Mong xã hội dành niềm tin lớn hơn cho ngành giáo dục
Thầy giáo vùng cao tỉnh Hòa Bình có những chia sẻ về nghề giáo.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng và các học trò của mình. Ảnh: NVCC.
Vui mừng trước những thành công của trò
“Con đường đổi mới còn dài, đầy ắp những khó khăn nhưng chúng tôi luôn tin tưởng với sự đồng hành, tin yêu, thấu hiểu của toàn xã hội; sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước, của các cấp, các ngành; sự nỗ lực của phụ huynh, giáo viên và học sinh nhất định sự nghiệp sẽ thành công” – thầy Hùng tin tưởng.
Đó là tâm sự của thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình). 17 năm gắn bó với phấn trắng, bảng đen, thầy Hùng càng thấm thía hơn về sự cao quý về nghề dạy học của mình.
Từ khi còn là sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thầy Hùng đã rất ấn tượng với câu nói: Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nói như cụ Hoàng Đạo Thúy “ Giáo dục là đào tạo ra con người có khả năng kiến tạo xã hội tốt đẹp hơn”.
“Bởi thế, hạnh phúc của người người thầy mỗi giờ lên lớp là được nhìn thấy những ánh mắt tin yêu, ngời sáng lên niềm đam mê khám phá tri thức của học trò. Hạnh phúc của thầy, của cô là được nhìn thấy các thế hệ học sinh, sinh viên trưởng thành hơn mỗi ngày, biết nói những lời hay, biết làm việc tốt. Mỗi sự tiến bộ dù rất nhỏ của học trò cũng đem lại niềm hạnh phúc lớn lao cho thầy cô” – thầy Hùng bộc bạch.
Theo lãnh đạo Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, mỗi lứa học sinh ra trường luôn đem theo biết bao kì vọng, mong ước của thầy cô về cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy, cô luôn dõi theo trò trên mỗi bước đường đời: lo lắng và tin tưởng mỗi khi trò gặp khó khăn, mừng vui trước những thành công trò có được.
“Không mong đợi một lời cảm ơn, một hành động đền đáp, chỉ cần nhìn thấy trò sống hạnh phúc, sống ý nghĩa, biết cống hiến là thầy cô đã mãn nguyện rồi. Hạnh phúc của người thầy giản dị như vậy thôi!- thầy Hùng trải lòng.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình).
Nhấn mạnh, dù ở thời kì nào nghề giáo cũng nhận được sự quan tâm hàng đầu của xã hội, thầy Hùng nhìn nhận, từ 2018 đến nay, giáo dục đang nỗ lực đổi mới trước bao nhiêu sóng gió của dư luận xã hội. Những hồ nghi về tính khả thi của chương trình mới, sự thay đổi mục tiêu, phương pháp giảng dạy cũng đang đặt ra cho mỗi giáo viên rất nhiều thách thức. Chưa kể những khó khăn đến từ dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới cũng đang gây ra áp lực lớn cho giáo dục.
Trước rất nhiều những khó khăn ấy, mỗi người thầy trên khắp cả nước vẫn đang có niềm tin, nỗ lực vươn lên để thực hiện tốt sứ mệnh của mình. Rất nhiều những người thầy đang nỗ lực học tập phương pháp giảng dạy mới, nghiên cứu sách giáo khoa mới, tham gia các khóa học về công nghệ để ứng dụng vào thiết kế bài học…
Video đang HOT
Thầy cô nào cũng xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc đào tạo con người mới có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Mong phụ huynh không còn tư tưởng “trăm sự nhờ thầy”
Tuy nhiên, theo thầy Hùng, bên cạnh sự nỗ lực của từng giáo viên, để sự nghiệp đổi mới giáo dục hoàn thành được tất cả các mục tiêu đề ra, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
Thầy Hùng mong muốn, xã hội dành niềm tin lớn hơn cho ngành giáo dục. “Chúng tôi hiểu rằng, một số tiêu cực, hạn chế của ngành trong những năm vừa qua đã làm không ít người thất vọng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiêu cực, hạn chế ấy đa số các giáo viên trên khắp cả nước đều nỗ lực vượt khó vươn lên. Mỗi người hãy nhìn ra xa hơn để thấy bao thầy cô đã vượt núi, băng đèo cõng chữ lên non, đã vượt biển khơi đến với những hòn đảo lớn nhỏ để gieo mầm tri thức.
