khoản tiền gửi không kì hạn, tiền gửi thanh toán có lãi suất là 0,3%/năm.
Sacombank có mức gửi bậc thang tại các kì hạn 2 tháng, 6 tháng, 12 tháng và từ 15 tháng trở lên gồm: dưới 200 triệu đồng, từ 200 đến dưới 500 triệu đồng, từ 500 triệu - dưới 1 tỉ đồng, từ 1 tỉ đồng - dưới 5 tỉ đồng và từ 5 tỉ đồng trở lên.
Mức lãi suất cao nhất tại Sacombank là 8%/năm áp dụng tại kì hạn gửi 13 tháng và số tiền từ 100 tỉ đồng trở lên.
Với Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) trong tháng 9, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kì hạn tại nhà băng này dao động từ 0,85% đến 7,43%/năm tùy theo sản phẩm gửi và kì hạn gửi. Đối với sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang, mức lãi suất áp dụng sẽ thay đổi theo số tiền gửi.
Cụ thể, các mức tiền gửi được đưa ra là từ 100 đến dưới 500 triệu đồng; từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng; từ 1tỉ đồng đến dưới 5 tỉ đồng; từ 5 tỉ đồng đến dưới 10 tỉ đồng và từ 10 tỉ đồng trở lên. Mức chênh lệch giữa các mức gửi từ 0,05 - 0,1 điểm %.
Trong đó, mức lãi suất cao nhất đang được SeABank áp dụng là 7,43%/năm dành cho kì hạn 36 tháng với số tiền gửi từ 10 tỉ đồng trở lên. Bên cạnh tiết kiệm lãi suất bậc thang, SeABank cũng triển khai với sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi cuối kì với lãi suất dao động từ 0,85% đến 6,95%.
Cụ thể, tiền gửi có kì hạn ngắn từ 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần có lãi suất lần lượt là 0,85%, 0,9% và 0,95%/năm. Tiền gửi tại các kì hạn từ 1 tháng trở lên đang được áp dụng mức lãi suất cao hơn rõ rệt. Theo đó, lãi suất tiền gửi kì hạn 1 tháng là 5,1%/năm; 2 tháng là 5,2%/năm; 3 tháng là 5,25%/năm; 4 tháng là 5,28%; 5 tháng là 5,3%/năm; 6 tháng là 5,8%/năm.
Các kì hạn 7 tháng, 8 tháng và 9 tháng được huy động với mức lãi suất lần lượt là 5,9%/năm, 6%/năm và 6,2%/năm. Tiền gửi kì hạn 10 tháng và 11 tháng đang được áp dụng mức lãi suất 6,35%/năm và 6,55%/năm
Tiền gửi kì hạn 12 tháng và 15 tháng đang cùng được áp dụng lãi suất 6,8%/năm; kì hạn 18 tháng là 6,85%/năm và 24 tháng là 6,9%/năm. Kì hạn gửi 36 tháng đang được SeABank áp dụng mức lãi suất cao nhất dành cho sản phẩm tiết kiệm nhận lãi cuối kì ở mức 6,95%/năm. Đối với tiền gửi không kì hạn, lãi suất huy động là 0,3%/năm.
Ngoài hai hình thức tiết kiệm nêu trên, ngân hàng cũng triển khai một số sản phẩm khác như tiết kiệm trả lãi hàng tháng, tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm thông minh với nhiều tính năng và lãi suất hấp dẫn.
Hoàng Lê
Theo VietQ
Lãi suất trái phiếu càng cao, rủi ro càng lớn Thị trường chứng khoán (TTCK) đang tồn tại nghịch lý là các doanh nghiệp (DN) niêm yết, đặc biệt là DN bất động sản (BĐS) phát hành trái phiếu (TP) thay vì huy động vốn giá rẻ thông qua việc phát hành cổ phiếu (CP). Cuộc đua phát hành TP khiến cho mặt bằng lãi suất của loại hình này tăng cao, thậm...