Mong ước về trường học thân thiện
Tuần vừa rồi, câu chuyện về học sinh (HS) ở Hải Phòng đứng ngoài cổng trường giữa trời nóng và sự việc thầy giáo thể dục bị tố “tát học sinh nhập viện” trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận.
Ảnh minh họa
Chưa cần bàn đến việc đúng sai trong mỗi sự việc, nhưng rõ ràng thông qua những câu chuyện ấy, thông qua cách hành xử giữa người lớn với con trẻ, giữa người lớn với người lớn, rõ ràng môi trường giáo dục đang tiềm ẩn những nguy cơ thiếu an toàn, không thân thiện.
Theo phân tích từ các chuyên gia, nếu áp vào thực tế hiện nay, môi trường học đường ở nhiều nơi vẫn còn thiếu các điều kiện “cần” và “đủ” để thực đạt yêu cầu an toàn- thân thiện.Vì thế, cho dù ngành giáo dục có đặt slogan “Tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng nếu chỉ khi sự việc đã rồi, người ta mới đi truy tìm nguyên nhân và trách nhiệm, thì mong muốn về một trường học thân thiện, mỗi ngày đến trường là một ngày vui- vẫn chỉ là mong ước xa xôi.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra ở Hải Phòng một lần nữa đã cho thấy lâu nay xã hội quan tâm và lên án kịp thời những hành vi vi phạm quyền trẻ em, các địa phương cũng xử lý vụ việc rất nhanh. Âu cũng bởi sự lan tỏa nhanh chóng từ cộng đồng mạng xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài, giáo viên (GV) cần phải có hiểu biết về quyền trẻ em, cũng như cần tôn trọng trẻ, yêu trẻ để đồng hành cùng trẻ em trong môi trường học đường.
Chuẩn bị triển khai chương trình GDPT mới tới đây, Bộ GDĐT đã có dự thảo về đổi mới đánh giá HS tiểu học, theo hướng đề cao năng lực và phẩm chất của HS. Cùng với đó, việc tập huấn GV lớp 1 đáp ứng yêu cầu chương trình mới cũng sẽ được hoàn tất trước ngày 30/7. Dẫu thế, những yêu cầu về đổi mới GV vẫn tập trung vào việc tiếp cận SGK và chương trình mới ra sao, chứ chưa đề cập nhiều đến việc tập huấn kỹ năng quyền trẻ em cho GV tiểu học nói riêng và ngành giáo dục nói chung. Vì lẽ đó theo ông Đặng Hoa Nam- Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB-XH) cần phải cập nhật kiến thức kỹ năng thực hành quyền trẻ em vào trong nhà trường cho GV.
Bạo lực học đường nhìn từ phía GV, bao gồm cả bạo lực về thể xác và tinh thần. Thời gian qua, GV bạo hành HS là thực trạng đáng báo động của ngành giáo dục. Đại đa số quan điểm cho rằng đã làm nghề dạy trẻ thì yêu cầu đầu tiên là phải yêu thương con trẻ. Do đó, mong muốn lớn nhất từ các bậc phụ huynh là các thầy cô giáo cũng cần có ý thức “thay đổi bản thân” trong mọi tình huống giáo dục. Quan trọng hơn, GV cần nhẫn nại và cần có cái tâm chân thành với nghề.
Con phải chọn đứng nắng thiêu đốt ngoài cánh cổng?
Khi trách nhiệm của nhà trường chỉ nằm trong cánh cổng, cứ đóng cổng lại, mặc kệ ngoài kia học trò đi học sớm với nắng nóng thiêu đốt cũng đồng nghĩa với việc đóng sập tình yêu thương, lòng tôn kính của xã hội với những người đóng cổng!
Một em bé 6-7 tuổi mới năm đầu đến lớp đã không dám bước vào cổng trường, chấp nhận phơi nắng khắc nghiệt ngoài đường để không bị cô gọi lên bục giảng đứng để cô chụp ảnh, phê bình, bị gửi các tấm ảnh đó vào group phụ huynh phê bình bố mẹ. Lỗi chỉ vì học sinh đi học sớm ít phút, điều đó có còn là bình thường nữa không trong nhà trường?
Vụ học sinh lớp 1 bị phê bình vì đi học sớm ở Hải Phòng gây nhiều bức xúc với cách ứng xử của cô giáo chủ nhiệm và nhà trường. Nhưng từ đó mới nảy ra, hóa ra rất nhiều trường đang có những quy định hà khắc như vậy, không riêng ở Hải Phòng.
Nhiều trường quy định giờ vào lớp, và trường chỉ mở cửa đón học sinh trước giờ học 20-30 phút. Lý do là nếu học sinh đến trường quá sớm không có người quản lý, trường hợp xảy ra tai nạn, rủi ro nhà trường phải chịu trách nhiệm. Và để nhà trường, giáo viên không phải chịu trách nhiệm trong trường thì chỉ có cách khóa cổng lại, các con đến sớm tự chịu trách nhiệm đứng ngoài cổng trường và rủi ro nếu có sẽ nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của thầy cô.
Thực tế đã có trường hợp học sinh đến sớm, leo trèo ngã từ trên tầng cao xuống sân trường, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
Chọn đứng nắng thiêu đốt ngoài cánh cổng, hay vào trong bị chụp ảnh phê bình?
Nhưng liệu có vì một vài tai nạn hy hữu mà sinh ra các trường, các thầy cô nghiêm khắc đến mức lạnh lùng, hà khắc với học sinh đi học sớm?
Những ngày này, giữa nắng nóng khắc nghiệt hơn 40 độ C, còn một cánh cửa khắc nghiệt khác trong môi trường giáo dục.
Nếu các vị hiệu trưởng thực sự quan tâm, yêu thương và coi học sinh như con mình thì không khó gì nghĩ ra cách để trẻ không bị đứng nắng ngoài cổng, hoặc bị phê bình vì đi sớm.
Đã có trường học ở Hà Nội, ban giám hiệu bố trí một lớp đặc biệt dành trông coi các em học sinh đi học sớm, tất cả học sinh đi sớm sẽ được tập trung vào lớp này để thầy cô quản lý. Đây là sự linh hoạt, nhưng cao hơn, là tình yêu thương, trách nhiệm của người thầy với những em vì hoàn cảnh gia đình đột xuất, bố mẹ phải đưa con đến trường sớm hơn giờ học!
Khi trách nhiệm của nhà trường chỉ nằm trong cánh cổng, thì cứ đóng cổng lại, mặc kệ ngoài kia học sinh bé nhỏ vật lộn với nắng nóng thiêu đốt, cũng đồng nghĩa với việc đóng sập tình yêu thương, lòng tôn kính của xã hội với những người đóng cổng!
Chuyên gia: Trẻ đi học sớm đáng lẽ nên tuyên dương, còn phê bình 'thật nực cười' Theo chuyên gia trẻ tới lớp sớm đáng lẽ phải được tuyên dương thì cô giáo lại phê bình, điều đó rất phản giáo dục và thiếu nhân văn. Mới đây, một phụ huynh có con học lớp 1A trường Tiểu học Quang Trung (Hải Phòng) bức xúc khi đưa con tới trường sớm lại bị cô giáo phê bình. Hình phạt của...