Ngay trong những lớp học ở các thành phố lớn, mỗi thầy cô hàng ngày đang chăm sóc, giáo dục một lớp học với sĩ số lên tới 40 – 50 học sinh… “Hãy nhìn nhận và đánh giá về ngành giáo dục công bằng, toàn diện hơn để thấu hiểu những việc chúng tôi đã và đang làm. Niềm tin, sự thấu hiểu, đồng cảm của toàn xã hội chính là điều chúng tôi cần nhất trên con đường đổi mới đầy chông gai, khó khăn, thử thách này” – thầy Hùng bày tỏ.
Lãnh đạo Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ cũng mong muốn có sự đồng hành, chung tay với sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội. Mong phụ huynh sẽ không còn tư tưởng “Trăm sự nhờ thầy” để rồi bỏ qua vai trò của gia đình trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho con cái.
Nhà trường dạy các em nói lời hay, làm việc tốt nhưng bài học ấy chỉ thấm thía khi ra khỏi cổng trường. Các em nhìn thấy những người quanh mình đang sống có trách nhiệm, làm việc tốt, nói điều hay. Sự hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh là kết quả nỗ lực của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng và các học trò cũ của mình. Trong số đó, có nhiều em đã trưởng thành và có cuộc sống, công việc ổn định. Ảnh: NVCC.
Thầy Hùng chia sẻ, lựa chọn “nghề cao quý nhất trong mọi nghề cao quý” là mỗi người giáo viên đã xác định và chấp nhận đối mặt với mọi khó khăn, thách thức của nghề. Trong khi chờ đợi những giải pháp từ phía nhà nước, mỗi giáo viên vẫn đang tiếp tục nỗ lực hết sức với công việc của mình.
Nhiều giáo viên đã trở thành thầy cô giáo hạnh phúc, xây dựng những lớp học hạnh phúc. Nhiều giáo viên chuẩn bị đến tuổi về hưu, chưa từng biết đến bài giảng điện tử cũng bắt đầu học cách phát huy sức mạnh của công nghệ trong giờ học.
Các cuốn sách về giáo dục nổi tiếng trên thế giới được dịch ra tiếng Việt ngày càng nhiều và chưa bao giờ được đặt mua nhiều như thế trên thị trường. Các diễn đàn về đổi mới phương pháp giảng dạy trên các trang mạng xã hội dành cho giáo viên cũng đang thu hút ngày càng nhiều người tham gia… Đó là những minh chứng cho thấy sự quyết tâm thay đổi, phát triển bản thân của mỗi giáo viên để đam mê hơn với nghề, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “trồng người” cao cả mà mình đã chọn.
Trước khi trở thành Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, thầy Nguyễn Mạnh Hùng là Phó Hiệu trưởng trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình. Thầy là một trong 400 nhà giáo tiêu biểu tham dự Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/2022). Thầy vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen và tham gia chuỗi sự kiện kỷ niệm niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đưa STEM vào trường học ở Đà Nẵng còn nhiều khó khăn
Cở sở vật chất tại các trường chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu xây dựng chủ đề giáo dục STEM.
Ngày 24/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng phối hợp với Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh - VNUK (Đại học Đà Nẵng) tổ chức hội thảo: "Hướng tiếp cận và một số giải pháp triển khai giáo dục STEM cho các trường trung học phổ thông tại Đà Nẵng" với sự tham gia của lãnh đạo, giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn.
STEM giúp học sinh đổi mới phương thức học tập
Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cho biết, giáo dục STEM là phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại, kết hợp các nội dung và phương pháp giảng dạy của 4 môn gồm: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học trong toàn bộ chương trình học.
Nhiều giáo viên, lãnh đạo các trường trung học phổ thông tham gia hội thảo về STEM với mong muốn khắc phục những khó khăn, hạn chế nhằm đẩy mạnh môn học này trong các nhà trường. Ảnh: AN
"Giáo dục STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
Thay vì dạy các môn học: Toán học; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học, như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế phát triển năng lực và phẩm chất người học.
Với đặc điểm là dạy học gắn với thực tiễn, "học đi đôi với hành", giáo dục STEM giúp học sinh đổi mới phương thức học tập và tìm tòi khám phá tri thức, từ đó hình thành phẩm chất năng lực thực sự phù hợp với thời đại mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới có mục đích cốt lõi cũng là hình thành phẩm chất năng lực thông qua việc học sinh đổi mới cách học, cách nghĩ.
Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục hiện đại cần được tiếp tục đẩy mạnh trong các nhà trường", ông Linh nói.
Theo đại diện VNUK, Viện luôn có định hướng hỗ trợ phát triển tư duy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và giáo dục STEM cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nổi bật nhất trong những năm qua là hai chương trình thường niên Startup Weekend và U-Invent.
"Dựa vào những nguồn lực hiện có, VNUK hiện đang phối hợp với nhiều đối tác uy tín trong cả nước xây dựng các chương trình nhằm hỗ trợ các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố triển khai giáo dục STEM trong chương trình phổ thông mới.
Nhận thấy được tính thiết thực, hiệu quả của chương trình giảng dạy STEM, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH ngày 14/8/2020 gửi đến các Sở Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn các nội dung triển khai giáo dục STEM trong nhà trường với mục tiêu thúc đẩy giáo dục STEM một cách đầy đủ, đúng hướng, phát huy tốt nhất tác dụng trong thúc đẩy đổi mới giáo dục tại Việt Nam.
Định hướng này cũng đã thể hiện trong chương trình phổ thông mới ở cấp độ dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn trong dạy học các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán, tạo điều kiện cho học sinh kết nối và vận dụng kiến thức được học với những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Tùy thuộc vào đặc thù từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM thông qua ba hình thức như: dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật", đại diện VNUK cho hay.
Còn nhiều hạn chế khi triển khai STEM vào nhà trường
Chia sẻ về tình hình triển khai các hoạt động giáo dục STEM trong nhà trường, ông Linh cho hay, từ năm 2016 đến nay, Sở đã bắt đầu triển khai giáo dục STEM thông qua các hoạt động như: Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên về giáo dục STEM trong giáo dục trung học;
Thiết bị nhận dạng nụ cười dùng để bật đèn của một nhóm học sinh cấp ba đã giành giải nhất tại vòng chung kết cuộc thi U-Invent mùa thứ hai do VNUK tổ chức. Ảnh: AN
Tổ chức dạy học các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM (Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ) theo tinh thần dạy học liên môn; xây dựng và dạy học các chủ đề giáo dục STEM;
Triển khai chương trình STEM Robotics (Khoa học thực hành robot) dưới hình thức câu lạc bộ, tham gia các cuộc thi Robotics.
"Tuy nhiên, việc triển khai có hiệu quả và nhân rộng giáo dục STEM đang gặp không ít khó khăn. Nguyên do là nhận thức, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục STEM còn hạn chế nên còn rất lúng túng trong việc tiếp cận, thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEM.
Cở sở vật chất như: phòng học, thiết bị dạy học... tại các trường phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu và mục tiêu xây dựng chủ đề giáo dục STEM cũng như các điều kiện thuận lợi để cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm.
Số lượng học sinh trong mỗi lớp học đông giáo viên khó bao quát và đánh giá toàn diện các em trong lớp dựa theo các biểu hiện năng lực.
Với những hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay, mặc dù đã cố gắng thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, nhưng nhiều giáo viên vẫn rất đặt nặng về lý thuyết nên gặp khó khăn trong việc tổ chức dạy học, đánh giá theo giáo dục STEM.
Thời gian học tập của mỗi tiết học ngắn so với lượng kiến thức cần truyền tải nên thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm còn hạn chế (các hoạt động giáo dục STEM chủ yếu thực hiện vào các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ STEM...", ông Linh nói.
Cũng tại hội thảo, các giáo viên bậc trung học phổ thông đã chia sẻ, còn nhiều rào cản để có thể triển khai hiệu quả giáo dục STEM, đặc biệt là trong chương trình phổ thông mới. Trong đó, khó khăn lớn nhất là yêu cầu về đội ngũ giáo viên, thiết kế nội dung giảng dạy...
Về phương án đẩy mạnh STEM trong các nhà trường, ông Linh cho hay, Sở sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên về xây dựng và thực hiện dạy học các chủ đề giáo dục STEM ở trường trung học trong chương trình hiện hành và tiến tới thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018;
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kĩ năng cho đội ngũ giáo viên về áp dụng phương pháp giáo dục STEM trong công tác giảng dạy của trường nhằm nâng cao năng lực học tập và thực hành của học sinh giảng dạy giáo dục STEM tại các trường phổ thông; phát triển cơ sở vật chất phục vụ giáo dục STEM, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, như: robotic, khoa học máy tính...
Tổ chức các cuộc thi về giáo dục STEM dành cho giáo viên và học sinh ở các cấp học trên địa bàn thành phố nhằm đổi mới phương thức dạy học, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Điện Biên khen thưởng 113 cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo Tại lễ kỷ niệm lần thứ 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam do tỉnh Điện Biên tổ chức sáng 18/11, 113 tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo Điện Biên được các cấp, các ngành tặng phần thưởng, danh hiệu thi đua cao quý. Trong đó, có 13 cá nhân được UBND tỉnh Điện Biên...